Bản chất “khi dân” của pháp chế xã hội chủ nghĩa

Đào Tăng Dực

18-5-2019

Ngày 1 tháng 5 vừa qua, tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Hoa Kỳ, trong một phiên xử kéo dài nhiều ngày, một cảnh sát viên Hoa Kỳ là Mohamed Noor đã bị kết án tội cố sát cô Justine Damond, một công dân có song tịch Úc và Hoa Kỳ.

Phiên xử liên hệ đến sự kiện Ông Noor đã bắn chết người phụ nữ 40 tuổi này vào tháng 7 năm 2017.

Tin tức ABC News cho biết trước khi thảm trạng xảy ra, cô Damond điện thoại cấp cứu 911 hầu báo cáo một sự kiện hiếp dâm cô nghi ngờ đang diễn ra, trong một con hẻm sau nhà của mình.

Cảnh sát viên Noor cho biết anh đang ngồi trong xe thì nghe một tiếng nổ lớn, nhìn thấy một người phụ nữ xuất hiện và vung cao tay nên anh nổ súng. Anh nổ súng với mục đích bảo vệ cho cộng sự viên của mình là cảnh sát viên Matthew Harrity.

Công tố viện lập luận rằng quyết định nổ súng của Ông Noor không có nền tảng vững chắc và ông không có lý do chính đáng để thành lập niềm tin rằng cô Damond có thể dấu súng dưới tay của mình.

Trong khi đó thì luật sư của Ông Noor lập luận rằng ông Noor có đủ yếu tố chính đáng để sử dụng sức mạnh sát thương hầu bảo vệ cho chính mình lẫn cộng sự viên trước nhận thức về một sự đe dọa nghiêm trọng.

Tuy nhiên bồi thẩm đoàn không chấp nhận lập luận của bị cáo và kết tội ông.

Sau khi bị kết tội, Mohamed Noor bị còng tay dẫn đi. Một thẩm phán sẽ ấn định mức án vào tháng 6 này và án cố sát cấp 3 này có thể lên đến 15 năm tù.

Thông thường thì sau một phiên xử hình sự có thể có một phiên xử dân sự (tức hộ) liên hệ đến bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên trong trường hợp này, chính quyền thành phố, sau khi thương thuyết, đã chấp nhận bồi thường cho gia đình cô Damond số tiền 20 triệu Mỹ Kim.

Nêu trên là sự vận hành của quan điểm dân chủ pháp trị chân chánh tại những nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Anh Quốc, Tân Tây Lan và các quốc gia dân chủ khác từ Âu sang Á.

Tuy nhiên dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt nam thì sao?

Báo lề đảng Thanh Niên đã loan tin rằng theo báo cáo cho Quốc Hội của Bộ Công An do Trung Tướng Trần Trọng Lượng, phó cục trưởng cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm trình bày thì “trong giai đoạn từ tháng 10.2011 – 9.2014 (3 năm) đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.”

Dĩ nhiên dưới chế độ công an trị và đảng trị CSVN thì chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ tính trung thực của sự kiện tự sát bộ Công An nêu ra như lý do cái chết của các nạn nhân.

Câu hỏi kế tiếp là dĩ nhiên có rất nhiều trường hợp công an CSVN hành động sai trái. Thế thì tại sao chúng ta không hoặc rất hiếm khi nghe báo chí đăng tải tin tức các tòa án Việt Nam xét xử những sai trái của công an và nhất là bồi thường thiệt hại về thể xác, tinh thần hoặc tính mạng của người dân khi những sai trái xảy ra như tại các quốc gia dân chủ?

Câu trả lời nằm nơi bản chất “khi dân” của cái gọi là Pháp Chế Xã hội Chủ Nghĩa mà CSVN áp đặt trên dân tộc Việt Nam bất hạnh.

“Khi dân” là gì? Khi dân có nghĩa là khinh thường trí năng và nhân phẩm của nhân dân.

Đảng CSVN sống còn trên nền tảng dối trá và lừa gạt nên đã công khai khinh thường trí năng của dân tộc qua điều 4 hiến pháp, hiến định hóa tính độc đảng độc tài của chế độ, đi ngược với trào lưu dân chủ đa đảng của nhân loại. Ngoài ra, đảng còn mặt dạn mày dày bày ra trò bầu cử cuội, xuyên qua sự kiểm soát danh sách ứng cử viên và chọn lọc ứng cử viên của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc.

Đảng CSVN cũng khinh thường nhân phẩm của toàn dân Việt qua tác động biến cả quốc gia tươi đẹp tiền nhân để lại, thành một trại giam khổng lồ và trao quyền quản giáo trại giam vĩ đại ấy cho một đội ngũ công an vô pháp vô thiên, tha hồ bắt bớ, giam cầm, tống tiền, tra tấn những người dân vô tội, vô phước rơi vào vòng kiềm tỏa của chúng.

Nhân phẩm của người dân cũng bị đảng khinh thường ra mặt, khi nạn nhân của chế độ công an trị tại Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập, nằm ngoài sự chi phối của đảng, hầu những tội ác của công an và của chính đảng CSVN, khi bị tòa án phanh phui, bị chế tài công khai và các nạn nhân được đền bù xứng đáng về tài chánh cũng như danh dự, như tại Hoa Ký, Úc Đại Lợi và các quốc gia dân chủ khác như trường hợp xảy ra tại thành phố Minneapolis, nêu trên.

Đã đến lúc, toàn dân phải đứng lên, xóa bỏ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính cho đất nước.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Bài dưới đây tuy có cùng một đề tài nhưng chắc không “có cửa” được chủ trang Tiếng Dân cho đăng lên vì nó nói đến mặt tích cực trong chính sách ngoại giao của TT Trump, vậy chèn vào đây cho bà con cô bác xem cho biết:

    CÔNG AN VN CHẶN CỬA BẤT ĐỒNG: THÔNG ĐIỆP NÀO TỪ PHẢN ỨNG CỦA MỸ
    Khác hẳn với thời Tổng thống Barak Obama, giới quan chức Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump không dễ để một chế độ nhược tiểu và thực dụng đến mức cạn tàu ráo máng như Việt Nam xúc phạm mà không dám phản ứng hoặc không biết cách phản ứng đích đáng.

    Lần đầu tiên Mỹ ‘làm dữ’

    Chỉ một ngày sau vụ hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền bị công an Việt Nam chặn cửa không cho gặp phái đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ trước đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 14/5 đã lên tiếng:
    “Chúng tôi rất quan ngại khi được biết rằng giới chức Việt Nam đã ngăn cản nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đến cuộc gặp với đoàn đại diện Hoa Kỳ tại Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam. Đây là những vấn đề hết sức nghiêm trọng – việc tôn trọng các tự do căn bản và nhân quyền – là trọng tâm trong đối thoại của chúng tôi với chính phủ Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do lập hội và bày tỏ ý kiến”, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
    Chánh trị sự Hứa Phi, Luật sư Lê Công Định và ông Phạm Bá Hải – điều phối viên của Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam là những người đã bị công an ngăn chặn thô bạo không cho gặp gỡ phái đoàn Vụ Dân chủ, Lao động và Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi ông Scott Busby – Trợ lý ngoại trưởng – đến Việt Nam để tiến hành cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2019.
    Trên facebook của mình, Luật sư Lê Công Định tố cáo: “Sáng nay tôi ra khỏi nhà thì bị một lực lượng an ninh đông đảo chặn lại, cấm ra khỏi nhà cả ngày hôm nay và sáng mai. Lý do là vì tôi được phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời gặp vào sáng mai để trao đổi ý kiến trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2019… Anh an ninh của Sở Công an TPHCM giải thích rằng họ cấm tôi đi vì lẽ ra các nhà ngoại giao Mỹ phải xin phép nhà nước VN trước khi gặp tôi…”.
    Thói hành xử độc đoán và coi dân như rác của chính thể độc trị Việt Nam đã di căn đến cả thủ tục ‘hành là chính’’ trong quan hệ đối ngoại, kể cả với Hoa Kỳ là nước mà chế độ Việt Nam đặc biệt cần khẩn vì tiền và quân sự.
    Vào tháng 5 năm 2016 khi Tổng thống Mỹ Barak Obama đến Hà Nội và tặng cho chính thể độc tài ở Việt Nam món quà khó tưởng tượng ‘dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương’, vẫn có đến 6 trong tổng số 15 khách mời của Obama bị công an Việt Nam thẳng tay chặn cửa không cho gặp tổng thống Mỹ. Phải chăng khi đó công an Việt Nam cho rằng tổng thống Mỹ đã không ‘xin phép’ chính quyền trước khi gặp bất đồng chính kiến?
    Sau đó và chẳng hiểu sao, đã không có bất kỳ phản ứng nào từ Obama. Nhiều dư luận cho rằng tổng thống Mỹ đã trở nên quá yếm thế trước thói côn đồ và lưu manh của chính quyền Việt Nam.
    Còn vào năm 2019, có thể ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên sau các cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt ở Hà Nội vào các năm 2013, 2015 và 2017, phía Mỹ đã ‘làm dữ’ như thế trước cảnh công an Việt Nam cấm cửa khách mời của Mỹ. Vào những lần đối thoại nhân quyền trước đây, công an Việt Nam vẫn luôn hành xử ‘luật rừng’ chặn cửa nhiều nhà hoạt động nhân quyền nhưng không thấy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ như vào năm 2019.

    Hai ưu thế của Hoa Kỳ trước Việt Nam

    Một số viên chức Hoa Kỳ có lẽ chưa có mấy kinh nghiệm về các thủ thuật trả treo nhân quyền của giới lãnh đạo Việt Nam, về những lời hứa hẹn chung chung và xảo ngôn của trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Việt Nam – một quan chức chỉ ở cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao và năm nào cũng có nhiệm vụ thông báo những lời hứa hẹn không hề được bảo chứng như thế. Bằng chứng quá rõ ràng là sau hàng chục kỳ đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt, điều được xem là ‘thành tích cải thiện nhân quyền’ của chính quyền Việt Nam không những không khá hơn mà còn tồi tệ hơn hẳn.
    Nhiều nhà hoạt động nhân quyền gặp được phái đoàn Hoa Kỳ đều có chung ý kiến ‘không thể tin và chẳng có cơ sở nào để tin những lời hứa hẹn hay cam kết của chính quyền Việt Nam về cải thiện nhân quyền’.
    Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc có vẻ Hoa Kỳ đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của chính quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình, chính quyền Việt Nam lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.
    Các nhà hoạt động nhân quyền đã đề nghị kết quả của Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt cần được chi tiết hóa bằng biên bản, trong đó nhấn mạnh những nội dung mà phía Việt Nam cam kết sẽ cải thiện nhân quyền nhưng với mốc thời gian cụ thể để tránh tình trạng ‘lưỡi không xương nhiều đừng lắt léo’. Hơn nữa, biên bản này cần được ký xác nhận bởi một quan chức Việt Nam với chức vụ bộ trưởng.
    Vào năm 2019 và khác hẳn những lần đối thoại nhân quyền trước đây, Hoa Kỳ đang có hai ưu thế nổi bật: ngay phía trước là chuyến đi Mỹ dự kiến của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, với điều kiện ông ta kịp phục hồi sức khỏe. Những lợi ích về ‘can đảm bám Mỹ để khai thác dầu khí’, cố gắng duy trì giá trị xuất siêu lên tới 35 tỷ USD hàng năm của Việt Nam vào thị trường Mỹ và thể diện cá nhân khi được tiếp đón chính thức với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia có thể khiến Trọng phải nhân nhượng một số điều kiện nhân quyền được nêu ra từ Mỹ.
    Ưu thế thứ hai của Hoa Kỳ được thể hiện một cách gián tiếp qua EVFTA mà có thể sắp được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng 6 năm 2019, với điều kiện chính thể Việt Nam phải chấp nhận gói cải thiện nhân quyền do Nghị viện châu Âu đòi hỏi, bao gồm Việt Nam phải ký kết và phê chuẩn 3 công ước quốc tế còn lại về lao động và công đoàn độc lập, sửa đổi Bộ Luật Lao động một cách thực chất chứ không phải chỉ để đối phó, và có thể phải ban hành Luật về Hội…
    Nếu Hoa Kỳ tận dụng được hai ưu thế lớn mà họ đang có trong tay, cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt năm 2019 và những diễn biến sau đó có thể sẽ mang một sắc thái khác hơn và hy vọng hơn nhiều so với con số 0 tròn trĩnh hai năm trước đó.

    Trọng sẽ không êm ả ở Hoa Kỳ
    Phản ứng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc công an Việt Nam ngăn chặn nhiều nhà hoạt động nhân quyền là một tín hiệu báo trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra không thể êm ả, bất kể ông ta có thanh minh ‘tôi không biết chuyện đó’, hoặc Trọng thừa biết rằng ông ta đã chjo phép cấp dưới của ông ta là Bộ Công an và công an các tỉnh hành xử ‘luật rừng’ như thế, hoặc một phe nhóm nào đó trong lực lượng công an đã cố tình chơi xấu ‘Tổng tịch’ nhằm ý đồ phá thối chuyến đi Mỹ của ông ta.
    Nhưng dù với bất cứ nguồn cơn gì chăng nữa, hậu quả mà Nguyễn Phú Trọng sẽ phải nhận là không ít lời chỉ trích và lên án của Quốc hội Hoa Kỳ khi đến Mỹ, đặc biệt là nhóm Vietnam Caucus – bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ, là một nhóm quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm.
    Và nếu Trọng không chịu cải thiện nhân quyền, rất nhiều khả năng Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép đến chính phủ Mỹ để chế tài kinh tế và cả chính trị đối với chính thể Việt Nam trong những tháng tới, khiến mất mát đáng kể lợi ích của chế độ cộng sản ở Việt Nam.
    Hiện nay, Quốc hội Mỹ đang có sẵn trong tay Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn Cầu mà nếu cần thì hoàn toàn có thể chế tài giới quan chức vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như không cho phép nhập cảnh vào Mỹ và phong tỏa tài sản ở nước ngoài của những quan chức này. Trong khi đó, hai dự luật Nhân quyền Việt Nam và Chế tài nhân quyền Việt Nam cũng đang được một số nghị sĩ trình ra Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ.

    Phạm Chí Dũng
    VOA 18/5/2019

Comments are closed.