Bản tin ngày 7-5-2019

Tin Biển Đông

Tiếp tục thách thức Trung Quốc, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ tới Biển Đông, Infonet đưa tin. Trung tá Clay Doss, người phát ngôn Hạm đội 7 cho biết, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường là USS Preble và USS Chung Hoon đã xuất hiện gần khu vực Đá Gaven và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Ông Doss khẳng định, hai tàu khu trục nói trên thực hiện quyền “đi lại vô hại” quanh các đảo đá nhằm “thách thức những tuyên bố hàng hải vô lý và đảm bảo quyền tiếp cận đối với những tuyến đường hàng hải được luật pháp quốc tế quy định”.

VietNamNet có bài: Trung Quốc phản ứng vụ tàu chiến Mỹ vào Biển Đông. Ngay sau vụ việc nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, hải quân nước này đã phát cảnh báo yêu cầu hai tàu Mỹ rời đi. Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: “Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng ngay các hành động khiêu khích trên”.

Tài khoản Youtube Grand Supreme News có clip: Mỹ gửi 2 chiến hạm tới Biển Đông, Trung Quốc giận dữ.

Mời đọc thêm: Hai tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa (VNE). – Tàu chiến Mỹ xuất hiện trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc (PLTP). – TQ phản đối tàu chiến Mỹ vào vùng biển Trường Sa (BBC). –  Trung Quốc lên tiếng phản đối bất kỳ vụ việc nào mà… ai đó muốn nói hộ (TG&VN). – Bắc Kinh ‘mập mờ đánh lận con đen’ sẽ dẫn đến xung đột trên Biển Đông (NV).

22 tàu cá vi phạm hành lang an toàn đường ống dẫn khí dưới biểnNgư dân trẻ hạ thủy đôi tàu đặc biệt, hoạt động ở ngư trường Hoàng Sa (TN). – ‘Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý’ (ĐĐK). – Cứu tàu cá cùng 6 ngư dân bị nạn trên vùng biển Trường Sa (BVPL).

Kẻ lừa đảo, lột xác thành “nhà báo quốc tế”?

Về thông tin “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn, theo nhà báo Vũ Hoàng Nguyên, một người bạn học cũ của Lê Hoàng Anh Tuấn, thì anh ta chính là Lê Văn Tuấn, tức Tuấn Hảo. Thi trượt đại học, Tuấn học Trung cấp cảnh sát, từng bị dính vụ án lừa đảo nên bị trường cảnh sát đuổi học.

“Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn. Ảnh: VTC

Sau đó Tuấn chuyển hộ khẩu tới Hà Tĩnh, đổi tên thành Lê Hoàng Anh Tuấn, rồi lái taxi, đi xuất khẩu lao động ở Cộng hoà Séc. Tác giả cho biết, hiện Tuấn đang lái xe cho cục Phòng chống Tham nhũng của Thanh tra Chính phủ và dính đến một đường dây lừa đảo có tổ chức, xuyên quốc gia.

Zing đưa tin: Hội Nhà báo Việt Nam lên tiếng về ‘nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn. Ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, xác nhận, “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn đúng là hội viên của HNB VN. Tuy nhiên, “nhà báo quốc tế” này mới vừa được kết nạp làm thành viên của Hội.

Lãnh đạo Hội Nhà báo ký quyết định kết nạp cho ông này hôm 1/3. Đến nay, ông Lê Hoàng Anh Tuấn dù chưa có thẻ hội viên nhưng vẫn thường khoe khoang về điều này, làm ảnh hưởng uy tín của Hội. Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã xem xét lại liệu người này có đủ điều kiện kết nạp vào HNB không.

Mời đọc thêm:  Hội Nhà báo Việt Nam: ‘Không có hội viên là Nhà báo quốc tế’ (TP). Ông Lê Hoàng Anh Tuấn xưng danh ‘nhà báo quốc tế’ là lộng danh (VNN). – Hội Nhà báo xác minh hội viên “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn (DT). – Những ‘dấu ấn’ của ‘nhà báo quốc tế’ tại Hà Tĩnh và Nghệ An (TN). – Yêu cầu trường báo cáo buổi gặp mặt cựu học sinh xưng danh “nhà báo quốc tế” (PT). – “Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở Hà Tĩnh (NLĐ).

Vụ cổ phần hóa cảng Quy Nhơn

BBC đưa tin: Ông Vũ Văn Ninh bị quy trách nhiệm vụ cảng Quy Nhơn. Đây là diễn biến tiếp theo vụ Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận, cho rằng cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh “có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải”.

Cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị xem xét kỷ luật. Ảnh: Thương Gia

Trước đó, ngày 1/10/2018, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra, chỉ ra vụ thoái hết vốn nhà nước tại cảng này đã thực hiện không đúng với Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 và “75,01% cổ phần mà Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải xử lý thu hồi về sở hữu Nhà nước; các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Trang Viet Times có bài: Hai văn bản ông Vũ Văn Ninh đã ký khi cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. Bài báo cho biết, ngày 4/2/2013, Thủ tướng đã phê duyệt quyết định về Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012 – 2015. Trong đó, nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ tại cảng Quy Nhơn sau cổ phần hóa. Tuy nhiên, Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ mắc nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp này.

Mặc dù đề nghị cho bán hết 49% vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn của Bộ GTVT là sai quy định nhưng ngày 8/9/2014, VPCP vẫn trình Phó Thủ tướng ký ban hành văn bản cho bán hết 49% vốn Nhà nước. Cả 2 văn bản do VPCP đề xuất đều do ông Vũ Văn Ninh trên cương vị Phó Thủ tướng ký ban hành.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao vẫn chưa thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước? Một nguồn tin cho biết, tại cuộc họp gần đây giữa các bên liên quan, đại diện Công ty Hợp Thành (đơn vị nắm giữ hơn 75% cổ phần cảng này) đề nghị số tiền chuyển nhượng khoảng 750 tỉ đồng.

Tuy nhiên, phía Vinalines cho rằng mức giá này cao nên đã đề nghị Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan lấy ý kiến để xử lý vụ việc. “Về cơ bản, phía Công ty Hợp Thành đã thống nhất bàn giao số cổ phần theo kết luận của TTCP, vấn đề còn lại chỉ là giá cả”.

Mời đọc thêm: Sai phạm của nguyên PTT Vũ Văn Ninh trong cổ phần hoá doanh nghiệp Bộ GTVT (DV). – Cổ phần hóa ‘siêu tốc’ và những thất thoát lớn (TP). – Cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và những chữ ký cổ phần hóa cảng Quy Nhơn (TT). – Từ ‘đi đầu’ cổ phần hoá đến sai phạm của dàn lãnh đạo Bộ Giao thông-Vận tải (TN).

Các vụ ấu dâm và xâm hại tình dục

Phó Bí thư TPHCM khẳng định xử nghiêm vụ ông Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái, theo báo Tiền Phong. Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 4 sáng 6/5, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM, nói, ông Linh “đã bị khởi tố mặc dù từng giữ chức vụ rất cao trong ngành tư pháp. Pháp luật công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người”.

Đừng nghe các quan nói, hãy nhìn việc họ làm. Mọi người đều thấy, phải gần 3 tuần sau khi ông Linh xâm hại bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9, cơ quan điều tra mới tiến hành khởi tố, dù vụ việc có đầy đủ chứng cứ. Cơ quan chức năng khởi tố nhưng không tạm giam ông Linh, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy ông Linh sẽ bị xử lý như những phạm nhân khác.

Kẻ hiếp dâm, đập mù mắt nữ sinh lớp 10 ở Bình Thuận nhận án, theo Người Lao Động. Ngày 6/5, TAND tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án bị cáo Đỗ Văn Thống 15 năm tù giam, tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Vụ việc xảy ra chiều 19/10/2018, sau khi đi nhậu về, Thống đến thị trấn Tân Nghĩa thì thấy nữ sinh V.T.A.V và một người bạn đang đứng chờ xe buýt. Thống chở 2 em này về nhà, khi bạn của V xuống xe, Thống chở V vào nghĩa trang Tân Tạo để cưỡng hiếp và hành hung.

Đã có kết quả xét nghiệm ADN vụ nữ sinh lớp 8 có thai: ADN phản ánh thầy giáo đã làm nữ sinh 13 tuổi có bầu, theo báo Pháp Luật TP HCM. Vụ thầy giáo dạy tin học Nguyễn Việt Anh ở huyện Bảo Yên, bị nghi ngờ quan hệ nhiều lần khiến một nữ sinh lớp 8 có thai. Cơ quan điều tra đã có kết quả xét nghiệm, cho thấy ADN thai nhi và ADN của Nguyễn Việt Anh trùng khớp đến 99,99%.

Bị can Nguyễn Việt Anh. Nguồn: PLTP

Mời đọc thêm: Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM: Không ai có thể giấu kết luận vụ dâm ô trong thang máy (Infonet). – Ông Trần Lưu Quang trả lời cử tri Q.4 về vụ ‘dâm ô trong thang máy’ (TN).- 15 năm tù cho kẻ đánh mù mắt hiếp dâm nữ sinh lớp 10 (PLTP). – Hiếp dâm, đập mù mắt nữ sinh lớp 10 (CL).

Đã có kết quả xét nghiệm ADN thai nhi của nữ sinh lớp 8 (SGGP). – Lào Cai: ‘Tác giả’ thai nhi của nữ sinh lớp 8 là thầy giáo Nguyễn Việt Anh (MTG). – Thầy giáo làm nữ sinh lớp 8 mang bầu: 2 phương án (ĐV). – Vụ thầy giáo bị tố quan hệ khiến nữ sinh lớp 8 mang bầu: Giữ hay bỏ thai nhi? (Infonet). – Hơn 37% vụ xâm hại trẻ em bị đình chỉ điều tra (SGGP). – ‘Những đứa trẻ mang bầu’ – Bộ ảnh lên án nạn ấu dâm cực kỳ ám ảnh và nhân văn (SS).

Tin giáo dục

Zing có bài: Học sinh đứt gân chân, hiệu trưởng nói chuyện có gì lớn mà làm ầm lên. Đó là vụ HS nam lớp 5 tên L.Đ.Q.V, trường Tiểu học Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, bị đứt gân chân trong trường nên phải điều trị cả tháng.

Gia đình em V phản ánh, tiết thể dục ngày 7/4, giáo viên bận nên nhờ GV chủ nhiệm Lê Thị Minh trông hộ. Tuy nhiên, cô Minh cũng có việc nên nhờ GV khác trông lớp. Do không có người dạy, học sinh tự do chạy nhảy, V vướng chân vào tấm tôn cửa và gần như đứt lìa ngón chân trái.

Gia đình em V cho biết, từ ngày em bị đứt gân chân ở trường, hiệu trưởng, hiệu phó không hề thăm hỏi động viên. Hiệu trưởng xác nhận vụ việc và nói: “Chúng tôi làm hết trách nhiệm rồi, nhà trường có hơn 500 học sinh, lo cho từng người sao được. Đến thầy cô chúng tôi còn không thể lo hết được nữa là. Chuyện có gì lớn mà làm ầm lên”.

Báo Hà Nội Mới dẫn lời Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa giải thích quy định không sử dụng mạng xã hội làm ảnh hưởng môi trường giáo dục. Bà Nghĩa cho rằng, quy định này nhằm định hướng GV, HS sử dụng mạng xã hội “có trách nhiệm và lành mạnh, chứ không có nghĩa là cấm giáo viên, học sinh góp ý, phản biện, nếu những ý kiến đó có cơ sở và mang tính chất xây dựng”.  Nghĩa là Bộ GD&ĐT vẫn sợ những phản biện có tính chất phanh phui sai phạm của bộ này.

Mời đọc thêm: Cử tri Nghệ An: Ngành sư phạm không tuyển được sinh viên giỏi vì đầu ra khó khăn, thu nhập thấp (NA). – Thầy giáo bắt học sinh nữ nhổ tóc sâu, dạy thay sai quy định (CL). – Bạo lực giữa học sinh – do đâu? — Hà Nội phát động kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc (GDTĐ). – Đình chỉ một cơ sở giáo dục ở TP.HCM vì gian lận (TP). – “Giáo dục công lập và tư thục như đôi cánh chim đang bị lệch” (VNN). – Vì sao càng cải cách thi cử càng rối? (TBKTSG).

Tin môi trường

Gần 3 năm sau thảm họa môi trường ở biển miền Trung, nhà máy thép gây ô nhiễm vẫn tồn tại ở Hà Tĩnh: Cảnh sát môi trường ‘bó tay’ với hàng triệu tấn chất thải của Formosa, báo Một Thế Giới đưa tin. Formosa Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải, với 64 danh mục của hàng ngàn tên chất thải khác nhau. Formosa Hà Tĩnh cũng không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi xử lý, hoặc không đánh giá đủ các thành phần nguy hại như chì trong bùn thải của khu công nghiệp nặng này.

Công an đánh giá: Tổng khối lượng chất thải rắn do Formosa phát sinh hằng năm là 3.360.500 tấn. Trong đó, bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70.000 tấn, bùn lò chuyển phát sinh 303 tấn/ngày, từ khi đi vào hoạt động đến nay lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất, xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn.

VietNamNet đưa tin: Nước đen ngòm, hôi thối ồ ạt chảy ra công viên lớn nhất Đà Nẵng. Sáng 6/5, người dân và du khách tham quan vui chơi tại Công viên 29/3, phản ánh tình trạng hồ nước giữa công viên bốc mùi hôi thối. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày qua, khi một lượng lớn nước thải đen ngòm, sủi bọt, bốc mùi hôi từ các cống xả ồ ạt chảy thẳng ra hồ, gây ô nhiễm.

Trang Tài Nguyên và Môi Trường đặt câu hỏi về sai phạm ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Vì sao dự án gần trăm tỷ đổ thải không đúng vị trí mà không bị xử lý? Trong quá trình thi công Dự án kè sông Trà Giang, huyện Hậu Lộc, dù đã được chủ đầu tư phê duyệt bãi đổ thải, nhưng thay vì đổ thải đúng vị trí như phê duyệt, nhà thầu đã đổ thải tràn lan ra cả đường, bờ ruộng, bờ mương, nhà chờ xe buýt và mang đi bán san lấp mặt bằng.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: vụ đơn vị thi công đổ thải tràn lan theo như báo chí phản ánh là đúng, quan chức huyện này đề nghị đơn vị thi công bốc toàn bộ chất thải về bãi thải được phê duyệt. Tuy nhiên, gần 2 tháng sau khi báo chí phản ánh, tình trạng đổ thải tràn lan vẫn tiếp diễn.

Đơn vị thi công đổ ngổn ngang rác thải nạo vét từ sông Trà Giang nào là xà bần, rác rưởi, gốc cây dừa, thân rễ cây dừa… tràn lên cả mương tưới tiêu. Nguồn: TN&MT

Lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang vừa yêu cầu tạm dừng hoạt động Nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát, VOV đưa tin. Nhà máy này bị nghi ngờ gây ô nhiễm nặng trên đoạn sông Cái Lớn qua thị xã Long Mỹ, khiến đời sống, sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những ngày vừa qua. Hàng ngàn dân thiếu nước sinh hoạt và hoạt động mưu sinh của nhiều hộ nuôi thủy sản bị ảnh hưởng.

Mời đọc thêm: Khốn khổ vì ô nhiễm môi trường ‘bủa vây’ thôn xóm do vận chuyển và chế biến than ‘bẩn’ (ĐS&PL). – Chất lượng không khí tại Hà Nội tuần qua diễn biến ra sao? (TP). – Đà Nẵng: Lòng hồ Công viên 29/3 bị xả nước thải đen ngòm (Thanh Tra). – Nước thải bốc mùi đe dọa “bức tử” công viên lớn nhất Đà Nẵng (CL). – Bất thường dòng nước đen đổ ra biển Phú Quốc (PLVN).

Bất lực nhìn 300 bè nuôi hà há miệng chết, nhiều hộ mất tiền tỉ (DV). – Vụ nước sông bị ô nhiễm ở Hậu Giang: Yêu cầu nhà máy đường tạm dừng sản xuất (Tin Tức). – Vụ ô nhiễm sông Cái Lớn: Không phải lần đầu xảy ra! (TBKTSG). – Dọn sạch “biển rác”: Hành động thiết thực cần được lan tỏa (TĐ). – ‘Không tử tế với môi trường khác nào tự hứng nước đã nhổ đi’ (TT).

Nhà thờ Bùi Chu

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành vừa yêu cầu kiểm tra thông tin xây dựng lại Nhà thờ Bùi Chu ở Nam Định, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Theo đó, Sở VH-TT&DL  tỉnh Nam Định cần phối hợp với các cơ quan liên quan nhanh chóng kiểm tra thông tin, đề xuất giải pháp, báo cáo UBND tỉnh Nam Định và Bộ VH-TT&DL vụ nhà thờ Bùi Chu sắp bị đập bỏ.

Trang web của Vatican đưa tin về nhà thờ Bùi Chu, theo báo Đất Việt. Bản tin trên trang web của Vatican tóm tắt diễn biến vụ việc nhà thờ Bùi Chu, có thư ngỏ của Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu về việc trợ giúp đại tu nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Giám mục cho biết, nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng các kiến trúc sư sau khi kiểm tra thực tế thì kết luận rằng nhà thờ có thể cải tạo được.

Mời đọc thêm: Chính quyền Việt Nam ‘vào cuộc’ vụ hạ giải nhà thờ Bùi Chu (VOA). – Cục di sản lên tiếng về việc xây mới nhà thờ Bùi Chu (TP). – Khẩn trương kiểm tra thông tin báo chí về nhà thờ Bùi Chu (PLTP). – Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu lên tiếng về việc đại tu nhà thờ (VNN). –  Cục Di sản văn hóa lên tiếng về việc phá dỡ nhà thờ Bùi Chu (TN).

***

Thêm một số tin: Hòa giải và hòa hợp dân tộc: CSVN không thể chỉ kêu gọi suôngBlogger Anh Ba Sàm: Tôi phải cám ơn nhà tù! (RFA). – Công nhân Việt biểu tình ở Ðài Loan đòi bỏ môi giới tuyển dụng (VOA). – TP.HCM cháy kho lưu hồ sơ, mất nhiều chứng từ liên quan hoạt động xe buýt (TT). – Ròng rã gần 10 năm đi đòi công lý của ông Nguyễn Văn Lành (ĐS&PL). – Vì sao phiếu đồng thuận cao nhưng người dân vẫn phản đối? (Thanh Tra). – Cá mập bị xẻ thịt ở Thanh Hoá: Chính quyền nói không quý hiếm, chuyên gia khẳng định nằm trong Sách đỏ (VTC).

 

Bình Luận từ Facebook