29-4-2019
Những người ủng hộ tăng giá điện luôn nhắc về giá điện ở các quốc gia khác và muốn giá điện ở Việt Nam “đuổi kịp”. Giá điện tại nhiều quốc gia rất cao và giá lũy kế điện tăng lên theo nhu cầu sử dụng cũng rất cao. Nhưng tại Việt Nam, thu nhập của người lao động khoảng 1.145USD/năm còn ở Mỹ thì khoảng 31.000USD/năm (*) thì mức giá muốn tăng ấy còn hơn cả một sự ác độc.
44 năm sau ngày thống nhất, 33 năm sau “đổi mới” (tự đóng cửa, chịu không nổi rồi tự mở cửa và tự nhận là “đổi mới”), Việt Nam vẫn là quốc gia chịu “lời nguyền tài nguyên”* (chú thích ở comment) cực lớn cho đến nay.
Sự rên xiết của người dân không chỉ ở giá điện mà các nhà làm chính sách duy ý chí muốn tăng cho bằng thế giới mà cả rất nhiều loại giá, thuế, phí khác. Họ chỉ quên có “bẫy thu nhập trung bình” vẫn sập vào chân và GDP quốc gia chủ yếu nằm ở khối FDI, khối doanh nghiệp nhà nước, bán tài nguyên thô. Giá điện “bù chéo” để làm giàu cho nhà đầu tư ngoại, cho những tập đoàn độc quyền tạo ra đại án chỉ là một lát cắt bất cập của thể chế.
Tôi được hai đồng nghiệp cũ ở Sài Gòn Tiếp Thị ngày xưa góp ý về chuyện giá điện (xem ảnh). Cuộc tranh luận này đủ thú vị để tôi viết về kinh tế vĩ mô, thứ mà cả hai nhà báo Trương Huy Đức, Hoàng Tư Giang nổi danh. (Tuy nhiên, qua nhiều lần tranh luận trên FB anh Tư Giang, có một số cái tên mà anh ấy cho là giới elite (tinh hoa) thì tôi chỉ coi họ là học phiệt, không hơn).
Có 5 vấn đề lớn tại EVN quanh chuyện sản xuất và kinh doanh điện. Những vấn đề mà tôi vẫn luôn nhắc lại là xứng có đại án và thậm chí nó từ bằng đến hơn những PVN, Vinashin, Vinaline, Sợi Đình Vũ… đình đám vài năm qua. Gồm:
1- “Cài cắm” chính sách: Một cách gọi khác của tham nhũng chính sách. Rất nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực điện đã cảnh báo, lên tiếng phản đối về việc EVN thao túng chính sách ra sao trên báo chí và thậm chí là mạng xã hội.
2- “Độc quyền” truyền tải điện nên giờ có lắp kín các vị trí bản đồ mà World Bank tài trợ nghiên cứu để lắp các tấm năng lượng mặt trời hay phủ kín các vị trí có thể đặt điện gió thì cũng không đủ hệ thống để truyền tải.
3- Sử dụng vốn sai mục đích gây nợ, lỗ cả trăm nghìn tỉ đồng và gửi hàng chục nghìn tỉ đồng trong ngân hàng để hưởng lãi. Trong khi đó, các hỗ trợ về năng lượng sạch hay đầu tư vào truyền tải như vừa nói thì không hay chí ít cũng không tương xứng.
4- Nâng khống giá thiết bị điện, quản lý kém gây đội vốn. Về vấn đề này thì có thể thấy rõ tại nhiều công trình của EVN và như đã nói nhiều lần, tôi hoàn toàn tự tin rằng EVN xứng đáng có đại án.
5- Gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại sinh kế và sức khỏe người dân. Các ví dụ về xả lũ thủy điện và xả thải nhiệt điện than có thể tìm rất dễ. Riêng lĩnh vực này tôi sẽ có một bài riêng vạch trần cách mà EVN đã kiếm ăn trên sinh mạng nhân dân và môi trường (không cần cho cụm từ này vào ngoặc kép.)
Nhưng EVN sẽ không thể làm điều đó một mình dẫu họ có là con nợ vay nước ngoài lớn nhất. Chính phủ bảo lãnh các khoản vay của EVN nghĩa là nợ công mà EVN vay thì toàn dân phải trả, dễ thấy nhất là giá điện. Đó là một sự vận hành méo mó không chút sòng phẳng mà trong đó, nhiều đơn vị nhà nước liên quan đã không đi đến tận cùng trong việc truy trách nhiệm của EVN.
Hiểu đơn giản, nếu EVN hôm nay vẫn là VNPT độc quyền 2 thập kỷ trước; thì giá điện sẽ còn chưa tính đúng, tính sòng phẳng cho dân như giá cước Vinaphone những năm cuối thập niên 90. Nói một cách khác, không xóa đi sự độc quyền và xóa đi nỗi sợ hãi mà EVN tạo ra nhân danh an ninh năng lượng thì hệ thống chính trị còn bị EVN đưa vào thế “con tin”.
Điều duy nhất tôi đồng ý với nhà báo Hoàng Tư Giang là EVN phải xin phép nhiều nơi. Nghĩa là chính trị đã can thiệp quá nhiều vào kinh doanh. Suy rộng hơn chuyện cần cải tổ EVN thì chính hệ thống chính trị này cần phải cải cách và bắt đầu là thể chế.
Tôi hoàn toàn hiểu câu “Mất điện là mất tất!” của anh Hoàng Tư Giang khi lưới truyền tải điện lúc nào cũng ở tình trạng chạy hết công suất vào mùa khô hay mấy năm không xây được nhà máy điện mới nào. Tôi cũng hiểu câu cần nhìn vào vĩ mô chứ không chỉ dân túy mà nhà báo Trương Huy San nhắc nhở.
Vậy nên cũng cần khẳng định lại với hai nhà báo đàn anh- những đồng nghiệp cũ tài năng từng làm chung ở Sài Gòn Tiếp Thị; rằng câu kết bài này không mới, nhưng đủ vĩ mô lẫn đủ nỗi trăn trở cho quốc gia (chứ không phải chế độ):
Mất dân mới là mất tất, dù là EVN hay chế độ!
____
(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Theo dữ liệu của World Bank, thu nhập đầu người của dân Mỹ trong năm 2017 là 59.927,93 Mỹ kim.
BT Bộ Công thương trần tuấn anh là một tên ma tham, có máu tham nhũng và lợi ích nhóm đi truyền từ ông bố trần thiếu đức lương. Còn những kẻ này thì dân còn khổ dài