Điểm sách của George J. Veith: Sự thật về cuộc chiến Việt Nam

Trịnh Bình An

17-4-2019

George J. Veith

George J. Veith là cựu Đại Úy binh chủng Thiết Giáp Hoa Kỳ từng phục vụ tại Đức quốc. Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt tháng Tư 1975, ông chỉ mới tốt nghiệp trung học. Vì sở thích lúc còn trẻ của ông là tìm hiểu về các biến cố quân sự và các bí ẩn lịch sử, nên khi lớn lên ông luôn quan tâm tới vấn đề Tù Binh/Quân Nhân Mất Tích (POW/MIA), là hai vấn đề đáp ứng sở thích và ý hướng của ông.

Vốn có khiếu trong công việc biên khảo dù không là nghề nghiệp chính, “Jay” được yêu cầu thực hiện cuộc tìm kiếm tài liệu trong văn khố của căn cứ quân sự Carlisle Barracks. Tại đây, cơ duyên đã đưa vào tay ông những tài liệu mật về Trung Tâm Giải Cứu Nhân Viên Hỗn Hợp (Joint Personnel Recovery Center) – một tổ chức bí mật được thành lập năm 1966 để thu thập và phân tích các báo cáo tình báo về người Mỹ bị bắt ở Lào, Campuchia & Việt Nam và tổ chức các cuộc đột kích giải cứu. Kết quả, Jay đã cho ra đời hai tác phẩm:

Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War ” (1998).

Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War ” (2004).

Từ đó, Jay đặc biệt quan tâm tới những gì đã xảy ra trong cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Cơ duyên thêm một lần nữa đưa Jay gặp gỡ Thiếu Tướng Lê Minh Đảo khi muốn tìm hiểu thêm về mặt trận Xuân Lộc 1975. Jay và bạn ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng suốt một năm về đề tài này. Bài viết của họ làm tướng Đảo hài lòng vì đã mô tả chân thực tình hình chiến trường lúc ấy. Từ đó, tướng Đảo yêu cầu Jay thực hiện một cuộc biên khảo về hai năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Bởi vì đa số người Mỹ cho rằng Quân Lực VNCH chỉ là “những kẻ tham nhũng và hèn nhát”, do đó chứng minh ngược lại thành kiến này là vô cùng khó khăn. Nhưng Jay đã nhận lãnh cuộc thử thách!

Bảy năm tiếp theo, Jay lao vào công việc tìm và đọc vô số tài liệu từ cả ba phía: Hoa Kỳ, Bắc Việt và Nam Việt Nam. Ông cũng phỏng vấn rất nhiều sĩ quan QLVNCH. Cuối cùng, năm 2012, cho ra đời tác phẩm có tên: “Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-75

CODE-NAME BRIGHT LIGHT – The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War

Trong các chủ đề về Chiến Tranh Việt Nam, chủ đề gây đau đớn và tranh cãi nhiều nhất cho người Mỹ là vấn đề POW / MIA (Prisoner of War / Missing in Action).

Mật Mã Ánh Sáng: Chuyện Chưa Kể Về Những Nỗ Lực Giải Cứu Tù Binh Trong Chiến Tranh Việt Nam“, kể lại những cố gắng giải cứu đồng đội giữa những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm tại Lào, Campuchia & Việt Nam, đó là những câu chuyện bi thảm nhưng đầy tình người.

Bắt đầu từ các nhóm Tìm Kiếm & Cứu Nạn (SAR – Search And Rescue) rồi các nhóm Nghiên Cứu & Quan Sát (SOG – Studies And Observations), hợp lại năm 1966 để thành Trung Tâm Giải Cứu Nhân Viên Hỗn Hợp (JPRCJoint Personnel Recovery Center) giấu dưới vỏ bọc một cơ quan an ninh quốc gia, và thường được gọi với cái tên bí mật là “Bright Light “.

Thế nhưng, những hành động dũng cảm – thậm chí liều lĩnh – đã không đem lại “ánh sáng” cho tất cả các tù binh: đã có khoảng 500 người lính VNCH được giải thoát, 110 thi thể lính Mỹ được đưa về, nhưng đau đớn thay, không một chiến binh Hoa Kỳ nào được giải cứu!

Vậy lý do gì khiến cho các nỗ lực của JPRC suốt 6 năm, với hơn 125 cuộc giải cứu, đã gặp thất bại? Có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, những “trại giam” thường xuyên di chuyển nên rất khó truy ra dấu vết. Thứ hai, do địa hình hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt. Sau cùng là sự miễn cưỡng của các cấp chỉ huy Mỹ khi cho rằng phải chịu rủi ro quá cao mà kết quả không có gì chắc chắn. Do quá nhiều trở ngại trong khi các hoạt động giải cứu lại đòi hỏi phải thật nhanh chóng và chính xác, vì thế, kết quả thật thương tâm…

Tác giả cũng mô tả chi tiết về hoàn cảnh những tù binh bị bắt ra sao, bị giam cầm thế nào. Có nhiều người bị chết trong khi bị bắt giữ, có người tìm cách vượt ngục và chịu đựng cuộc đuổi giết dã man của quân cộng sản.

Điều bi thảm hơn, vì phải giữ bí mật tuyệt đối nên điệp vụ Bright Light đã gây nên nỗi đau đớn khôn cùng cho gia đình các chiến sĩ bị cầm tù hay mất tích. Họ cho rằng chẳng ai thèm ngó ngàng gì tới những người thân yêu của họ đã lên đường chiến đấu vì Tổ Quốc. Từ đó, họ lớn tiếng phản đối sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Còn với nhiều sĩ quan Hoa Kỳ từng tham gia điệp vụ, mặc cảm đã không giải cứu được đồng đội trở thành nỗi thống hận đầy xót xa, cay đắng, thế nhưng vẫn phải cố kìm nén trong im lặng…

LEAVE NO MAN BEHIND – Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War

Bill Bell gia nhập quân ngũ năm 17 tuổi, rồi trở thành một Airborne-Ranger (Biệt Kích Dù) trực thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Ông đã 4 lần tới Việt Nam. Ông thông thạo tiếng Việt, Thái và Lào. Sau chiến tranh, ông trở lại VN với chức vụ Chief of the U.S. Office cho cơ quan POW/MIA Affairs tại Hà Nội. Trong nhiệm kỳ 12 năm, ông giúp đưa về nước 359 hài cốt binh sĩ Hoa Kỳ.

Với kiến thức sâu sắc về Cộng Sản, với tính bền bỉ không kém một người châu Á, cộng với sự uyển chuyển “biết mình, biết người” của một nhà thao lược, tất cả đã giúp Bill thực hiện xuất sắc một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và tế nhị. Ông tận sức tìm kiếm “câu trả lời” cho những gia đình có con, anh, em, hay chồng đã mất tích trên chiến trường VN để họ vơi bớt nỗi đau khôn nguôi.

Bill Bell đã cống hiến những năm tháng thanh xuân cho nhiệm vụ, từ những ngày đầu khi còn là anh lính bộ binh trẻ hành quân trên núi rừng Cao Nguyên Trung Phần, đến người sĩ quan tiếp nhận lính Mỹ mất tích trong chiến dịch Operation Homecoming. Ông là một trong những người Mỹ cuối cùng rời VN trên nóc tòa Đại Sứ tháng Tư 1975. Ông cũng là người đến những trại tị nạn bị bỏ rơi để phỏng vấn những nạn nhân đang trong tình trạng tuyệt vọng.

Và chính Bill cũng chịu chung nỗi đau chia lìa của hàng triệu người dân Việt Nam: Vợ và con trai ông đã tử nạn trên chuyến bay đầu tiên của chiến dịch Operation Babylift ngày 4/4/1975.

Bill Bell là điển hình cho sự đấu tranh bền bỉ và khôn ngoan của một người Mỹ hơn 25 năm đối đầu với kẻ thù xảo quyệt và tàn nhẫn CSVN, ngoài mặt chúng rêu rao những lời hoa mỹ về “hàn gắn vết thương quá khứ” nhưng sau lưng sử dụng người chết để mặc cả lợi lộc chính trị và kinh tế.

Không Bỏ Lại Bất Kỳ Ai: Bill Bell Trong Nỗ Lực Tìm Kiếm Những Tù Binh Và Người Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam” là câu chuyện thật của một nỗ lực đậm tình người. Qua đó, cũng vạch trần bộ mặt thật của CSVN như được mô tả qua nguyên văn của đồng tác giả George J. Veith: “the cold hearted rulers of Hanoi“.

THÁNG TƯ ĐEN – Những Ngày Tháng Cuối Cùng của Miền Nam Việt Nam 1973-1975

“Tháng Tư Đen” đã sưu tầm rất nhiều tài liệu Mỹ bản gốc, những cuộc phỏng vấn chưa bao giờ được công bố của một số nhân vật chính thuộc phía VNCH, và rất nhiều các điện tín và văn kiện tối mật của phe CS Bắc Việt để viết thành một cuốn sử trung thực nhất về một trong những sự thảm bại lớn nhất và chấn động nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà tới bây giờ vẫn còn bị dư luận Mỹ hiểu sai.

“Tháng Tư Đen” nghiên cứu sâu xa về hai năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, làm sáng tỏ những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của Nam Việt Nam chỉ trong vòng 55 ngày. Sách trình bày những nguyên nhân chính, từ các tính toán độc ác của CS Bắc Việt cố tình phá hoại Hiệp Định Paris ngay sau lúc ký kết, đến việc Mỹ lạnh lùng cắt bớt viện trợ cho Miền Nam, cho đến các quyết định quân sự và chính trị sai lầm của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu…

“Tháng Tư Đen” đưa ra những bằng chứng đi ngược lại các luận điểm của các học giả và giới truyền thông Mỹ và quốc tế từng rêu rao rằng “Đồng minh Miền Nam của Mỹ là một bọn độc tài tham nhũng chỉ biết dựa vào hỏa lực của quân đội Mỹ”.

“Tháng Tư Đen” kết luận:

– Đến năm 1973, mặc dù phải đối phó với các vấn đề nội bộ và kinh tế, Quân Đội Nam Việt Nam đã phát triển thành một lực lượng chiến đấu có khả năng đánh bại quân CS Bắc Việt. Nếu quân đội đó đã được chi viện đầy đủ và được Hoa Kỳ yểm trợ lâu dài sau thỏa ước ngưng bắn, thì kết cục của cuộc chiến có thể khác xa.

– “Việt Nam Hóa” đã có tác dụng. Tuy nhiên, không có tướng lãnh Hoa Kỳ hay Nam Việt Nam nào tin rằng đất nước này có thể đứng vững nếu không có đầy đủ sự yểm trợ của Không Quân Mỹ. Lý do đơn giản là vì địa hình Việt Nam, chứ không phải vì sự thiếu ý chí của Nam Việt Nam.

– Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là “những kẻ bất tài vô dụng” như cái nhìn đầy thành kiến của phương Tây. Nhiều người trong số họ đã biểu lộ lòng can đảm lạ thường, thậm chí trong những tình huống tuyệt vọng như trong các trận đánh ở Tân Sơn Nhứt, Hố Nai và nhiều nơi khác nữa.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Câu “…cái nhìn đầy thành kiến của phương Tây” được viết như thế là
    không chính xác và rất dễ gây hiểu lầm.
    Sự thực100% là của giới thiên tả Mỹ mà trong đó là đảng Dân Chủ họ
    chủ động bóp méo thực trạng chính trị -quân sự nhằm CHẠY TỘI hay
    RỬA NHỤC cho nước Mỹ đã nhẫn tâm bỏ rơi VNCH.

    • Bỏ ngay dùm tôi cái tư tưởng :”Mỹ bỏ rơi Việt Nam”.
      Nếu tôi biết anh là vẹm, tôi không bận tâm đến việc anh suy nghĩ gì.
      Tôi cho anh biết :
      Lịch sử của Việt Nam phải do chính người Việt Nam dùng máu của mình để viết.
      Lúc nào cũng Mỹ. Người Mỹ họ giúp được thì chúng ta nhận. Họ không giúp nữa thì chúng ta phải tự đứng trên đôi chân của chính mình.
      Anh có phải là hậu duệ VNCH không? Anh có lòng tự trọng của hậu duệ VNCH không?
      @##%##¥

      • Buồn cưòi cho cái ý kiến chối bỏ SỰ THẬT lịch sử này
        vì không nhận ra được “thân phận nhuợc tiểu” trong
        chiến lược toàn cầu giữa CS.và Tư bản !

        • Thấy anh buồn cười như thế mới đầu tôi cũng muốn viết rất nhiều nhưng cuối cùng tôi nhận ra là có nói gì với người chết nhát cũng vô ích. Nên tôi thôi không viết nữa.
          Tôi là hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không bao giờ bưng bít sự thật. Tôi cho là có những sự thật mà hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa cần nhìn nhận.
          Hòa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam vì lúc đó họ không còn chọn lựa khác:
          1. Lúc đó, dân Mỹ biểu tình phản chiến chiến tranh VN dữ dội. Cho dù chánh phủ Mỹ có dự tính gì đi nữa thì CP Mỹ cũng không phải là chánh phủ độc tài. Họ bắt buộc phải nghe và tôn trọng ý kiến người dân của họ.
          2. Dân VNCH thời đó cũng biểu tình dữ dội đòi Mỹ “go home”. Dân VNCH nhé, Mỹ sang VN bị chính người VN biểu tình đuổi về. Họ không về được à?
          3. Người Mỹ thời đó đã nói:
          Chúng tôi có thể viện trợ cho VNCH tất cả, nhưng chúng tôi không thể nào viện trợ cho người dân VNCH “TINH THẦN CHỐNG CỘNG”
          Tại sao Mỹ nói câu này tự tìm hiểu dùm nhé.
          …..
          Anh rất dũng cảm để bào chữa cho sự hèn nhát của anh.
          Tôi chỉ nói với anh 1 điều như sau:
          Lòng tự tôn dân tộc không có thì suốt đời chỉ đi ăn mày lòng thương hại của ngoại bang thôi.

          Việt cộng không khó để lật đổ nhưng hầu hết hậu duệ VNCH chỉ biết khóc lóc và trách móc thì Việt cộng sẽ còn tồn tại lâu dài.

          Hãy ngừng ngay việc ngồi khóc và trách móc để hành động. Chỉ có hành động mới lật đổ được cộng sản

          • Hành động như thế nào ? Làm ơn nói rõ ra được không.

            “Mỹ bỏ rơi, phản bội VN” là 1 sự thật với những dữ kiện lịch sử rõ ràng, không thể chối cãi . Đó không phải là lời trách móc hay bào chữa gì cả . Ai muốn dùng nó để bào chữa, tranh luận gì đó thì tùy họ, ai không thích thì tùy họ . Nhưng Sự THẬT là SỰ THẬT . ĐỂU là ĐỂU ! chỉ có vậy thôi .

Comments are closed.