15-4-2019
Ngày 15/4 là một ngày vô cùng ý nghĩa với tôi. Hôm nay là ngày kỷ niệm ra đời Gia Định báo (15/4/1865), cũng là ngày kỷ niệm ra đời báo Sài Gòn Tiếp Thị (15/4/1995).
Với tôi, ngày hôm nay mới là ngày Báo chí Việt Nam, với đúng nghĩa sứ mệnh của báo chí. Đó phải là SỰ THẬT và KHAI PHÓNG chứ không phải như một đáp án năm xưa trên VTV, trong chương trình Ai là triệu phú: ĐỊNH HƯỚNG.
Ngày hôm nay, tôi xin chúc mừng những nhà báo trung thực còn sót lại ở đất nước này, bất kể họ có thẻ hay không. Tấm thẻ nhà báo lớn nhất, uy tín nhất chính là sự tôn trọng của nhân dân- bạn đọc.
Bộ Thông tin và Truyền thông ký quyết định thu hồi giấy phép trước đây của Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 26/2/2014. Lý do ghi trong quyết định như sau: “Cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính”. 28/2/2014, tờ báo tôi yêu ra thông báo chính thức đình bản.
Những người cầm bút không khoan nhượng với cái xấu, cái ác của Sài Gòn Tiếp Thị khi ấy đau đớn biết bao nhiêu. Một vòng hoa tang cho “cái chết được báo trước” của một trong những tờ báo hiếm họi dám nói về chuyện Biển Đông, chuyện chiến tranh biên giới Tây Bắc, chuyện “Chị Hai Thủ tướng”, chuyện Bauxite Tây Nguyên,… Nói thẳng không kiêu ngạo, thực sự Sài Gòn Tiếp Thị khi ấy “là duy nhất” trong không khí đặc quánh nỗi lo sợ của làng báo, của nhiều nhà báo.
Petrus Ký (Trương Vĩnh Ký) đã từ chối chức quan mà người Pháp muốn phong cho ông, chỉ để lập ra Gia Định báo. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên ấy chính là một hiện thân của sứ mệnh khai phóng cho dân tộc.
Gia Định báo đã vượt qua mục đích công cụ thông tin của người Pháp tại Đông Dương. Những người làm báo chân chính đã vượt luôn nhiệm vụ truyền tải công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân.
(Cựu Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị Đặng Tâm Chánh từng nhắc nhở anh em phóng viên, biên tập rằng phải hạn chế tin quan phương. Những mẩu tin, những bài viết phải từ hơi thở cuộc sống và nhu cầu bạn đọc.)
Hôm nay, nhắc lại về hai tờ báo đã “sống và chết, giản dị và bình tâm” chính là để nhắc một tinh thần báo chí thực sự. Chứ không phải thứ báo chí trên chỉ xuống là “quẩy đuôi” phục tùng vô điều kiện. Càng không phải thứ báo chí ăn bám vào ngân sách từ thuế dân nhưng quên dân đang rên siết ra sao. Càng không phải thứ báo chí phản bội nhân dân, xuyên tạc lịch sử khi gọi kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng thành “giỗ trận”.v.v..
Nghề báo. Có thể hôm nay còn non kém thì ráng đi nhiều, nghe nhiều, viết nhiều để giỏi hơn, để phản ánh đúng sự thật hơn. Không chỉ chống cái xấu mà còn truyền bá cái có ích, đó mới là báo chí cách mạng.
Báo chí cách mạng thực sự chưa bao giờ là thứ báo chí phải nhân dịp thành lập cơ quan ngôn luận của bất kỳ đảng phái, nhà nước nào!
Cách mạng chính là trách nhiệm với quốc gia, dân tộc không cần chờ chỉ thị!
Cách mạng, hiểu đơn giản nhất, là không phản bội nhân dân!
* Nhà báo, nhà văn nếu phản ánh được nỗi đau khổ của dân chúng khi họ đang phải sống dưới mọi quản chế của nhà cầm quyền (mà thực ra đó chính là bọn ăn cắp ăn cướp đội danh nhà nước), nếu vạch mặt được bọn kẻ cướp (cho dù nó đang vỗ ngực tự hào rằng thì là nó là lãnh tụ rất anh minh của dân tộc), thì, đó là những nhà báo, nhà văn của dân, ngược lại, bọn nào làm giầu từ chuyện bán mình cho bọn kẻ cướp, từ đó đem mác nhà báo nhà văn với danh nghĩa tự sướng là “thế lực thứ tư” để đi làm tiền từ mọi thứ dân ngu khu đen tới các doanh nghiệp non trẻ, thì, bọn chó này cần phải vứt ngay vào sọt rác để dân chúng có thể rảnh tay trừng trị bọn ăn cướp đội lốt nhà nước đó!