3-4-2019
Mô hình thứ nhất: Bí thư quận sai thì ai ra tay trừng phạt? Chỉ có thể là bí thư tỉnh. Bí thư tỉnh sai thì ai trừng phạt? Là Tổng Bí Thư. Vậy Tổng Bí thư sai thì ai trừng phạt? Thì bó tay thôi.
Như vậy nhìn vào cách điều hành của ĐCS chúng ta có thấy bóng dáng của luật pháp trong bộ máy nhà nước không? Không có. Chỉ có quyền cao hơn trừng trị kẻ có quyền thấp hơn.
Trong thứ bậc quyền hành trong xã hội, thường dân có quyền thấp nhất, nên khi dân bị bắt tạm giam, một công an phường cũng có thể giết họ rồi tìm cách đổ lỗi cho người dân “dùng dây thun quần thắt cổ tự vẫn”, hay “họ thấy hối hận về tội lỗi họ đã làm mà tự vẫn”.
Thế thôi, mạng thường dân như mạng một con muỗi, quơ tay đập chết là xong. Đó là hình ảnh một “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” mà 100 triệu người đang cảm thấy rất hài lòng về nó.
Mô hình thứ 2: Một thường dân phạm tội ăn cắp ai trừng phạt? Luật pháp. Thống đốc bang phạm tội ai trừng phạt? Luật pháp. Tổng thống phạm tội, ai trừng phạt? Luật pháp.
Một công tố viên quèn, vô danh tiểu tốt, vẫn có thể kết tội một tổng thống như thường, bởi vì anh làm đúng luật pháp. Mô hình này thì mới đúng nghĩa là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Ở Hàn Quốc, những công tố viên trong trách nhiệm mình họ vẫn truy tố Tổng Thống Park Geun-hye như thường. Đơn giản, ở đây không có quyền to hay quyền nhỏ mà chỉ có luật pháp.
Trong một nhà nước pháp quyền thì tổng thống làm đúng trách nhiệm tổng thống, quan chức làm đúng trách nhiệm trong phạm vi của mình, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Đó là một xã hội bình yên.
Ở trong mô hình thứ nhất, mô hình được gọi là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” ấy, đã xảy ra hiện tượng tội hình sự bị đánh tráo thành quan hệ dân sự nhằm vô hiệu luật pháp.
Ở Hà Nội, một thằng đàn ông phạm tội dâm ô cô gái trong thang máy. Đây là tội hình sự rõ ràng, nhưng chính quyền đã thể hiện bản chất “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” bằng cách, chỉ phạt người đàn ông này một số tiền là 200 ngàn – bằng với một suất vào cà phê đèn mờ rờ rẫm các cô tiếp viên. Một cô gái bình thường đã bị nhà nước xã hội chủ nghĩa hóa giá cô ngang bằng với một cô gái xem việc rờ rẫm là một món hàng.
Chính vì tội hình sự được biến thành quan hệ dân sự như vậy, nên trong xã hội này, bản chất cầm thú của bọn này trỗi dậy. Chúng thấy cái xứ “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” này khuyến khích hành động ấu dâm nên chúng không ngần ngại dâm ô với bé gái 12 tuổi trong thang máy.
Thượng tôn pháp luật là luật pháp đã quy định như thế nào thì trừng trị như thế ấy. Chỉ có xứ được gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” này thì chính quyền mới chủ trương dẹp bỏ luật pháp để biến tội thành lỗi mà thôi.
Thủ Thiêm, Chính quyền thành phố Sài Gòn đập phá nhà dân thuộc phạm vi ngoài quy hoạch, làm nhân dân mất nhà mất cửa, sống đòi công lý ròng rã 20 năm không được. Quan chức phạm pháp, luật pháp đâu không xử?
Cuối cùng hậu quả thì dân chịu, còn những tên quan phạm pháp chẳng chịu 1 chút trừng phạt nào của pháp luật, và được ông thủ tướng dang chỉ đạo giải quyết thay. Chính ông thủ tướng mà ý thức về luật pháp như vậy thì xã hội này sao có công bằng? Đấy là bản chất của cái gọi là “Pháp quyền XHCN”.
Cám ơn tác giả ĐỖ NGÀ vì bài báo này giản đị và rất dễ hiểu cho giới
bình dân hay những người có dân trí thấp để họ biết rõ hơn cái gọi là
pháp quyền XHCN.và nền pháp trị ở các nước dân chủ tiên tiến.