1-4-2019
Thường thì Dương Minh Tuyền hay lên mạng chửi một cách tục tĩu và bất chấp mọi sự ngại ngùng trong ngôn ngữ. Thế nhưng, oái oăm thay, những clip chửi của anh ta đã thu hút hàng triệu lượt người xem.
Và bây giờ, anh ta về tận Hải Dương, thăm hỏi nạn nhân của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, giáo dục lại cho đám học trò là sản phẩm của nền giáo dục XHCN đó nay đã trở thành những kẻ khốn nạn mất hết tính người.
Như vậy, không chỉ anh ta đã can thiệp vào hệ thống giáo dục, mà còn làm thay cả công việc của cả một hệ thống chính trị, luật pháp và chính quyền hùng hậu nhưng đã không làm được và không có tác dụng với người dân.
Những thông tin trên mạng xã hội mô tả cuộc viếng thăm của Tuyền, gọi “Bác Tuyền” với những lời lẽ hết sức trìu mến, đã làm cho người ta liên tưởng một cách hài hước đến những hình ảnh nhan nhản trên sách báo nhà nước về những cuộc thăm viếng của Hồ Chí Minh đến Hưng Yên trong thế kỷ trước, khi mà toàn dân bị bịt tai, bịt mắt và hân hoan theo chỉ thị của đảng.
Có điều, cái hân hoan hôm nay, dành cho một nhân vật xã hội đen là sự tự nguyện, sự trìu mến thật sự từ chính những người dân chứ không phải là sản phẩm của sự tuyên truyền bịa đặt như trước đây.
Nhìn những hình ảnh này, nhiều người có thể không thể hiểu vì sao có hiện tượng lạ đến vậy: Một cộng đồng từ già đến trẻ hân hoan một nhân vật xã hội đen khét tiếng? Và vì sao, những video chửi tục tĩu của Dương Minh Tuyền lại được hàng triệu lượt xem?
Nhìn những hình ảnh này, chúng ta liên tưởng đến hình ảnh trong chuyện chàng Từ Hải và Thúy Kiều đang báo oán, báo ân. Khi đó Từ Hải – một tướng cướp – và nàng Kiều – một con đĩ – đang ngồi làm quan tòa để xét xử đám quan lại thối nát và mục ruỗng, phản động chỉ biết hại dân.
Nhưng, nếu ai chỉ cần chú ý đến tình hình xã hội, chính trị Việt Nam, thì sẽ hiểu ra một điều: Khi lòng tin vào hệ thống chính trị và chính quyền, thể hiện qua mọi mặt của cuộc sống, và nhất là hệ thống luật pháp đã không còn, thì người dân chỉ còn biết bám víu chút ít vào lực lượng xã hội đen hành động.
Mấy trăm năm qua, sự hân hoan của người dân khi đọc Truyện Kiều đã phản ánh tâm trạng đó.
Và sự hân hoan của người dân Hưng Yên hôm nay thể hiện thực tế lòng tin cạn kiệt bởi sự bất lực của hệ thống công quyền và luật pháp hiện tại.
Phải chăng, lịch sử thời kỳ thối nát nhất của chế độ phong kiến đang được lặp lại ở Việt Nam ở mức độ cao hơn?
À há! Hồ chủ tịch xưa kia đi thăm dân kéo theo cả đoàn cán bộ mới thấy xôm tụ. Còn Dương đại hiệp nay về thăm dân chẳng cần kéo theo nhiều lâu la, vì người hâm mộ ở địa phương kéo tới cũng đủ xôm tụ.
Trên một khía cạnh nghiêm túc hơn, chuyện của anh Tuyền cho thấy Việt Nam thiếu vắng hẳn một xã hội dân sự thực thụ với những thành viên gánh vác một cách chính thức những gửi gấm của cộng đồng. Chuyện mà đáng lẽ các hội đoàn đứng ra làm đã không có ai làm. Giang hồ là phần may mắn còn sót lại của xã hội dân sự, sau khi xã hội dân sự đã bị nghiền nát bởi chế độ toàn trị.
Khi dân chúng phải nhận tiền từ các nguồn khác nhau (không phân biệt nguồn gốc đen hay đỏ) thì chứng tỏ rằng cái túi tiền của họ đã bị rỗng rồi: không đủ tiền để chữa bệnh, không đủ tiền để chứng tỏ rằng thì là mình không đủ sức để “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, để “lá lành đùm lá rách” nữa. Vậy thôi,…. tịt pẹ túng bay hí….