28-3-2019
Đạo Phật có mặt ở nước ta khoảng 2000 năm nay. Trước năm 1964, đạo Phật tuy có nhiều hệ phái, dòng thiền, nhưng hoạt động chủ yếu ở các chùa chiền, không được tổ chức thành Giáo hội thống nhất có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Đến năm 1964, các hệ phái Phật giáo miền Nam mới thống nhất lại thành tổ chức, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
Kế thừa tâm nguyện của các cao tăng tiền bối, người có nỗ lực lớn nhất trong sự nghiệp thống nhất Phật giáo là Hòa thượng Thích Trí Quang. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn là tổ chức lỏng lẻo, một số hệ phái ly khai thành Giáo hội riêng. Sự lỏng lẻo đó không hề làm suy thoái Phật giáo, vì hoạt động chính của đạo Phật vẫn tại các chùa chiền.
Sau năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất không được Nhà nước công nhận. Sau một thời gian vận động, một tổ chức giáo hội mới hình thành trong cả nước, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một số cao tăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tham gia Giáo hội mới, một số khác thì không. Riêng Hòa thượng Thích Trí Quang, người được coi là linh hồn Phật giáo Việt Nam, không tham gia Giáo hội mới, nhưng hòa thượng không ngăn cản các đệ tử của mình tham gia, nói đúng hơn ông chỉ tập trung vào kinh kệ trong chùa, không quan tâm đến thế sự.
Thực tế là Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn được tổ chức theo mô hình của Hòa thượng Thích Trí Quang với hệ thống trật tự giáo phẩm do vị Hòa thượng này kiến lập. Cần biết, trước năm 1964, hàng giáo phẩm như đại đức, thượng tọa, hòa thượng được gọi theo ước lệ, chứ không có chuyện được Giáo hội “phong” như ngày nay.
Trong thời gian vận động thành lập Giáo hội mới, tôi có làm công tác “tôn giáo vận” nên còn nhớ một số chuyện. Có lần tôi đi với chú Trần Nguyên, Phó ban Dân vận Tỉnh ủy QNĐN phụ trách tôn giáo vận đến thuyết phục một nhà sư ở Hội An tham gia Giáo hội mới. Nhà sư này là bậc chân tu rất có uy tín đối với Phật tử, Mặt trận thị xã đến thuyết phục nhiều lần nhưng ông từ chối, cho nên tỉnh phải xuống vận động. Chú Nguyên lễ phép thuyết phục hồi lâu, nhà sư lắc đầu nói: “Phật giáo đâu có giống như hội đá banh”. Tôi về kể cho anh Phan Duy Nhân nghe, anh cười: “Ông ấy nói đúng”.
Anh Phan Duy Nhân sau này làm đến quyền Trường ban Tôn giáo Chính phủ, nhưng lúc ấy chỉ là một cán bộ bình thường. Anh là người tham mưu cho các cấp lãnh đạo đối xử đúng mực với các tôn giáo, kiên quyết chống việc cài cắm “cốt cán” vào các Giáo hội.
Khi ông Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban Dân vận Trung ương, ông rất tán thành quan điểm của anh. Khi làm Tổng Bí thư, ông Linh đã rút anh về Trung ương phụ trách tôn giáo. Tôi thật sự vui mừng khi thấy người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi quan điểm về cách xử sự đối với tôn giáo bằng cách trọng dụng anh Phan Duy Nhân. Tôi biết từ những nỗ lực của anh mà tự do tín ngưỡng đã từng bước đi vào cuộc sống, mối quan hệ giữa nhà nước và các giáo hội từng bước được hài hòa, quan hệ giữa Việt Nam và Vatican bắt đầu có những bước đi chập chững. Chính anh Phan Duy Nhân là người mở đường cho hòa thượng Thích Nhất Hạnh về nước giao lưu với các Phật tử.
Tuy nhiên, những di hại của các chính sách và biện pháp cũ đối với tôn giáo vẫn còn rất nặng nề. Tôi còn nhớ câu chuyện hòa thượng Kim Cương Tử đã tự ý phá vỡ cảnh quan Chùa Trấn Quốc để xây một tòa tháp 11 tầng với mục đích làm mộ tháp cho chính mình. Vị hòa thượng này được Đảng và Nhà nước quá trọng vọng nên sinh ảo tưởng.
Cần biết, tháp 5 tầng đã dành cho bậc La Hán, tháp 7 tầng dành cho người đắc đạo thành Phật. Chính anh Phan Duy Nhân đã “xúi” tôi viết bài phản đối đăng trên báo Thanh Niên. Bị dư luận và các vị cao tăng phản đối, nên tòa tháp đã chuyển mục đích thành một “bảo tháp” nằm khơi khơi làm xiêu lệch một di tích lịch sử nhưng không dành cho ai.
Việc cài cắm “cốt cán” sau này vẫn tiếp tục như một quán tính. Và bắt đầu có dấu hiệu đổ vỡ. Chùa Ba Vàng chỉ là một điển hình. Nó rất trái với chính sách tôn giáo và những nỗ lực hài hòa giữa nhà nước và các giáo hội thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do được sự bảo trợ của nhà nước ngay từ khi mới thành lập, đã tổ chức thành một hệ thống rất giống hệ thống của Đảng và các đoàn thể chính trị-xã hội với những ưu đãi không giành cho các tôn giáo khác. Chùa chiền mọc lên như nấm, nhiều nơi thi nhau xây chùa to đúc Phật lớn, là kết quả của sự ưu đãi này. Hậu quả là tình trạng lợi dụng chùa chiền để buôn tăng bán phật có sự câu kết tiếp tay của một số quan chức nhà nước, gây tổn hại đến uy tín của Phật giáo.
Theo tôi, đây không phải là chính sách tôn giáo mà là sự vi phạm chính sách tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang đi vào con đường quan liêu hóa. Mấy ngày qua, việc áp dụng các bước “thi hành kỷ luật” vị sư trù trì Chùa Ba Vàng không khác gì các bước kỷ luật của Đảng, gây phản cảm trong dân chúng và các bậc chân tu.
VỪA ĐỌC ĐƯỢC BÀI VIẾT KHÁ DÀI, XIN TRÍCH MỘT ĐOẠN:
Hồ sơ “Thống Nhất Phật Giáo”
Đỗ Trung Hiếu
“…Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các hoà thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam thành một tổ chức bù nhìn của đảng…”
Phạm Đỉnh:Trong tuần lễ hồi hướng của Phật giáo đồ Việt Nam, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc khắp nơi tập hồ sơ “Thống nhất Phật Giáo” do ông Đỗ Trung Hiếu viết. Thiên hồi kí của ông có ý nghĩa đặc biệt vì nó giúp công chúng nhìn nhận lại quá trình vận động và thực hiện việc thống nhất Phật Giáo Việt Nam lần cuối cùng, năm 1981, do nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ động.
Việc thống nhất Phật Giáo lần này đã để lại hệ quả nghiêm trọng là làm phân hoá một giáo hội, và dẫn đến hai vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại lão Hoà Thượng Huyền Quang và Quảng Độ, phải trải qua những năm tháng bị quản chế dài dằng dặc suốt hai thập niên sau đó….
Trước 1975 TTQuang là 1 trong vài lãnh đạo Phật giáo nhảy ra nhằm
đấu tranh CHÍNH TRỊ thì nay tại sao lại không màng THẾ SỰ ?
Tại sao ông ta quay ngoắt 180 độ như vậy ? Phải chăng việc tranh đấu
chính trị của ông ta trước đó được CsVN.đứng sau giật dây ?