Chuyện Quy Đầu – Quy hoạch Đầu tiên

Dương Quốc Chính

18-3-2014

Quy hoạch Đà Lạt mới công bố không làm mình bất ngờ tý nào. Bởi vì với quy trình làm quy hoạch như ở VN thì tất nhiên nó phải thế.

Nói chung, đồ án quy hoạch không phải tác phẩm của KTS, quy hoạch gia, mà là thể hiện ý chí, nguyện vọng của các chính trị gia, quan lại địa phương hoặc trung ương, tùy quy mô đồ án. Thực ra, ở bên xứ giãy chết cũng vậy thôi, nhưng quan lại ở bển họ văn minh và hiểu biết hơn bên ta, nên kiến trúc, quy hoạch của các dự án công bên đó nó tử tế hơn ta.

Nói gì thì nói, KTS cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi. Mình tin là KTS Hồ Thiệu Trị, trong thâm tâm, cũng chả thích gì cái ý tưởng được công bố đâu. Nhưng vì miếng cơm manh áo mà phải nhắm mắt đưa tay. Miếng cơm ở đây không chỉ là tiền cho đồ án này, mà cả những quan hệ tiếp theo nữa.

Ý chí của quan lại bị chi phối bởi những gì? 1 là ý chí thuần chính trị, đại khái như ngày xưa dư luận nhao nhao không cho đập cái nhà QH ở Ba Đình, nhưng đảng và NN vẫn quyết đập. Đó là ý chí chính trị. Hoặc lăng cụ thì phải đặt cạnh phủ chủ tịch, cho cụ đỡ phải đi xa, đó là ý chí chính trị.

Nhưng bây giờ, còn 1 thứ ý chí nữa can thiệp sâu hơn vào quy hoạch. Đó là nhóm lợi ích. Thường các đồ án quy hoạch đều có các nhóm lợi ích đứng sau để chỉ đạo ngầm. Nhẹ nhất là lái đường qua chỗ nọ chỗ kia, tránh chỗ nọ chỗ kia, vụ đường cong mềm mại là 1 ví dụ về chuyện nhỏ đó. Gọi là “nhỏ”, vì nó chỉ mang lại lợi ích cùng lắm là mấy trăm tỷ, đất cát của mấy ông tướng.

Còn nhiều lợi ích to hơn nhiều. Ví dụ như mở rộng đô thị về phía nào thì đất đai khu đó tăng giá. Đại gia BĐS sẽ đặt gạch ngay các khu đó từ khi nó còn trên tờ giấy nháp. Ví dụ dễ thấy như mấy đại gia BĐS tự bỏ tiền tặng TP HN để lập đồ án QH 2 bên bờ sông Hồng, nếu được duyệt, anh em sẽ hốt luôn các dự án ở đó. Dư luận cũng dậy sóng, nên quan lại chưa dám quyết.

Ví dụ kinh điển nữa là quy hoạch HN, chắc HN là TP đầu tiên trên thế giới thuê 1 liên danh nhà thầu QH mà đứng đầu liên danh lại là 1 công ty XD kiêm BĐS! Đó là công ty Posco E&C. Hồi liên danh này trúng thầu, anh em KTS đều cười khì, vì đã nhìn thấy dã tâm của quan lại và nhà thầu. Thế rồi ì xèo vụ dời đô lên Ba Vi co con bo vang, mở đại lộ Thăng Long, loạn cmn xã hội. Thế là cần lao anh hùng đua nhau lên ôm đất chăn bò trên Ba Vi, chết cả mớ, vì vụ dời đô bị xịt. Vụ này chắc bác cả quên, chưa thấy đốt lò!

Tóm lại, quy hoạch ở VN bản chất là những vụ áp phe ở quy mô lớn nhất địa phương, với 1 hoặc 1 mớ nhà đầu tư đang ngồi rình miếng mồi đất cát.

Quy hoạch Đà Lạt cũng vậy thôi. Việc đập mấy cái nhà cũ nát, ở trung tâm, xây TT thương mại này khác, thì bản chất cũng phải có đại gia đặt gạch rồi, thậm chí đặt tiền rồi, không có không được. Thế là AE QL địa phương sẽ chỉ đạo KTS là “Chỗ này mày đặt cho anh cái TTTM, chỗ kia mặt đặt cho anh khu shophouse, chỗ nọ mày bố trí cho anh cái KS 30 tầng, chỗ này có dăm tòa chung cao cấp, cứ thế mà vẽ cho đẹp nhé.”

Còn việc đồ án quy hoạch không tôn trọng địa hình, cảnh quan, giá trị lịch sử của địa phương cũng không nằm ngoài tính xôi thịt kể trên.

Mình xem đồ án quy hoạch TP Điện Biên, thấy người ta cũng bạt núi ngăn sông chả e dè gì cả. Trong khi Điện Biên cũng là miền núi như Đà Lạt. KTS mạnh dạn san ủi gần hết quả đồi cao 50m để xây trung tâm hành chính. Bên cạnh trung tâm hành chính là trung tâm thương mại, nhà chia lô… chắc để xã hội hóa chi phí xây dựng?!

San ủi hiện nay là cách đơn giản nhất để thực hiện ý chí xôi thịt của quan lại và nhóm lợi ích. Bởi vì tư duy 2D nó mới dễ chia lô, dễ thiết kế, mới hiệu quả kinh tế, bởi vì với máy móc hiện nay thì việc san lấp cũng không quá đắt tiền. Nhưng hệ quả lâu dài về cảnh quan, thoát nước, thủy văn…là nhãn tiền, mà nguy hiểm nhất là nó đánh mất bản sắc cảnh quan địa phương.

Đà Lạt cũng như vậy, trước đây Đà Lạt xây trung tâm hành chính cũng đã bị giới KTS cho là phá vỡ cảnh quan. Nên đồ án quy hoạch này phá tiếp tý nữa cảnh quan lịch sử cũng là đúng quy trình.

Stt này mình không bàn sâu về chuyên môn, vì chuyên môn đã có bài báo này viết. Mình chỉ viết cái mà các báo không dám đăng thôi!

Bình Luận từ Facebook