Vụ AVG, đặc trưng của thể chế

NB Trần Quang Vũ

25-2-2019

Nói như thế này dễ bị quy kết nặng nề. Những người u mê không chấp. Những người tỉnh táo hãy bình tĩnh xem những biểu hiện như sau có phải thuộc về thể chế không?

1. Một món hàng trị giá chưa đến 1.000 tỷ mà nâng giá lên gấp gần 10 lần, gần 9.000 tỷ. Nếu, nhà tư sản tiêu tiền của họ, không bao giờ có. Đặc trưng tiêu tiền thuộc về sở hữu toàn dân. Dân gian gọi là tiêu tiền chùa. Cam đoan, không có thể chế tiêu tiền chùa thì không có vụ mua bán này.

2. Bộ trưởng là người giữ vai trò quản lý nhà nước, tức là đề xuất chính sách và đảm bảo chính sách được thực hiện. Doanh nghiệp hoạt động theo luật. Doanh nghiệp trực thuộc và nằm trong cơ quan quản lý nhà nước là tự nó đã cơ cấu lợi ích nhóm. Nền pháp trị quản lý kinh tế không có chuyện này.

3. AVG phát tín hiệu bán, có cty nước ngoài mua, giá họ sẽ mua. Bộ CA không kiểm tra những thông tin AVG phát ra, hớp ngay, chỉ định không bán cho nước ngoài; Bộ 4T chỉ định DNNN mua và lập dự án; Bộ KHĐT chấp nhận hạng mục đầu tư cấp nhà nước; Bộ TC định giá; VPCP trình Thủ tướng; Bộ 4T và Bộ CA đưa giao dịch kinh tế này vào quản lý chế độ bí mật quốc gia. Kịch bản hoàn hảo, lợi dụng hình thức quy trình, đồng phạm thực hiện nội dung quy trình (bị làm lệch lạc) để lấy tiền ngân sách. Chuyện này sử dụng hai cơ chế của thể chế là: 1. các Bộ quan trọng nhất dân chủ đề xuất và tập trung quyền lực, Thủ tướng quyết; 2. quản lý nhà nước theo ngành.

So sánh với HĐQT của một DN ngoài nhà nước họ cũng không “sẵn lòng mở cửa đón lừa” bằng cả cơ cấu Chính phủ.

4. Ăn cắp gần nửa tỷ USD bằng cả một âm mưu, thủ đoạn khép kín mà tội bị truy cứu là vi phạm đầu tư. Ăn cắp, ăn cướp quy mô lớn, quy trình và thủ đoạn nham hiểm gây bất bình cả hơn 90 triệu dân mà áp dụng luật như kiểu gãi ghẻ, tìm cách cho nhiều người thoát tội cũng mang tính đặc trưng thể chế: ý chí nhóm người chứ không phải ý chí pháp quyền.

Góp vài lời cảnh tỉnh!

Bình Luận từ Facebook