Nên thắp hương tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc ở đâu?

FB Dương Quốc Chính

19-2-2019

Anh em “phản động” thắp hương tưởng niệm trận chiến Hoàng Sa ở tượng đài Trần Hưng Đạo, SG, là rất chuẩn về mặt lịch sử. Vì bức tượng đó thể hiện thánh tổ của hải quân VNCH (mỗi binh chủng VNCH đều có một vị thánh tổ được diễn tả qua các tượng đài ở các bùng binh ở SG).

Nhưng tưởng niệm trận chiến biên giới phía Bắc thì thắp hương ở đó không đúng về mặt lịch sử. Nếu nói Trần Hưng Đạo là người đánh Trung Quốc nên thắp hương thì cũng không đúng lắm. Vì Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Mông Cổ và quân Nguyên, chỉ là giặc “phương Bắc” thôi, chứ bản chất không phải đánh Trung Quốc. Trong đội quân Nguyên đó có mấy hàng tướng của nhà Tống (Trung Quốc) mà thôi. Nhà Tống lúc đó cũng bị Mông Cổ đánh mà.

Vậy thắp hương ở tượng đài Quang Trung được không? Cũng được, nhưng không chuẩn lắm, vì nhà Thanh cũng là triều đại Trung Quốc, nhưng bản chất không phải người Trung Quốc. Chuẩn hơn phải là Lê Lợi, mới là chống quân Minh, là Trung Quốc xịn. Nhưng tượng đài Lê Lợi thì hơi xa nên anh em “phản động” Sài Gòn có thể đi loanh quanh đại lộ Lê Lợi vòng sang Nguyễn Huệ, Q1, rồi thắp hương (cầm tay) hay hô khẩu hiệu, thì ý nghĩa hơn.

Nhưng chuẩn hơn cả là anh em cứ ra thẳng đại lộ Lê Duẩn mà làm điều tương tự, chống Tàu xịn luôn! Trên đường Lê Duẩn có sẵn một cái bát hương trước cổng lãnh sự Mỹ, nhưng bát hương đó dành riêng để tưởng niệm vụ tấn công sứ quán Mỹ năm Mậu Thân, nên không dùng được. Vậy cứ đi lòng vòng ở đường Lê Duẩn, vác ảnh Lê Duẩn, xem công an xử lý sao?! Chẳng nhẽ xé ảnh lãnh tụ?!

Cách khác, trực tiếp hơn, là ra trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc làm gì thì làm.

Về việc thắp hương tưởng nhớ, nếu không có sẵn bát hương, thì anh em đem theo mà dùng, xong việc lại đem về cất. Hình như chưa có luật nào cấm đem bát hương ra vỉa hè khấn? Đừng tập trung quá nhiều người cùng khấn, cứ chơi tổ tam tam (đông người là 5 người trở lên) lần lượt khấn! Riêng chiến tranh Biên giới thì vác ảnh Lê Duẩn ra để cạnh bát hương, anh em an ninh đỡ phá. Như hôm qua, cử 1 anh ôm bát hương đi trước, một anh ôm ảnh Lê Duẩn theo sau, các anh em khác cứ 3 anh 1 nhóm, đi sau nữa, là đẹp đội hình!

Nói chung mùa nào thức ấy, đem đồ nhà đi cho cơ động. Cơ bản biểu đạt được nội dung thông điệp là được.

Còn với anh em “phản động” Hà Nội, anh em thắp hương ở chân cụ Lý cũng không phù hợp lịch sử. Cụ đó có đánh Tàu đâu? Đó cũng không phải là tượng đài liệt sỹ. Có mấy nơi phù hợp cho việc này. Một là anh em đến thắp hương dưới chân cụ Lê Thái Tổ, trên đường Lê Thái Tổ, Bờ Hồ luôn, cũng trung tâm. Chỗ đó diện tích hơi hèn, tượng bé, nhưng cũng trung tâm. Vả lại, anh em cũng không đông lắm, không lo chật, cần thì mở rộng ra đường Lê Thái Tổ là OK. Chỗ đó đối diện tòa soạn báo Nhân Dân, nhân tiện diễn biến anh em bên đó luôn!

Các option khác, nếu chỗ kia bị dẹp, là ra đường Lý Thường Kiệt, tượng đài liệt sỹ Bắc Sơn, sứ quán TQ, nhân tiện rủ anh em Nga ra nữa, vì LX cũng chống TQ! Ông nào đặt cụ Lê Nin ở đó hiểm vãi. Chạy qua cổng bảo tàng quân đội cạnh đó cũng rất OK về ý nghĩa lịch sử. Cùng lắm thì cũng chạy qua đường Lê Duẩn vậy.

Mình đưa ra mấy phương án để anh em “phản động” hai nơi lựa chọn, tùy cơ ứng biến. Không nên cứng nhắc cứ phải đến một chỗ cố định, lại không có mấy ý nghĩa lịch sử.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Con mụ nạ dòng nó nói không phải nơi nào cũng để bắt hương .còn bắt hưng sát lề đường lê duẩn trước sứ quán Hoa kỳ là cái mả cha mày hả con én chột

  2. Trời đất ạ! Lấy Lê Duẩn như là một biểu tượng chống Tàu ư? Anh có biết là từ thập niên 60 đổ về trước, Lê Duẩn là một tên ngáo….Tàu hạng nặng không ?, thời kỳ đó thì với Lê Duẫn, Cái rắm của Mao Chủ Tịch cũng có mùi như gạo tám thơm đấy; Chỉ là sau khi Mao bắt tay với Mỹ (1972) để chống Liên Sô thì Duẫn mới cho rằng Mao đã “phụ tình” , đồng thời Liên Sô đã buộc Duẫn phải lựa, và Duẫn đã chọn ngả hẳn vào Liên Sô, từ bỏ hẳn thế đu giây mà Hồ Chí Minh đã dày công gìn giữ.

    Cũng vì không có lựa chọn khác, nên Duẩn mới đành phải có thái độ dứt khoát trong trận chiến (ngầm) giữa hai ông chủ, là trận chiến mà chính Hồ Chí Minh cũng đau đáu trong lòng cho đến khi chết cũng không nhắm được mắt – việc này thì trong di chúc Hồ cũng không dấu giếm.

    Tóm lại, Duẫn là tên cực kỳ hiếu chiến và hiếu sát, nên khi thấy Mao hòa hoãn với Mỹ thì y liền trở mặt phản bội Tàu, chứ Duẫn không hề có lòng bài Tàu hay chống Tàu.

Comments are closed.