15-2-2019
Đó là câu hỏi cậu chiến sĩ quản trang, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên của một bác trong đoàn. Giọng bác ấy run lên vì giận dữ, còn cậu chiến sĩ chỉ nhếch miệng cười.
Ý tưởng lên Vị Xuyên thắp hương, tưởng niệm những liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, chống quân xâm lược Trung Quốc, là của cụ Nguyễn Khắc Mai – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết và đồng sự.
Phòng bị công an chặn phá, nên chuyến đi được giữ “bí mật”, ko làm truyền thông ngay từ khâu đầu. Thế nhưng chuyện gì thì an ninh không biết, chứ chuyện này an ninh đánh hơi giỏi lắm. Cả đoàn 26 người xuất phát từ tờ mờ đất, đi gần ba trăm cây số, mà lên tới nghĩa trang Vị Xuyên, đã thấy xe của an ninh biển Hà Nội ở đó. Khi thấy chúng tôi thắt ruy băng lên đầu nhau, chuẩn bị hoa và băng rôn, họ liền chỉ đạo người của ban quản lý nghĩ trang ra, bảo căng băng rôn phải đăng ký, xin phép… Khi mọi người phản ứng gay gắt, thì họ bảo không được làm ồn ào ở nghĩa trang!!!
Mọi người hỏi nhau, không biết chúng nó hèn hay ngu? Vì mọi người căng băng rôn, chụp ảnh ở một góc khuất của bãi đỗ xe thì chúng nó để yên. Như vậy kín ở chỗ đó, lúc đó, chứ sau này những hình ảnh đó đưa lên mạng, thì che sao nổi?
Có chi tiết là Lê Hoàng vì chạy ngược chạy xuôi, nóng quá nên nó cởi áo khoác ngoài ra, bên trong là áo No-U, bèn bị an ninh ra chỉ đạo “thay áo khác”, vì áo này “nhạy cảm”!
Chi tiết những cuộc tranh luận gay gắt giữa đôi bên tôi không kể lại, vì nó quá dài dòng và quen thuộc. Nhưng cái sự hèn và ngu của đám an ninh và cấp trên của chúng là cả một quá trình xuyên suốt, chứ ko chỉ ở một vài sự kiện.
Sau khi thắp hương và đặt hoa ở nghĩa trang liệt sĩ, đoàn lên thắp hương và đặt hoa ở đền. Gọi đền là do dân chúng, chứ hỏi người ở đó người ta chỉ dám gọi là “Cây hương”!!!
Theo các bác trong đoàn kể lại, đền này không phải do nhà nước xây, mà do các cựu chiến binh đấu tranh bền bỉ, kêu gọi tài chính để xây lên ngôi đền này. Ngôi đền được xây tại vị trí trước đây được coi là “cối xay thịt”, trong cuộc chiến đấu ác liệt để giành lại cao điểm 468. Phía bên kia ngọn núi cạnh ngôi đền, giờ là đất Trung Quốc. Cảm xúc khi đứng trên sân ngôi đền đặt trên đỉnh cao điểm 468, rất nghẹn ngào. Nước mắt lấp lánh trong nhiều đôi mắt. Khi đứng trước tấm phù điêu “LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH VỊ XUYÊN”:
SỐNG BÁM ĐÁ
CHẾT HÓA ĐÁ
THÀNH BẤT TỬ
Hình dung ra cuộc chiến đó, không rõ cái gì đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng… Có lẽ quá khứ sẽ ngủ yên, nếu lịch sử được ghi nhận và đánh giá một cách công bằng. Bằng không, nó còn âm ỉ cháy không nguôi.
An ninh vẫn lẽo đẽo theo đoàn và thường trực dưới chân đền khi mọi người lên thắp hương.
Chủ nhật tới, là ngày đánh dấu tròn 40 năm cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân xâm lược Trung Quốc. Theo truyền thông nhà nước trước đây thì cuộc chiến tranh vệ quốc chỉ diễn ra vài tháng, vì giặc ngoại xâm rút nhanh quá sau lệnh tổng động viên. Nhưng thực tế nó đã kéo dài suốt 10 năm; Hàng nghìn người lính sau đó vẫn hy sinh mà rất ít người Việt Nam trong số 90 triệu dân biết đến (trong đó có tôi).
Hoa trên cao điểm 468 thật thắm.
Bố tôi, đã mất, là cán bộ tiền khởi nghĩa.
Trong thời gian chống pháp, cụ bám đường 5, thị trấn Sặt.
Lúc về hưu, những lúc bất bình, cụ thường nói: Làm gì mà HÈN thế!
Cái máu của con người, dám làm cái đúng, vẫn luôn bùng lên, mặc dù đã về hưu.
Mình bảo chúng nó ngu hèn, có khi chúng lại bảo bọn ngu dốt, mất con mẹ đất nước từ lâu rồi mà không biết. Bọn bố đây ăn hai lương từ lâu rồi, lương chúng mày đóng thuế, lương của Cụ Tập. Thằng nào ngu hơn thằng nào. Hic
Vâng, chúng nó vừa hèn vừa ngu và vừa tham.