Khi những ngọn gió làm nên bão tố

FB Trần Trung Đạo

3-2-2019

Việt Nam không phải là Miến Điện, không phải là Ai Cập, không phải là Libya, không phải là Tunisia và không phải là Venezuela. Việt Nam là CSVN và mũi khoan của bộ máy độc tài toàn trị này đã khoan rất sâu vào lịch sử dân tộc, đục thủng nhận thức của nhiều thế hệ người Việt và gây tác động quyết định vào chọn lựa cuối cùng của những người Việt có khả năng làm thay đổi xã hội.

Đó không phải chụp mũ chung chung mà là thực tế. Đừng hỏi ai xa lạ. Thử hỏi những nhân vật có tiếng tăm, có khuynh hướng chống Trung Cộng và đang đóng vai trò phản biện như tiến sĩ Lê Đăng Doanh, giáo sư Phạm Chi Lan, giáo sư Tương Lai rằng họ thật sự muốn một cuộc cách mạng toàn diện xảy ra tại Việt Nam như đã xảy ra tại Nga và các nước Đông Âu trong giai đoạn 1990 không. Người viết tin rằng họ sẽ trả lời là không.

Bởi vì, dù có phản biện trong chừng mực nào đó về các chính sách kinh tế, xã hội họ đều phản biện với mục đích vun xới để đảng CS sống lâu chứ không nhằm thay đổi.

Bà Phạm Chi Lan ca ngợi việc tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng kiêm chủ tịch nước là một chủ trương đúng. Theo bà “nhất thể hóa” “giúp nhiều cho chính phủ đỡ khó khăn hơn trong các hoạt động. Trên thực tế hiện nay thì nhiều khi các hoạt động theo quyết định của bên Đảng, bên chính quyền thì có những cái song trùng và bộ máy trở lên lớn hơn rất nhiều… Nếu các cơ quan được đơn giản hóa như vậy thì nhiệm vụ giữa 3 nhánh quyền lực cũng có thể được xác định lại rõ hơn. Hiện nay thì cả 3 nhánh quyền đều chịu sự lãnh đạo của một đảng, nhiều khi không phân định được rõ trách nhiệm giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Còn hơn bà Phạm Chi Lan nữa, 15 năm trước Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã ca ngợi “nhất thể hóa” theo quan điểm Lenin: “Nhất thể hóa nó có cái lợi, tức là người đứng đầu có một danh nghĩa của toàn dân. Như trên tôi nói, trong giao lưu quốc tế, tự nhiên sinh ra một cái ông dân không bầu lên mà đi ra với mọi người thì ngoại giao vất vả lắm chứ không phải đơn giản đâu. Nhưng làm thế rồi thì phải có một bộ máy giám sát. Tôi thấy mô hình Uỷ ban Kiểm tra Trung ương như thời Lênin, do đại hội bầu ra, có quyền giám sát, được quyền thông tin, được quyền có một bản sao, được quyền phân tích, góp ý kiến, có một cơ chế để giám sát rất rõ ràng.”

Chẳng lẽ cả hai vị đều không hiểu một kiến thức chính trị công quyền căn bản nhất mà mọi sinh viên học lớp chính trị học 101 nào cũng hiểu, rằng dù nhất thể, lưỡng thể hay tam thể hóa thì dưới chế độ CS không bao giờ có sự “phân định được rõ trách nhiệm giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp” như bà Phạm Chi Lan phát biểu. Tương tự, không thể có “một cơ chế để giám sát rất rõ ràng”như ông Lê Đăng Doanh đồng ý với chính sách của Lenin trước 1924.

Mục đích tối hậu của đảng CSVN trong “nhất thể hóa” là hòa tan đảng và nhà nước thành một để người dân không còn thấy sự khác biệt giữa đảng cai trị và nhà nước lãnh đạo, giữa đảng CSVN và tổ quốc Việt Nam, giữa pháp trị và pháp quyền.

Những nhân vật như Ts Lê Đăng Doanh, Ts Phạm Chi Lan là những tiếng nói có trọng lượng, có ảnh hưởng trong các lãnh vực chuyên môn cũng như lý luận tại Việt Nam nhưng tại sao đầu thế kỷ 21 rồi mà họ vẫn tiếp tục cổ võ cho chế độ độc tài mà gần cả thế giới đã xem như một khối u phải được cắt bỏ và đã được cắt bỏ tại nhiều nơi trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại?

Họ vun xới đảng CS có thể vì tư lợi, vì danh vọng, vì bị nhồi sọ và có thể vì cả ba lý do vừa nêu nhưng không thể vì thiếu kiến thức.

Chắc chắn những vị đó biết các nguyên tắc tam quyền phân lập, kiểm soát và thăng bằng (check and balance) giữa các ngành và minh bạch chính quyền (công khai, trách nhiệm, trung thực) là vô cùng cần thiết để một xã hội phát triển theo hướng văn minh và hiện đại.

Chắc chắn các vị đó biết lý do Nam Hàn phát triển quá xa so với Bắc Hàn, Tây Đức phát triển quá xa so với Đông Đức, Tây Âu phát triển quá xa so với Đông Âu. Nguồn thúc đẩy chính là từ cơ chế và do đó để thay đổi hướng đi của một đất nước, không có chọn lựa nào khác hơn là phải thay đổi cơ chế như Đông Đức, các nước Đông Âu, các nước Baltics đã làm.

So sánh giữa những thành phần học cao, hiểu rộng, có ý thức phân biệt, có lý luận đúng sai, đi nhiều nơi trên thế giới đang tiếp tay với chế độ độc tài và những bà cụ già buôn gánh bán bưng, những bác nông dân đầu tắt mặt tối, những cô gái trẻ cởi truồng đi bão sau những trận banh, ai đáng trách và ai đáng thương?

So sánh giữa những người nô lệ phải sống đời nô lệ vì họ không có chọn lựa nào khác và những người tự nguyện làm nô lệ để đem sự hiểu biết của mình giúp cho chủ nô đày đọa đồng bào, ai đáng cảm thông và ai đáng khinh khi?

Cuộc cách mạng nào cũng cần phải có một thành phần tiên phong xuất phát. Họ không nhất thiết phải học cao hiểu rộng nhưng là những người hiểu được nguyện vọng sâu xa của dân chúng, thấy được hướng đi của thời đại và dứt khoát đồng thuận với các nguyên tắc tiền đề (thôi thúc bởi lòng yêu nước, không trông chờ bàn tay ngoại quốc, có thái độ chính trị dứt khoát, có mục đích cụ thể trong mỗi thời kỳ). Xây dựng thành phần này là nhu cầu bức thiết nhất trong tiến trình cách mạng dân chủ tại Việt Nam.

Thay vì ngồi chờ các ông bà phản biện có giấy phép kia đứng lên làm cách mạng, hãy tập trung vào việc xây dựng lực lượng cách mạng bằng học hỏi, trau dồi kiến thức, chịu đựng và hy sinh.

Chỉ có thành phần tiên phong và dứt khoát mới là lực lượng có khả năng tác động trực tiếp vào sự thay đổi của xã hội, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để mọi tầng lớp dân chúng phát huy tiềm năng và chủ động được cuộc sống của họ, độc lập, và khi cần, đương đầu trực tiếp với chế độ.

Việt Nam không phải là Miến Điện, không phải là Ai Cập, không phải là Libya, không phải là Tunisia và lại càng không phải là Venezuela. Việt Nam là CSVN, một cơ chế độc tài được chỉ đạo bằng một đội ngũ tuyên truyền tinh vi, thâm độc với 90 năm kinh nghiệm và một nhà tù trải trộng 331.699 km² .

Cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho đất nước Việt Nam, vì thế, khó khăn hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều.

Nhưng nhân dân Việt Nam và nhân dân Venezuela cũng chia xẻ chung một khát vọng được sống trong tự do, dân chủ. Đó là khát vọng của con người dù đang sống ở Đông hay Tây Bán Cầu. Hình ảnh những thanh niên nam nữ Venezuela đang xuống đường ở thủ đô Caracas và hình ảnh những thanh niên nam nữ Việt Nam xuống đường chống Trung Cộng vào 10 tháng 6, 2018 đều gây xúc động.

So với những ngày tăm tối của những năm sau 1975, ánh sáng của cuộc cách mạng tin học, còn giới hạn nhưng đang giúp cho các thế hệ trẻ Việt Nam có cơ hội trực tiếp hay gián tiếp thu nhận các tư tưởng dân chủ để qua đó nhận thức được hướng đi đích thực của dân tộc trong thời đại. Lực lượng cách mạng còn khá ít ỏi, một số bị tù đày, một số tản mác khắp nơi nhưng đã có và họ đã lên đường.

Một nhắc nhở lịch sử dành cho đảng CS và “thành phần phên giậu”. Tháng Ba, 1990, để cứu Liên Sô, Mikhail Gorbachev đã đưa chức vụ đảng hòa tan vào chủ tịch nước thành “nhất thể” trong đó ông ta là lãnh tụ đảng đầu tiên trong lịch sử Liên Sô kiêm nhiệm hai chức vụ đảng và nhà nước. Nhưng dù cố gắng, nỗ lực cứu đảng của Mikhail Gorbachev quá trễ tràng và Liên Sô cáo chung chỉ hơn một năm sau đó. CSVN đang bước lên vết xe đổ của Liên Sô.

Không hẳn ngọn gió nào cũng làm nên bão tố nhưng chỉ vì bức tường CS rêu phong, rệu rã nhiều năm nên những ngọn gió dù không quá lớn cũng có thể làm nên bão tố, xô ngã bức tường chuyên chính CSVN.

Năm mới trao cho nhau niềm tin vì niềm tin là sức mạnh.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Những trí thức phản biện” hay là những con rối chính trị, làm người dân vốn đã mù mờ kiến thức về thời cuộc, xu hướng chính trị và thời sự, nay lại càng rối mù không biết đâu là tà, đâu là đạo, đâu là nguỵ quân tử.
    (the good, the bad, the ugly)
    “Rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”

  2. Bác montaukmosquito viết: Chiến tranh 1979 là nội chiến. Xin đủ toàn bài dài dòng của bác.
    Sau 1979 Lê Duẩn phát động toàn dân căm thù Tàu (đưa cả vào Hiến Pháp), lúc ấy montaukmosquito bao nhiêu tuổi?
    Sau này, Đỗ Mười và Linh mới chấp nhận sang họp Thành Đô.
    Khoe đọc nhiều mà không biết Phạm Chi Lan là ai?

    • “Sau 1979 Lê Duẩn phát động toàn dân căm thù Tàu (đưa cả vào Hiến Pháp)”

      Không có nghĩa 1979 không phải là nội chiến . Thời chiến tranh chống Mỹ-Ngụy để giải phóng miền Nam, Bác Hồ phát động lòng căm thù Mỹ-Ngụy về bản chất còn mạnh hơn cả Lê Duẩn phát động dân căm thù Tàu, chỉ có không đưa vào Hiến pháp thui . Bây giờ thì các trí thức nhà mềnh kêu gọi hòa hợp hòa giải . Nghe lời trí thức nhà mềnh, Đảng đã khép lại quá khứ & hòa giải với Trung Quốc qua những lãnh đạo nước ta như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười & người thầy đáng kính của gs Tương Lai, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chỉ thiếu có hòa hợp dân tộc nữa là đủ .

      Tớ chả bao giờ khoe đọc nhiều cả, thật sự là tớ rất lười đọc trí thức yêu Đảng nhà mềnh . Những gì tớ (đã) đọc, đều là kiến thức cơ bản bên này . Bà Phạm Chi Lan, nội biết bả là member của Ai Đu Xít là não của tớ không (muốn) biết thêm . Bả từ cái lỗ nẻ nào chui ra, tớ có vẻ không give a xít . Đời người ngắn ngủi, đôi khi không (cần) biết những thứ vô bổ như bà Phạm Chi Lan là ai cũng là 1 cách tiết kiệm thời gian .

      • Bạn Muỗi (Mosquito) chơi kỳ nghe.
        Có vẻ như Want Đu (VanDo) là vị cao niên nên hay hỏi tuổi người khác để bảo ban, giúp sửa sai. Sao bạn Muỗi không kính lão đắc thọ, cứ viết tiếng Tây theo kiểu báo đảng “nhà mềnh” làm sao Want Đu hiểu?
        Thôi để tôi giúp một tay cho bạn (đọc) Want Đu hiểu rõ nếu không tiện hỏi.
        Ai Đu Xít = viết tắt của IDS. Xin miễn diễn nghĩa tượng âm của từ Ai Đu Xít bên tiếng Anh là gì!
        Không give a xít= không cần. Xin cũng đừng hỏi xít nghĩa là gì bên tiếng Anh. Nó cũng mang ý nghĩa tương đương như cái tên của cụ thủ tướng Dũng nhà mềnh í khi không bỏ dấu 🙂

  3. Vài ý

    “có khuynh hướng chống Trung Cộng … như tiến sĩ Lê Đăng Doanh, giáo sư Phạm Chi Lan, giáo sư Tương Lai”

    TTĐ lấy data này ở đâu ra ? Người thầy đáng kính của gs Tương Lai là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, qua mặt Trần Ích Tắc cái vèo . Sư phụ của Ts Lê Đăng Doanh là Nguyễn Văn Linh, tác giả của Thành Đô . Tớ không biết bà Phạm Chi Lan là ai, nhưng guilty by association. Cả 3 không thể chống Trung Cộng nếu họ phò Việt Cộng . 1979 là “nội chiến”, những người thầy của họ đã khép lại quá khứ & hòa giải rùi, chỉ còn hòa hợp dân tộc nữa là họ có thể an hưởng tuổi già .

    “Chẳng lẽ cả hai vị đều không hiểu một kiến thức chính trị công quyền căn bản nhất mà mọi sinh viên học lớp chính trị học 101”

    Sinh viên chính trị 101 TTĐ đang nói tới là trong nền giáo dục tư bẩn . Trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cần biết những gì sv 101 ở mấy nước tư bẩn biết .

    “Mục đích tối hậu của đảng CSVN trong “nhất thể hóa” là hòa tan đảng và nhà nước thành một để người dân không còn thấy sự khác biệt giữa đảng cai trị và nhà nước lãnh đạo, giữa đảng CSVN và tổ quốc Việt Nam, giữa pháp trị và pháp quyền”

    wrong-o. Về nhận thức của dân Việt … ngày Tết cứ vui chơi . Trước nhất thể hóa, trí thức nhà mềnh xem Đảng & chính phủ là 2 entities riêng biệt . Sau nhất thể hóa thì Nguyễn Ngọc Chu xem tòa án & chính phủ là 2 entities riêng biệt . Oh, fook it! Xem ra nhất thể hóa hay không cũng không có 1 tác dụng nào . Hình như Sếch-bia có nói những sự kiện chỉ làm nhức đầu những kẻ khôn . Ignorance is bliss. Trí thức nhà mềnh đang sống trong tình trạng viên mãn kinh niên (permanent happiness).

    “nhưng tại sao đầu thế kỷ 21 rồi mà họ vẫn tiếp tục cổ võ cho chế độ độc tài mà gần cả thế giới đã xem như một khối u phải được cắt bỏ và đã được cắt bỏ tại nhiều nơi trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại?”

    Vì họ nghĩ chế độ ở Việt Nam là chế độ dân chủ . Chính họ góp phần rất trực tiếp để thể chế này tồn tại . you cant destroy what you had helped build. Ai sẽ thú nhận mình đã giúp chế độ độc tài ? Họ không thể chối bỏ được, thậm chí tự hào, về những đóng góp của mình cho chế độ, chỉ còn cách tạo hỏa mù .

    “So sánh giữa những thành phần học cao, hiểu rộng, có ý thức phân biệt, có lý luận đúng sai, đi nhiều nơi trên thế giới đang tiếp tay với chế độ độc tài và những bà cụ già buôn gánh bán bưng, những bác nông dân đầu tắt mặt tối, những cô gái trẻ cởi truồng đi bão sau những trận banh, ai đáng trách và ai đáng thương?”

    Câu so sánh trên trùng với trường hợp Vũ Thành Tự Anh & những người như ông ta . Trí thức xã hội chủ nghĩa thật sự tin mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước . Vả lại, với trình độ trí thức như họ, họ chợt hiểu ra dân là collateral damage, là đống gạch để họ xây chế độ . Đúng, 1 số gạch sẽ không có vinh dự part of grand scheme. Giới phản biện ôn hòa có câu về điều này “những mất mát đã được tiên liệu trước & có thể chịu đựng được”. Like i said, collateral damage.

    “Nhưng nhân dân Việt Nam và nhân dân Venezuela cũng chia xẻ chung một khát vọng được sống trong tự do, dân chủ”

    TTĐ sai lần nữa . Đọc Phạm Lê Vương Các & nhìn hành động “đấu tranh” của những người như Phạm Đoan Trang … dân ta thì (quả có) khác .

    “CSVN đang bước lên vết xe đổ của Liên Sô”

    Nhưng không có nghĩa CSVN sẽ đổ như cái xe LX. Dân Nga & dân mình cũng khác .

    Theo Lê Nguyễn Duy Hậu, cái “thế giới song song” (as in không có điểm gì chung) với thế giới bên ngoài đó chính là Việt Nam . Lê Nguyễn Duy Hậu là 1 trong hàng vạn “người song song” (không có điểm gì chung), và cách đấu tranh cùng những người đấu tranh đều là “song song” (không có điểm gì chung) với tất cả những gì đã & đang xảy ra ngoài Việt Nam .

    Thui thì năm mới cũng trao cho nhau lời chúc may mắn từ thế giới song song với các bạn .

Comments are closed.