Tin Biển Đông
RFA có bài: Trung Quốc hiện thực hóa bành trướng biển Đông và giải pháp nào cho Việt Nam. Trung Quốc liên tiếp quân sự hóa Biển Đông, xây dựng và mở rộng căn cứ trên các đảo nhân tạo, triển khai máy bay, tàu chiến và nhiều khí tài, tổ chức tập trận bắn đạn thật. TS Đinh Hoàng Thắng nhận định: “Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Quá trình này nằm trong chính sách được thiết kế, được tính toán khá kỹ lưỡng… Trung Quốc có một chiến lược hẳn hỏi để chiếm Biển Đông”.
Bàn về giải pháp cho Việt Nam ở Biển Đông, TS Thắng phân tích: “Hai thứ rất quan trọng là xây dựng quan hệ đối tác và thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế, cộng với việc tổ chức một cuộc chiến trên hai khía cạnh pháp lý và truyền thông phải làm thật mạnh”.
Mời đọc thêm: Hun Sen cam kết với Việt Nam không cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Campuchia (VOA). – Những nhà Biển Đông học đóng góp tích cực bảo vệ chủ quyền biển đảo (TTXVN).
Chiến dịch “đốt lò”
Tại kỳ họp thứ 32, UBKT Trung ương quyết định kỷ luật bốn tướng công an và quân đội, gồm: Trung tướng Nguyễn Công Sơn và Trung tướng Nguyễn Văn Ba, cả hai từng giữ chức Phó Tổng cục trưởng TCCS, Bộ Công an; Thiếu tướng Lê Đình Nhường, cựu Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT; Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, UVTT Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo 3 tướng công an liên quan vụ đánh bạc nghìn tỷ, theo VOV. Đó là 3 trong 4 tướng công an nói trên: Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Trung tướng Nguyễn Văn Ba và Thiếu tướng Lê Đình Nhường, bị kỷ luật “cảnh cáo” vì liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ của cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, Thiếu tướng quân đội Đặng Ngọc Nghĩa bị cảnh cáo vì sai phạm trong dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Nam Đông – A Lưới, “dẫn đến công trình kém chất lượng, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, không sử dụng được, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước”.
Phe “đốt lò” còn kỷ luật khiển trách nguyên Giám đốc Công an TP Đà Nẵng Lê Văn Tam, theo VOV. Thời còn tại vị, Đại tá Lê Văn Tam gian dối trong kê khai tài sản nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Ông Tam được cho là cộng sự đắc lực của Vũ “nhôm”, giúp Vũ “nhôm” thâu tóm đất vàng ở Đà Nẵng.
Bài viết nhắc đến thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng ông Tam được Vũ “nhôm” hối lộ căn biệt thự 1.000 m2, trị giá hơn 100 tỷ đồng. Với sai phạm liên quan đến đường dây đằng sau Vũ “nhôm” như vậy, nhưng trước mắt ông Tam chỉ bị “khiển trách”.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật Chủ tịch, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông, theo VietNamNet. Tại kỳ họp thứ 32, UBKT kết luận rằng, Ban cán sự đảng tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2016-2021 “đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để UBND tỉnh có nhiều vi phạm, khuyết điểm” trong quản lý đất rừng, “gây thiệt hại và thất thu ngân sách nhà nước, để mất rừng”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bốn “chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng “cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; trực tiếp ký một số quyết định giao đất”.
Mời đọc thêm: UBKTTƯ cảnh cáo và đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao (PLTP). – Hàng loạt cán bộ và tướng lĩnh Công an, Quân đội bị xem xét kỷ luật (VOV). – Xem xét kỷ luật Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông (Zing). – Kỷ luật khiển trách cựu Giám đốc Công an TP Đà Nẵng Lê Văn Tam (KT&ĐT). – Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa bị kỷ luật cảnh cáo (Sputnik). – Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu xử lý sai phạm tổ hợp khách sạn Mường Thanh (LĐ).
“Củi” Tất Thành Cang
Chiều tối 7/12/2018, nhiều tờ báo “lề đảng”, như báo Thanh Niên, có bài dẫn lời Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư kỷ luật ông Tất Thành Cang. Theo đó, sau kỳ họp thứ 32 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6/12, UBKT kết luận rằng, ông Tất Thành Cang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Theo Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho biết, UBKT Trung ương “xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang” về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 31 của UBKT Trung ương. Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh vào sai phạm của ông Cang trong vụ “ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.
Nhiều ý kiến trong dư luận “lề dân” cho rằng ông Tất Thành Cang đang theo “đúng quy trình” đã diễn ra với Đinh La Thăng trước đây. Tuy nhiên, vẫn phải tính tới sức ảnh hưởng của phe nhóm Lê Thanh Hải ở miền Nam.
RFA có bài: Phó bí thư TPHCM Tất Thành Cang bị đề nghị kỷ luật. Bài viết dẫn lời mục sư Nguyễn Hồng Quang nhận định: “Ủy ban kiểm tra trung ương đảng không có con đường nào khác, phải kỷ luật những loại sâu mọt, mà nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi là sâu chúa, phải đưa ra trước pháp luật cùng bè đảng với nó, đồng lõa với nó phải chịu tội. Đó là chờ đợi của nhân dân thành phố Sài Gòn”.
Mời đọc thêm: Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật ông Tất Thành Cang (DT). – Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật ông Tất Thành Cang (VOA). – Ông Tất Thành Cang bị xem xét kỷ luật: Bài học cho cán bộ trẻ (VOV). – Ủy viên trung ương đảng Tất Thành Cang bị đề nghị kỷ luật (NV). – Không có ai chất vấn Chủ tịch TP.HCM! (Infonet).
Vũ “nhôm” và sai phạm ở ngân hàng Đông Á
Báo Lao Động đưa tin: Vũ “nhôm” bị Viện Kiểm sát đề nghị án 15-17 năm tù. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, cựu thượng tá tình cáo công an Việt Nam, bị VKSND đề nghị mức án từ 15-17 năm tù về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt hơn 203 tỉ đồng của Ngân hàng Đông Á (DAB). Cộng với bản án trước đó, tổng mức án Vũ “nhôm” có thể nhận từ 23 – 25 năm tù.
Bị cáo Trần Phương Bình – cựu Tổng Giám đốc DAB bị đề nghị mức án chung thân về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
VKSND cho rằng, bị cáo Vũ ‘nhôm’ đã nộp 203 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nên đây được xem là tình tiết giảm nhẹ, theo báo Tiền Phong. Lẽ ra, Vũ “nhôm” phải chịu mức án từ 20 năm tù đến chung thân. Ở Việt Nam, quan chức sai phạm, đục khoét rồi nộp lại số tiền không đáng là bao, được gọi là “tình tiết giảm nhẹ”. Bởi vì ngân đang trống rỗng, nên các bị cáo phạm tội tham nhũng được khuyến khích nhả ra.
Ngoài ra, viện kiểm sát còn đề nghị xem xét trách nhiệm thanh tra 10 năm không ra sai phạm, theo báo Pháp Luật TP HCM. Thật ra thì thanh tra luôn báo cáo “tốt” không có gì lạ. Các đơn vị được thanh tra luôn đút lót tiền cho các đoàn thanh tra để êm xui. Đây được gọi là “nguyên tắc ngầm”, bất cứ doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước nào cũng biết.
Mời đọc thêm: Vì sao Vũ ‘nhôm’ được đề nghị thoát án chung thân? (PLTP). – Đại án DongA Bank: Vũ ‘nhôm’ phải hoàn lại 13,4 triệu USD cho DongA Bank (TN). – Đại án Ngân hàng Đông Á: Kiến nghị thu hồi khoản chi lãi suất ngoài (TP). – Kiến nghị Bộ Công an xử lý nhiều cán bộ lãnh đạo ngân hàng (NLĐ). – Đại án Ngân hàng Đông Á: Kiến nghị Bộ Công an điều tra hàng loạt cán bộ, cá nhân (TGTT). – Vũ ‘nhôm’, Út ‘trọc’ thâu đất vàng ngàn tỷ: Tới đây chắc còn nhiều vụ nữa (VNN).
Cổ phần hóa để trục lợi
Tổng Kiểm toán Nhà nước: Xác định giá đất tùy tiện gây thất thoát lớn, theo báo Một Thế Giới. Ông Hồ Đức Phớc thừa nhận: “Việc hoàn thiện giá đất là tất yếu, cần làm ngay, tránh việc hiểu nhầm vì mỗi phương pháp xác định giá đất có ra kết quả khác nhau, cho nên đó là lỗ hổng gây thất thoát ngân sách nhà nước”.
Không phải đến bây giờ người ta mới nhận ra điều đó, nhưng đó là “mỏ vàng” để cán bộ tham nhũng, đục khoét tài sản quốc gia. Đến nay, có lẽ ngân khố trống rỗng, người ta mới cuống cuồng xiết đất công, mục đích cũng chỉ đem bán để trả nợ, chứ chẳng tốt lành gì.
Zing có bài: Nhà đầu tư mua cổ phần DNNN chỉ nhắm tới ‘đất vàng’. Vài doanh nghiệp nhà nước ít ỏi kinh doanh thực chất, được nhà đầu tư lựa chọn, chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Sabeco, Vinamilk. Còn lại, hàng ngàn DNNN khác sống dựa vào tiền cho thuê và bán đất công… Những “nhà đầu tư” mua lại các doanh nghiệp này đa phần là người nhà quan chức, mua để tận dụng, thu tóm các khu đất vàng.
Mời đọc thêm: Nhiều lỗ hổng khiến tham nhũng, lãng phí đất đai lớn (ĐTTC). – Không ký hợp đồng với các doanh nghiệp “sân sau” (GT). – Chống thất thoát trong doanh nghiệp nhà nước: Phải quản lý theo cơ chế thị trường (SGGP).
Cán bộ sai phạm
Báo An Ninh Tiền Tệ đưa tin: Khởi tố vụ tham ô tại một trung tâm phát triển quỹ đất huyện. Theo đó, “năm 2016, trong quá trình quyết toán công trình thao trường bắn tại Buôn Choil, xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Krông Nô đã chi sai mục đích số tiền hơn 1 tỷ đồng”. Số tiền này đến nay vẫn chưa được hoàn lại cho chủ đầu tư.
Báo Kiến Thức đặt câu hỏi: Lãnh đạo Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam dùng bằng giả? Ông Nguyễn Trọng Khanh được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), với bằng đại học Dược. Tuy nhiên, bằng đại học này được Trưởng Đại học Dược Hà Nội xác nhận không có.
VATAP là hiệp hội của chính quyền, không có gì bất ngờ khi lãnh đạo là người thiếu trình độ nhưng thừa tham vọng. VATAP cũng là đơn vị đã vinh danh “thuốc trị ung thư” giả Vinaca làm từ than tre, gây rúng động dư luận hồi năm 2017.
Mời đọc thêm: Bảo kê tại chợ Long Biên: Chính quyền có thờ ơ? (NLĐ). – Không được trả nợ còn bị ‘neo’ nửa tỉ đồng (PLTP).
Tin nhân quyền
RFA đưa tin: Tù chính trị Nguyễn Trung Tôn bị bắt “học kỷ luật” do không kiểm điểm nhận tội. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ mục sư Tôn cho biết: “Họ buộc phải viết bản kiểm điểm mỗi ngày, nhưng chồng tôi nói không có tội chỉ đấu tranh cho một đất nước dân chủ; mọi người dân được có quyền theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Do đó họ đưa chồng tôi sang một phòng khác với lý do để người khác viết kiểm điểm. Chồng tôi rất cứng rắn, đã dấn thân chấp nhận tù đày”.
Báo VietNamNet đưa tin về kết luận vụ người phụ nữ tử vong khi làm việc với đoàn liên ngành. Tháng 8/2018, tại Tây Ninh, có đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở thu mua khoai mì của bà Bích. Tại đây, xảy ra mâu thuẫn, cự cãi, một công an đi cùng đoàn đã xô ngã bà Bích, khiến bà chấn thương sọ não, tử vong.
Sau 4 tháng điều tra, Công an tỉnh Tây Ninh kết luận, bà Bích chết do “chấn thương sọ não trên người có bệnh lý thiếu máu cơ tim”. Chồng bà Bích khẳng định bà không hề có bệnh lý như công an kết luận. LS Trần Quốc Tuấn cho biết: “Nguyên nhân tử vong đã xác định là do chấn thương sọ não thì không liên quan đến bệnh lý thiếu máu cơ tim”.
Bài: Tranh cãi về bệnh lý của người phụ nữ chết khi làm việc với đoàn liên ngành trên báo Người Lao Động nhận được nhiều phản hồi chỉ rõ bản chất của công an (mặc dù phản hồi đã qua kiểm duyệt). Một người cho biết, bản báo cáo đã chỉ rõ ý đồ chối tội và bao che cho cấp dưới của công an Tây Ninh. Điều tra đến 4 tháng rồi đưa ra bản kết luận phủi sạch trách nhiệm, “chắc là đụng tới gốc mạnh đây”.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả tổng kết, có 50 nhà báo bị giết chết từ đầu năm 2018 đến nay. Trong đó, đứng đầu là Afghanistan với 13 nhà báo bị giết, kế đến là Syria 9, hai nước xếp thứ ba là Mỹ và Mexico, mỗi nước có 4 nhà báo bị giết. Donald Trump là tổng thống Mỹ duy nhất liên tục tấn công báo chí, khi gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân” và gọi các tờ báo đưa “tin vịt”.
Mời đọc thêm: Doanh nhân mang án oan 10 năm kiện đòi VKS bồi thường: Tranh cãi việc áp dụng Luật Bồi thường mới hay cũ (PLVN). – Công an khẳng định không hề bảo kê “thiên đường sung sướng ven biển” (LĐ). – Tạm đình chỉ công tác phó trưởng công an xã bị tố đánh dân vỡ xương ngón tay (VOV). – Thừa Thiên-Huế: Phó trưởng công an xã dùng dao đánh dân nhập viện (NV). – Sai phạm quá rõ, Công an tỉnh Hòa Bình 4 năm điều tra chưa xong (DNHN). – Khóc òa, Việt Nam ơi! (VOA).
Thêm học sinh bị tra tấn
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đưa tin: “Một học sinh ở Long An vừa bị cô giáo nện thâm tím người. Do ngay cái đầu tiên bé đau quá không dám khóc nên cô tưởng không đau, cô nện thêm một số cái thật lực. Đến chiều bé về nhà thì đau đi không nổi, nên cha mẹ phát hiện. Cha mẹ bé giận quá nên gọi nhà trường. Cô giáo và hiệu trưởng đã đến nhà xin lỗi. Do cha mẹ bé sợ mạng xã hội sẽ vật chết cô giáo nên họ xin… nương tay, xin không đăng báo“.
Nhà báo Bạch Hoàn viết: “Một nền giáo dục chứa chấp kẻ phạm tội là một nền giáo dục tội phạm. Kẻ nào dung túng cho tội ác hoành hành trong môi trường giáo dục, kẻ đó là tội đồ dân tộc… Đã đến lúc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cần lên tiếng, yêu cầu ngành giáo dục phải ngay lập tức công bố chương trình hành động khẩn cấp chống bạo lực học đường, chống bệnh hình thức giả tạo, chấm dứt tình trạng chạy theo thành tích bỏ quên con người“.
UBND huyện Ứng Hòa yêu cầu kỷ luật giáo viên tát và xúc phạm học sinh ở Hà Nội, theo báo Người Đưa Tin. UBND huyện thừa nhận, kết quả xác minh đơn tố giác của phụ huynh cho thấy: “Việc cô giáo tát 2 học sinh lớp 8C và đuổi một học sinh lớp 8A ra khỏi lớp là có thật”.
UBND huyện Ứng Hòa nói thêm, “trách nhiệm còn thuộc về ông Vương Đăng Tuyến – Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vân Đình do chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm người đứng đầu, để xảy ra sự việc giáo viên của nhà trường đánh, xúc phạm học sinh”.
Xảy ra hàng loạt sai phạm, vụ việc gây bất bình dư luận, Bộ GD&ĐT yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, theo báo Tiền Phong. Chỉ đến khi dư luận phản ứng dữ dội về hàng loạt vụ bạo hành học sinh diễn ra gần đây, quan chức giáo dục mới sực tỉnh, nhưng đã quá muộn. Vấn đề là nền giáo dục CSVN từ lâu nặng “tính đảng” mà thiếu tính người, giờ thì “yêu cầu chấn chỉnh đạo đức” chẳng có ý nghĩa gì cả.
TS Lê Nguyên Phương bàn về tình trạng bạo hành học sinh và những bất an, sợ hãi trong môi trường giáo dục, theo Zing. Những vụ bạo hành học sinh được biện minh dưới hình thức “kỷ luật” diễn ra trong thời gian qua chính là nhục hình. Bàn về tác dụng của nhục hình, chuyên gia tâm lý Elizabeth Gershoff đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy:
“Nhục hình chỉ làm cho trẻ chấm dứt hành động mà người lớn không muốn ngay lúc đó. Không những chẳng đạt được mục đích, nhục hình trong kỷ luật còn làm tăng sự hiếu chiến, hành vi phản xã hội, thậm chí một số chứng rối loạn tâm thần của trẻ”.
Cũng tin giáo dục, báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Giáo viên Trường Yên Sơn tố tiêu cực bị trù dập, ép ra khỏi ngành. Cô Nguyễn Thị Bích Nhung, giáo viên âm nhạc Trường trung học cơ sở Yên Sơn (Hà Nội) tố cáo “tình trạng giáo viên không dạy, nhưng lại ký khống vào sổ đầu bài để hoàn thành sổ sách. Thực tế họ không lên lớp, nhưng vẫn có chữ ký đã lên lớp”.
Nội dung tố cáo được chính quyền xác minh đúng, nhưng không giải quyết. Trưởng phòng Giáo dục thông đồng bao che, tránh báo chí. Bà Phan Thị Thanh Hương, hiệu trưởng, vẫn tại vị, sau đó quay ngược lại trù dập cô Nhung, ép cô phải nghỉ việc, ra khỏi ngành.
Mời đọc thêm: Kỷ luật giáo viên ở Hà Nội tát và xúc phạm học sinh (LĐ). – Kỷ luật giáo viên ở Hà Nội tát và xúc phạm học sinh (Zing). – Phạt học sinh tát nhau trong lớp: Lập hội đồng, đề xuất hình thức kỉ luật cô giáo (DT). – Những cái tát “sợ hãi và xấu hổ” — Bố trí giáo viên riêng chăm sóc bé trai bị buộc vào cửa sổ (VNN). – Bão tát, bão quỳ? (GDVN). – Vụ nhà trường buộc học sinh viết lời khai: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm (SGGP). – Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo sau liên tiếp 2 vụ cô giáo cho học sinh tát bạt để “phạt” (GĐ&XH). – Đừng… tốt nghiệp “trường Tát” (Người Đô Thị).
BOT An Lạc – An Sương
Truyền thông “lề đảng” đồng loạt bị “khóa mồm” vụ dân phòng, côn đồ hành hung tài xế ở BOT An Lạc – An Sương. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh có clip: tài xế bị côn đồ và dân phòng có chỉ đạo từ quận hăm dọa, đánh đập. Clip cho thấy đám dân phòng, côn đồ ô hợp, hành động vô văn hóa. Sau nhiều ngày “hoãn binh” trước cánh tài xế, cuối cùng những người cầm trịch BOT An Lạc – An Sương cũng dùng đến thủ đoạn đàn áp dân quen thuộc:
Các bạn, hãy hết sức bình tĩnhHãy bình tĩnhĐêm qua đến rạng sáng nay, giới tài xế đi ngang BOT An Sương của Hà Nội (đặt tại TPHCM) vẫn không đồng ý mua vé vì trạm này đã thu lố 31 tháng.Sáng hôm qua, họ dùng mấy tên gian hồ xâm mình ra đập xe tài xế nhưng tài xế không sợ nên hôm nay họ dùng lực lượng ăn lương chính thức của quận Bình Tân.Tuy nhiên, cách hành xử vô học, mất dạy của lực lượng này càng khiến giới tài xế buồn cười và không thèm sợ. Các bạn này đã mất bình tĩnh đến mức phun nước miếng đầy kính sau xe của anh Huỳnh Long. Họ văng tục chửi thề, rồi gầm gừ hăm he…Mong quận Bình Tân hết sức bình tĩnh. Đừng làm xấu hình ảnh của mình thêm nữa. Cái lò đã kéo về quận 2 rồi. Mà quận 2 qua Bình Tân chỉ còn 15km thôi.Hãy bình tĩnh
Publiée par Trương Châu Hữu Danh sur Jeudi 6 décembre 2018
Ông Danh cho biết: “Đêm 6/12, rạng sáng 7/12, giới tài xế đi ngang BOT An Sương của Hà Nội (đặt tại TPHCM) vẫn không đồng ý mua vé vì trạm này đã thu lố 31 tháng. Sáng hôm trước, họ dùng mấy tên giang hồ xăm mình ra đập xe tài xế nhưng tài xế không sợ nên hôm nay họ dùng lực lượng ăn lương chính thức của quận Bình Tân”.
Cũng tối ngày 6/12, một người ngồi trên xe tại BOT An Sương – An Lạc đã bị nhóm côn đồ mở cửa xe, lôi ra, bắt đi, theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh. Ông Danh mô tả, có hàng trăm côn đồ tụ tập cùng công an tại trạm thu phí, chúng mang khẩu trang y tế, đeo túi chéo, đi đi lại lại, nghênh ngang. Anh Lê Thái Hùng, ngồi trên xe, bị nhóm côn đồ lôi đi trong sự chứng kiến của công an mà không có sự can thiệp nào.
Thương quá Sài Gòn ơi…Xem clip cảm thấy thương hại nhóm cán bộ tầng dưới, ít học, nhà nghèo, không công ăn việc làm, được cán bộ tầng trên giao cho chút quyền lực họ trở nên hung hãn không thể kiểm soát.Họ, ở nhà cũng có cha mẹ già, có những đứa con dại…Họ, đi làm tay sai chống lại đồng bào chỉ vì 2 – 3 triệu đồng phụ cấp mà không hợp đồng lao động, không có tương lai.Xem clip, thấy thương họ, thương tôi, thương chúng ta. Xem clip, để thấy rằng hòn ngọc Viễn Đông đã chết.Xem clip, để thấy một Sài Gòn nhân hậu nghĩa tình nay đã là tphcm với những con người vô học nắm quyền, coi dân như cỏ rác…
Publiée par Trương Châu Hữu Danh sur Vendredi 7 décembre 2018
Trên trang Facebook cá nhân, tài xế Huỳnh Long, người từng có nhiều sáng kiến hay phản đối BOT Cai Lậy, có đoạn clip chỉ rõ “lực lượng Công An Quận Bình Tân không từ 1 thủ đoạn nào để hãm hại các anh em tài xế”, khi gấp rút dựng biển báo không đúng quy chuẩn, gài bẫy để phạt tài xế phản đối BOT An Lạc – An Sương.
Để đối phó với các tài xế đang phản ứng ở trạm BOT An Sương-An Lạc. Lực lượng Công An Quận Bình Tân không từ 1 thủ đoạn nào để hãm hại các ae tài xế.
Publiée par Huỳnh Long sur Jeudi 6 décembre 2018
Mời đọc thêm: TP HCM: BOT An Sương – An Lạc thu bao nhiêu tiền một ngày? (ĐS&PL/VN Mới). – Thêm tiếng thở dài từ dự án BOT giao thông (ĐT). – Trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc: Bất ngờ với 4 cây cầu (NLĐ). – Doanh thu thấp, BOT đang trở thành gánh nặng lớn cho nhà đầu tư (VTC).
***
Thêm một số tin: Bộ Nội vụ đề nghị tỉnh thành dừng hợp nhất bộ máy — Việt Nam xử lý các trường hợp lợi dụng cổ vũ bóng đá ‘kích động gây rối’ – Các ông ác lắm, vô cảm lắm và đểu lắm (RFA). – Thay đổi tội danh truy tố, Hoàng Công Lương đối diện mức án nặng hơn (Infonet). – Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cựu Bộ trưởng Nội vụ đòi kiện Tổng thống Slovakia (VOA). – Dân cử gốc Việt bàn về việc TNS Janet Nguyễn thất cử (BBC). – Hà Nội lên tiếng trước thông tin chính quyền Trump ngừng trục xuất di dân Việt (VOA).