24-11-2018
Trong một tờ báo, nơi tôi từng làm việc, trước cửa là tấm bảng rất to về “Đạo đức người làm báo XHCN”. Một trong những điều ấy là “Tuyệt đối trung thành với lý tưởng XHCN”. Khi ấy, bản tính nông nổi khiến tôi đặt câu hỏi: “Nếu một khi sự thật không trùng với lý tưởng XHCN thì nhà báo phải làm gì?”
Toàn bộ 13 người vừa bị bãi chức vì không phải là đảng viên ở báo Thanh Niên đều là những người có thâm niên và chuyên môn dày dặn ở lĩnh vực của mình. Không phải ai trong số họ cũng làm việc trong khâu sản xuất nội dung, và cũng không phải ai trong số họ cũng sẵn sàng làm mọi thứ để có được tấm thẻ đảng nhằm giữ lại những gì đang có.
Trong số 13 người này, có người đã nói thẳng trong các cuộc họp chính thức họ không muốn vào đảng chỉ vì “không có niềm tin”, nhẹ nhàng hơn, có người nói với chi bộ Báo rằng họ “không vào vì không thích”. Có người trả lời tôi mang tính ẩn dụ hơn: “Em có thích ngồi trong một bàn nhậu toàn người em không thích và nói toàn chuyện em không muốn nghe?”. Tuy nhiên, cũng có người trước đó vì không đánh giá đúng tình hình, đến giờ cuối vẫn cố sức chạy vạy nộp đơn nhưng… không kịp. Không phải ai cũng xuất phát từ nhận thức chính trị.
Thông tin của tôi cho biết báo TN sẽ có “những sắp xếp” để “bảo đảm quyền lợi cho anh em”. Đó là chuyện của BBT, và dĩ nhiên sẽ làm sao để tránh việc những nhân sự chủ chốt này bỏ việc. Sẽ không dễ tìm ra những nhân sự có thâm niên như vậy để lấp vào chỗ trống.
Thân phận một nhà báo ở Việt Nam hôm nay còn cay đắng hơn ngày trước, nếu đôi khi người làm báo tự vấn lại việc mình đang làm. Không chỉ tránh né hoặc luồn lách để đưa cho được sự thật mà không bị Tuyên giáo khiển trách, bây giờ họ còn phải lựa chọn để tránh các đề tài chạm đến các doanh nghiệp “ông lớn” là “đối tác” của báo, hay thật ra, chỉ là “đối tác” của các vị trong BBT. Và, bây giờ nếu không phải là đảng viên thì sẽ không được ngồi ở vị trí có thể tham gia quyết định nội dung tờ báo.
Dường như, thay vì tìm kẻ hở để lách mình qua các rào sắt ngăn chặn tự do, những người có quyền ở báo Thanh Niên rất thích thú trong việc tiếp tay bịt kín mọi khe hở nếu có. Giam giữ đồng nghiệp và giam giữ chính mình. Để ở đó họ tha hồ điều khiển các nhóm lợi ích làm tiền cho chính mình. Vụ báo Thanh Niên liên kết với công ty Oglivy trong vụ ăn tiền Masan giết nước mắm truyền thống là một ví dụ. Vụ việc đó khiến phá tan danh dự và uy tín của tờ báo, thậm chí nhiều anh em làm báo Thanh Niên đến giờ khi nói chuyện với tôi vẫn chưa hết tức giận, cay đắng.
Ai trong số các vị chức sắc báo chí đang ở nhà cao cửa rộng vẫn giữ niềm tin về một xã hội cộng sản “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Chẳng có ai cả. Chuyện đề bạt hay bãi chức vì lý do tư cách đảng viên chẳng có ý nghĩa gì với họ. Ý nghĩa lớn nhất của việc này ư? Đảng chỉ là công cụ.
Không có nhà báo đảng viên. Chỉ có nhà báo thật sự làm báo.
Bạn băn khoăn vì nghề nghiệp? Điều ấy cho thấy bạn còn chút lương tri của người cầm bút đấy bạn ạ! Xin được có đôi lời góp nhặt…
Ai làm báo ở VN xã – nghĩa cũng phải đối diện với sự lựa chọn hằng ngày là viết theo ý Đảng chó hay- viết theo lương tri và sự thật. Tôi gọi đó là một lựa chọn không dễ dàng…Người ta có thể dùng chữ nghĩa hơn người hay còn gọi là năng khiếu viết lách để kiếm cơm hay kiếm chức, kiếm vinh quang hay kiếm sự an toàn, hay kiếm cả hai- để ép những cái chữ trong những cái khuôn nghèo nàn trơ trẽn gian xảo sau đó đập ra thành sản phẩm trí tuệ nhét vào mồm độc giả. Bất kể kẻ tiêu thụ thích hay không thích. Bạn biết tôi nói gì…
Báo là ngôn luận. Khi ngôn luận không có tự do, kết quả sầu thảm của nó nhiều vô kể:
Thứ nhất nó “định hướng” xã hội. Hai là nó trói các luồng tư tường sắp hàng đi một chiều.
Ba là nó đẩy sự giám sát của quần chúng vào góc tối. Bốn là nó che đậy những cái bẩn thỉu cáu ghét hôi hám và tô màu “đổi mới” nhưng người dốt cũng vẫn nhìn thấy rõ như ban ngày…
Bốn kết quả trên chạy đi, làm nghèo, lôi tuột xã hội xuống ống cống NHƯNG còn quay trở lại với kẻ làm báo vô lương- gặm nhấm hắn cái nhân cách con người hắn đang có, thành nham nhở xù xì.
Những con số cũng vậy. Hệ thống độc tài thối nát giấu diếm đến cùng khi không còn chối được mới thôi. Bạn nói đi. Thống kê VN là một rổ sạn với cát lẫn lộn bấy lâu nay không cho người dân và quốc tế một sự tín nhiệm nào sất. Ở VN con số không đem cho người ta một khái niệm nào. Đơn giản là vì Hệ thống độc tài nó MUỐN đánh tráo khái niệm!
Mách bạn nếu không muốn giây với hủi- thì hãy làm nhà báo tự do. Chừng nào lương tri của bạn còn băn khoăn nên hay không nên viết SỰ THẬT, có nghĩa bạn đang tiếp tay lôi cái xã hội VN xuống cống theo ý Đảng chó. Vậy thôi.
TRỰC là chữ hiếm hoi ngàn vàng ở cái buổi điêu tàn báo chí Việt hôm nay….Dù là nhà báo đảng viên hay không, cũng rứa !!!
“Khi ấy, bản tính nông nổi khiến tôi đặt câu hỏi: “Nếu một khi sự thật không trùng với lý tưởng XHCN thì nhà báo phải làm gì?”
Rất mừng là Trung Bảo chỉ nông nổi lúc đó thui . Sau này có lẽ Trung Bảo lúc nào cũng chín chắn, không cho phép mình nông nổi nữa. Chúc mừng, chúc mừng!
“Dường như, thay vì tìm kẻ hở để lách mình qua các rào sắt ngăn chặn tự do, những người có quyền ở báo Thanh Niên rất thích thú trong việc tiếp tay bịt kín mọi khe hở nếu có”
Họ là những người không “nông nổi”
“Không có nhà báo đảng viên. Chỉ có nhà báo thật sự làm báo”
Nhưng chỉ có nhà báo đảng viên mới thật sự có quyền làm báo .