Bản tin ngày 14-11-2018

Tin Biển Đông

Mỹ tuyên bố “tăng tốc” tuần tra biển Đông, theo báo Người Lao Động. Ngày 13/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói rằng, Washington phản đối các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông và đã “tăng tốc” các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải tại vùng biển này.

VOA đưa tin về tình hình tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc hy vọng đạt được bộ quy tắc ứng xử với ASEAN trong 3 năm tới. Theo tin từ báo SCMP, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra cam kết trên, trong ngày 13/11, tại Singapore, trước khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh hàng năm của ASEAN.

Tuy nhiên, ông Collin Koh, một chuyên gia về an ninh hàng hải của Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, nói với SCMP rằng, “vẫn còn lâu mới có thể hoàn tất được bộ quy tắc ứng xử khi các nước ASEAN còn đang bàn cãi xem nó có nên ràng buộc về pháp lý hay không”. Theo ông Koh, chính các nước ASEAN đang mất dần lòng tin vào bộ quy tắc này.

RFI bàn về quan niệm mới ”Ấn Độ – Thái Bình Dương”: Một thách đố với ASEAN. Bài viết phân tích tiến trình xây dựng khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương” do Hoa Kỳ và các nước đồng minh đề xuất, như một đối trọng trước tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, lập trường “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump vẫn đang khiến các nước châu Á nghi ngờ.

Mời đọc thêm: Mỹ đòi hỏi Trung Quốc rút tên lửa khỏi Biển Đông (Viet Times). – Mỹ lần đầu yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi Biển Đông (DT). – Trung Quốc sẵn sàng hoàn tất đàm phán COC? (TT). – Trung Quốc nói muốn hoàn tất COC Biển Đông trong 3 năm (TN).ASEAN cùng nỗ lực bảo đảm hoà bình, an ninh ở Biển Đông (VNN). – Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Singapore (RFI).

Nhân quyền ở Việt Nam

Vụ CSGT ‘té ngã’ lúc làm việc với dân: Đại biểu Quốc hội đưa ra góc nhìn mới, theo trang Đời Sống Việt Nam. ĐBQH Bùi Văn Xuyền hù dọa “người dân không thể thích đăng gì thì đăng lên mạng xã hội. Sắp tới, triển khai Luật An ninh mạng cần có quy định chặt chẽ việc này”.  

Ông Xuyền cũng cho biết: “Không thể quay rồi đưa lên bất cứ thứ gì, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, cũng như xâm phạm quyền của người khác. Tôi cho rằng những hành vi như thế cần được quy định rõ ràng và phổ biến cho người dân biết trong việc sử dụng mạng xã hội”. Trên danh nghĩa, ông Xuyền đại diện cho dân, nhưng cũng như bao ĐBQH “bù nhìn” khác, ông ta bảo vệ quyền lợi của nhà cầm quyền.

RFA đưa tin: Việt Nam điều trần trước Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam dự kiến sẽ báo cáo chuyện thực thi Công ước Chống tra tấn vào ngày 14/11 và trả lời các câu hỏi chất vấn của Ủy Ban vào ngày 15/11. Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các nhận định: “Dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tra tấn nhưng luật hình sự Việt Nam không có quy định về tội danh tra tấn theo định nghĩa của Công ước”.

Trang VietNamNet dẫn lời Bộ trưởng Công an Tô Lâm: Tổ chức phản động lưu vong chống phá Đảng, Nhà nước thủ đoạn ngày càng thâm độc. Ông Tô Lâm lại bắn chỉ thiên, khi cho rằng: “các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc tạo sự hoài nghi, gây ra tâm trạng bức xúc trong một bộ phận quần chúng nhân dân, từ đó kích động tập trung đông người gây rối, leo thang các hoạt động bạo lực, khủng bố phá hoại“.

Mời đọc thêm: Quốc Hội: ‘Phản động, xuyên tạc’ là điểm nóng an ninh (RFA). – Bộ trưởng CA: Tổ chức phản động lưu vong đang tăng cường chống phá (GT). – Thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước của các tổ chức phản động ngày càng tinh vi, thâm độc (NLĐ).

Sẽ có “tù tại gia”?

Báo VietNamNet đưa tin: Bộ trưởng Công an nói về đề xuất hình thức tù tại gia. Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề xuất bỏ tù tại gia, vì cho rằng các cơ sở giam giữ đang quá tải, tốn ngân sách nhà nước. Loại “tù tại gia” vẫn bị giam giữ trong “khung nhà sắt”, rồi giao cho gia đình chăm sóc, “đến bữa ăn cho ăn, còn giám thị sau này định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, nếu để trốn thì gia đình phải chịu“. Ông Tô Lâm cho rằng:”Đây là vấn đề mới nên sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, xem xét”.

Mời đọc thêm: Đại biểu QH đề xuất ‘tù tại gia’, nhiều người lo lắng về bất công  —  Sửa Luật Đặc xá nhìn từ ‘nhu cầu đối ngoại’ (VOA).

Đường dây đánh bạc do hai tướng công an bảo kê: Ngày xử thứ 2

Báo Dân Trí đặt câu hỏi về chuyện ông Phan Văn Vĩnh đề nghị không công khai bản án: Chánh án Tòa Tối cao nói gì? Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định, “trong trường hợp này, toà làm theo luật, không có gì là đặc biệt trong vụ việc này cả”. Chỉ qua 2 ngày xét xử, hệ thống tòa án Việt Nam từ cao xuống thấp đều biểu hiện sự dung túng đối với 2 cựu tướng công an.

LS Nguyễn Thành Công nhận định với báo Người Lao Động về quyết định không công bố bản án trên mạng của tướng Vĩnh: Không có căn cứ, trái thẩm quyền. Theo LS Công, “hoàn toàn không có quy định nào xác định việc dừng công bố bản án theo yêu cầu của bị cáo mà không thuộc các trường hợp quy định tại điều 4, NQ 03 lại được chấp thuận”, cũng không có quy định “chỉ 1 bị cáo yêu cầu thì toàn bộ bản án sẽ được dừng công bố trên mạng như cách giải thích của chủ tọa nêu trên”.

Báo Tuổi Trẻ có đồ họa: Ngày thứ hai xét xử 2 cựu tướng công an.

RFA đặt câu hỏi: Công khai hay không bản án đối với cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh? Bài viết lưu ý: Ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh Tòa Hình sự Tòa án nhân dân Tối cao, nhận định “việc không cho công khai bản án theo yêu cầu của bị cáo Phan Văn Vĩnh là trái luật”.

Bên cạnh vụ đề nghị không công khai bản án của ông Phan Văn Vĩnh được chấp thuận, thông tin từ các báo “lề đảng” thể hiện sự thiên vị dành cho viên cựu tướng công an trước vành móng ngựa. Báo Dân Việt đặt câu hỏi về vụ đánh bạc nghìn tỷ: Vì sao ông Phan Văn Vĩnh được tháo còng tay? Còn báo VnExpress đặt câu hỏi: Vì sao ông Phan Văn Vĩnh không bị kê biên tài sản?

Mời đọc thêm: Vì sao chấp thuận yêu cầu không công khai bản án của Phan Văn Vĩnh? (Infonet). – Tranh cãi quanh việc không công bố bản án của ông Phan Văn Vĩnh lên cổng thông tin điện tử (NĐT). – Vụ đánh bạc nghìn tỷ:Ông Phan Văn Vĩnh có vẻ mệt mỏi, liên tục lau mắt (VOV). – Nữ chủ tọa xử vụ ông Phan Văn Vĩnh: ‘Bị cáo không phải chào Hội đồng xét xử’ (Soha).

Trùm đường dây đánh bạc khai hối lộ 2 cựu tướng công an hàng chục tỉ (TT). – Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh chăm chú nghiên cứu cáo trạng khi hầu tòa (LĐ). – Xét xử Phan Văn Vĩnh cùng đồng phạm: Bị cáo khóc nghẹn (ĐV). – Xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỉ: “Bị cáo biết mình sai và rất hối hận” (LĐ).

Khi đạo diễn “lề đảng” được “sáng mắt sáng lòng”

Tối 12/11, đạo diễn Đặng Quốc Việt viết đơn cầu cứu gửi các cơ quan truyền thông, báo chí và đăng trên Facebook, tố cáo, ông bị công an Tp Cần Thơ dùng nhục hình, tra khảo, đến độ ông phải nhập viện vì nghi ngờ ông có tàng trữ ma túy, cũng như đã thu giữ tài sản của ông trái phép.

Ông Việt kể rằng, ngày 9/11, ông bị công an TP Cần Thơ nhận lầm là đối tượng sử dụng ma túy, rồi hành hung và đưa ông về đồn, suýt bị nguy hiểm tới tính mạng. Đến sáng 10/11, sau khi xét nghiệm không thấy dương tính với ma túy, công an mới chịu thả ông.

Có không ít độc giả bình luận rằng, đạo diễn Đặng Quốc Việt vốn là tuyên truyền viên đắc lực của đảng Cộng sản, đã làm phim tài liệu về ông Hồ và GS đầy tai tiếng Vũ Khiêu, nay ông Việt gặp chuyện này cũng là dịp để ông “sáng mắt sáng lòng”.

Ảnh chụp giấy chuyển tuyến của Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang gửi Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM về trường hợp bệnh nhân Đặng Quốc Việt bị chấn thương ngực. Nguồn: FB Đặng Quốc Việt

Báo Một Thế Giới đưa tin: Công an Cần Thơ lên tiếng vụ bắt giữ, đánh đập đạo diễn đến từ TP.HCM. Phía công an cho rằng, không có ai tham gia đánh ông Việt, rằng ông Việt vào bệnh viện là do ông bị bệnh tim, không phải do công an đánh. Công an Cần Thơ nói rằng, thông tin trong đơn cầu cứu của ông Việt là “không chính xác, không đúng với diễn biến của vụ việc làm ảnh hưởng đến uy tín của Công an Cần Thơ. Sắp tới, Công an Cần Thơ sẽ có hướng xử lý đối vụ việc theo đúng quy định pháp luật”.

Báo Dân Việt bàn về vụ đạo diễn phim “tố” bị đánh: Công an khẳng định là bịa đặt. Theo đó, lãnh đạo công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, “đồng lòng” phủ nhận vụ ông Việt bị hành hung vô cớ. Đại tá Trần Văn Sáu, trưởng công an quận, bác bỏ chi tiết ông Việt bị mất hàng trăm triệu đồng và tài sản trị giá hàng trăm Mỹ kim.

Ông Việt lúc nằm ở Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ. Nguồn: DV

Cho dù công an có phản bác kiểu gì đi nữa, người dân vẫn không tin phía công an vô can trong vụ hành hung ông Việt, bởi nhiều người đã có kinh nghiệp khi đối mặt với công an, họ giống như một lực lượng kiêu binh hơn là những người thực thi pháp luật.

Mời đọc thêm: Đạo diễn “tố” bị bắt vô cớ, Công an Cần Thơ phản bác thông tin (LĐ). – Thông tin mới nhất vụ đạo diễn phim “tố” bị công an đánh (DV). – Công an Cần Thơ lên tiếng về thông tin giảng viên Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh “tố” bị đánh (NLĐ). – Thực hư vụ người đàn ông tố bị công an đánh khi đang đi chụp hình (DT). – Công an Ninh Kiều: ‘Không cán bộ nào đánh đạo diễn Đặng Quốc Việt’ (TT). – Công an Cần Thơ bác bỏ cáo buộc đánh đập đạo diễn Đặng Quốc Việt (RFA). – Tranh cãi thư ‘kêu cứu’ của một đạo diễn (BBC). – Đời không như là phim (FB Vũ Cận).

Bọn tham nhũng bàn cách chống tham nhũng!

Chống tham nhũng thế nào khi chính những người chống cũng tham nhũng, còn cơ quan chống tham nhũng lại là ổ tham nhũng: Một số vụ án tham nhũng xảy ra trong chính cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, theo Báo Kinh Tế Đô Thị. Trước đó, tin ông Trần Văn Truyền, tổng thanh tra chính phủ, tham nhũng, là giọt nước tràn trong vũng nước tham nhũng của chế độ cộng sản.

Người dân thì hầu như không còn ai tin cách lãnh đạo CSVN chống tham nhũng. Đến cả quan chức CS như Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga còn thừa nhận, “trong năm 2018 đã xảy ra một số vụ án tham nhũng, tiêu cực ngay trong chính cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng”.

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Số vụ tham nhũng bị phát hiện chưa phản ánh đúng thực trạng. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhận định, “vẫn còn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật”. Những vụ tham nhũng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế – chính trị – xã hội như vụ Mobifone mua AVG, sai phạm ở Thủ Thiêm… còn chưa được xử lý thích đáng thì nói gì đến sai phạm ở các địa phương.

Cả nước có khoảng 4 triệu đảng viên, nhưng năm 2018, hơn một triệu người kê khai tài sản chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm, theo báo Giáo Dục Việt Nam. Chuyện kê khai tài sản chỉ là cho có chứ không có hiệu quả. Trong 1 triệu người kê khai tài sản đó, “có đến” 44 người được xác minh tài sản, và 6 trường hợp vi phạm, những con số phù phép, rất đúng bản chất cộng sản.

Báo Dân Trí dẫn lời ĐBQH Nguyễn Minh Sơn: “Đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà biệt phủ trái phép nhan nhản không ai thấy”. Câu trả lời khá đơn giản, 100 USD, hay một bao cát trong hẻm, hay xây cái chòi vịt… là chuyện của nhân dân, còn biệt phủ, biệt thự… là của quan chức cộng sản. Mà đã là của dân thì phải vét, còn của đảng viên thì bao che cho nhau.

BBC đặt câu hỏi: Chiếc lò vĩ đại của Tổng bí thư có thật vĩ đại? Trong bài có nhiều số liệu thống kê do BBC thu thập cho thấy, chiến dịch “đốt lò” thực sự chỉ chạm đến phần rất nhỏ, phần nổi của “tảng băng chìm” trong bức tranh tham nhũng ở Việt Nam. Các “đối tượng” được chọn để “vào lò” cũng chứng minh rằng chiến dịch “đốt lò” không hơn gì hoạt động thanh trừng vây cánh đối lập.

Bài viết dẫn lời ông Zachary Abuza, nhà nghiên cứu Đông Nam Á từ National War College, Hoa Kỳ, nhận định: “Trung Quốc và Việt Nam không thực sự cam kết muốn loại trừ tham nhũng, vì tham nhũng chính là nhiên liệu giúp vận hành hệ thống chính trị của họ”.

Thống kê các tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật vì vi phạm từ năm 2013 đến 2018. Nguồn: Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương đảng CSVN.

Mời đọc thêm: Thay đổi thế nào trong tổ chức các cơ quan chống tham nhũng?22 điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán bị bắt, tạm giam (DT). – Tham nhũng vẫn phức tạp, nhất là “tham nhũng vặt” (GD&TĐ). – Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng tới hơn 32% (HQ). – 6 người đứng đầu đang bị xem xét kỷ luật vì để xảy ra tham nhũng (VOV). – Nạn tham nhũng từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi (BNews). – Họp Quốc hội: Từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng (ANTT).

Chống tham nhũng: Người đứng đầu liêm khiết thì cả bộ máy liêm khiết? (VOV). – Thay đổi thế nào trong tổ chức các cơ quan chống tham nhũng? (DT). – Tham nhũng vặt “làm khó” cơ quan chức năng (DĐDN). – Xử mạnh tham nhũng to nhưng lo tham nhũng vặt (LĐ). – “Đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà biệt phủ trái phép nhan nhản không ai thấy” (DT). Xây 19 căn nhà bên hồ Tuyền Lâm mà cán bộ không biết là chuyện lạ (LĐ).

Đi nước ngoài học kinh nghiệm nhưng chủ yếu tham quan, du lịch (VNN). – QLTT bị tố nhũng nhiễu doanh nghiệp (NLĐ). – Bộ GTVT vào cuộc vụ tố cáo sai phạm của Chủ tịch VEC Mai Tuấn Anh (NĐT). – Lâm Đồng: Bí thư xã bị tố bán ‘đất vịt trời’ chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng (ANTT).

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng vs Bộ Công an

Báo VnExpress đưa tin: Ông Lưu Bình Nhưỡng giải thích phát ngôn về vi phạm của cơ quan điều tra. Theo đó, ông Nhưỡng vẫn giữ quan điểm phê phán sai phạm của công an, nhưng điều chỉnh lại phát ngôn: “Hôm nay tôi xin được báo cáo rõ, nếu đem so sánh vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra với nhau… thì vi phạm của ngành công an chiếm tỷ lệ nhiều nhất, có những sai phạm chiếm tuyệt đối”.

Tuy nhiên, ông Nhưỡng cũng có dấu hiệu nhượng bộ, báo Thanh Niên dẫn lời ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Bộ Công an có 10 tướng Hồ Sỹ Tiến thì hay biết mấy. Vấn đề là công an ngày càng thoái hóa, biến chất do được trao quá nhiều quyền hạn để bảo vệ chế độ. Họ lộng hành và gây oan trái khắp nơi, thì có 100 hay 1000 tướng Hồ Sỹ Tiến cũng không giải quyết được vấn đề.

Mời đọc thêm: Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng “đăng đàn” đánh giá về công tác điều tra của công an (NLĐ). – ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Mong có một cuộc cách mạng thực sự trong lực lượng điều tra ​ (SGGP). – ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Giá mỗi tỉnh có một người như tướng Hồ Sỹ Tiến (DV).

Đầu tư công không hiệu quả

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Đầu tư công: Siết chặt để không ‘vung tay quá trán’. Trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, vay vốn khó khăn, chính quyền CSVN đang đưa ra các biện pháp sử dụng tiền hiệu quả. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, cần siết chặt các thủ tục đầu tư để tránh “vung tay quá trán”, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

Đầu tư công: Không để “hòa cả làng” khi thất thoát, theo báo Đấu Thầu. Từ trước đến nay, đầu tư công không mang lại hiệu quả, một phần do năng lực quản trị yếu kém, nhưng phần lớn là do tham nhũng. Hiệu quả sau đầu tư không được đánh giá, cũng không ai chịu trách nhiệm về những sai phạm, thất thoát.

Kiến nghị sửa đổi luật đầu tư công, nhiều đại biểu cho biết cần phải quy định rõ ràng những vấn đề trên. Nhưng nhìn từ thực tế, dù có quy định trách nhiệm hay có sự giám sát chặt chẽ thì cũng không hiệu quả, do bộ máy và cơ chế cộng sản không thể vận hành minh bạch.

Mời đọc thêm:  Chống đầu tư công dàn trải, không hiệu quả (NLĐ). – Sửa Luật để chống lãng phí đầu tư công (TCTC).

***

Thêm một số tin: 2 tấn cá chết dạt biển Đà Nẵng, chính quyền nói nước đạt chuẩn (VOA). – Bà Trinh nhét kim khâu vào dâu tây ‘để trả thù’? (BBC). – 1,3 triệu tỉ đồng thì lấy đâu ra? (LĐ). – Khởi tố, bắt tạm giam một giáo viên cùng ba đối tượng cho vay nặng lãi (BVPL). – Sai phạm tại Sở Y tế Hòa Bình và các đơn vị trực thuộc: Xử lý theo kiểu ‘hòa cả làng’ (ĐĐK). – Hiệu trưởng “bặt vô âm tín” sau khi vay nợ giáo viên gần 1 tỷ đồng (VNN). – Nhiều học sinh khá, giỏi có xu hướng tự hủy hoại bản thân (TT).

 

Bình Luận từ Facebook