Nỗi lo văn hóa nền

Viet-studies

Ngô Thảo

11-11-2018

Nước ta vừa trãi qua một mùa hè nóng khác thường. Đường phố Thủ đô có ngày vượt qua 60 độ C. Sánh với sự khác thường ấy chăng là độ nóng của Chính trường. Trong lịch sử của chính thể kỷ niệm 73 năm, chắc chắn chưa có khi nào, trong một thời gian ngắn, mà xảy ra những biến động, tổn thất về nhân sự cấp cao nhiều như thế, ở cấp tối cao như thế: Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, các Tướng lĩnh Công an và cả Quân đội.

Hiện tượng bất thường đó gợi cho chúng ta thật nhiều điều phải suy nghĩ.

Dĩ nhiên, không phải đến thời điểm này họ mới vi phạm. Quyết tâm, dũng khí tấn công tội phạm ở bất cứ cấp nào đã là tiền đề cơ bản. Nhưng để có đủ bằng chứng bắt tội, buộc tội, luận tội và xử tội lại đòi hỏi khả năng chịu đau của một thể chế đã đủ mạnh để không sợ domino của đổ vỡ hệ thống. Ngược lại, làm cho thể chế vững mạnh hơn, lấy lại niềm tin của nhân dân.

Hầu như tất cả bọn họ đều phạm tội về kinh tế, và bị xử, chỉ xử những tội liên quan đến kinh tế, từ tham ô, tham nhũng, đến thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một tội lớn, rất lớn, ai cũng thấy, cũng biết, mà không thấy xử, hoặc không thể xử, không hề thấy trong những bản luận tội tràng giang, ấy là lối sống, cách sống, quan niệm sống, đạo đức thông thường của Đảng viên, Viên chức, Cán bộ, thậm chí Công dân bình thường. Được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, rồi trao những trọng trách ngày càng cao. Nhưng khi ngồi vào ghế quyền lực,và để có quyền lực, họ đã rửa sạch mọi đạo lý cơ bản thông thường, để chỉ còn biết có ngôn ngữ giao tiếp của đồng tiền.

Lòng say mê vô độ với đồng tiền, coi đồng tiền của Dân, của Nước là vô chủ, để tha hồ vơ vét, ban phát cho vây cánh để tạo thế, tạo lực, tạo cho nhau một lối sống xa hoa, trụy lạc, trưởng giả, tự tạo những đẳng cấp thượng lưu, trong khi đi đâu cũng rao giảng học tập và làm theo đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà không phải để cho mình.Để tạo nguồn tiền, họ chung tay cùng các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, thậm chí cả xã hội đen, tạo ra các chính sách, các dự án, các quy hoạch quy mô ngày càng lớn, lại nóng lòng, không chờ đến ngày đâm hoa, kết trái, họ chia nhau phần trăm ngày càng đậm ngay từ nguồn tiền vay, tiền tạm ứng.

Phải xác định, trong một đất nước hòa bình, không thể đem các tiêu chuẩn hy sinh với quên mình của thời chiến để đánh giá phẩm chất cán bộ, viên chức. Nhưng ở một đất nước bước ra từ chiến tranh, lại chọn một thể chế xã hội công bằng và dân chủ, “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh), mà một bộ phận cán bộ viên chức chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hành để tạo cho mình một đời sống có “đẳng cấp thượng lưu”, lại không phải từ nguồn tiền do sức lao động của mình tạo ra, thì nguy cơ sa vào con đường bất lương luôn chờ sẳn.

Một điều ai cũng thấy là nền tảng văn hóa của xã hội nước ta đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng nhất lại nằm ở chính đội ngũ cán bộ viên chức rất đông đảo. Bao nhiêu cuộc vận động, bao nhiêu Trường lớp đào tạo, bao nhiêu cuộc thi học tập… mà mấy chục năm qua, chính đội ngũ này đã chung tay tạo ra, và chung sống với một nền hành chính công mà ngay từ ngày đầu Cách mạng ngỡ đã quét sạch: Nén bạc đâm toạc tờ giấy/ Con Vua thì lại làm Vua, con sãi giử chùa thì quét lá đa/ Vào cửa quan không nói chuyện bằng nước bọt/ Cái gì không mua được bằng tiền thì mua nhiều tiền hơn nữa/ Mua quan, bán chức, …

Hình như một bộ phận nắm quyền trong hệ thống đang cho mình được hưởng thụ một chế độ đặc lợi không tương xứng với những gì mà bản thân nền kinh tế đất nước cho phép. Nền tảng văn hóa nhân văn cỏ bản của hệ thống viên chức, kể cả một số viên chức cấp cao, có lỗ hỗng từ chính ý thức và quan niệm, khi được trao quyền để xây dựng một thể chế: CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN. Thay vì ý thức phục vụ, họ tranh thủ hưởng thụ.

Đã đến lúc, cần nói rõ: Nước ta, đất không rộng, từ ngày có chế độ mới, dù trãi qua nhiều cuộc chiến tranh, dân số đã tăng hơn gấp ba, nghĩa là mật độ dân số vào loại cao trên thế giới, tài nguyên chìm nổi mấy ngàn năm tiền nhân để lại đã được ta khai thác sắp cạn kiệt. Mấy năm gần đây, do biến đổi khí hậu, và cả do chính chúng ta tàn phá thiên nhiên, hàng năm, từ Bắc chí Nam, thiên tai hoành hành dữ dội và bất thường, các khu Công nghiệp thế hệ cũ đang nhanh chóng bộc lộ những hạn chế, nợ công chồng chất, …

Trong một thế giới đang vận động vô cùng phức tạp. Con đường phát triển duy nhất của đất nước chỉ có thể trông chở vào đội ngũ những con người ưu tú về phẩm chất, năng lực trí tuệ đảm nhận sứ mệnh thiêng liêng cao cả ấy.

Hơn cả bao giờ, nền tảng văn hóa của Viên chức nước nhà cần được nhìn lại.

NGÔ THẢO

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Biết rồi khổ “Nắm lói nhãi” . Tiếng hú vô vọng trong rừng sâu giữa đêm tối.
    Tham sân si là bản chất của loài người, vì vậy Phật mới gọi là Vô minh. Phải biết Tu thân, phải được giáo dục để tu thân, phải dùng luật pháp, hiến pháp để trị thì mới ngăn ngừa đc Tham Sân Si của con ng. Nay cái chế độ này, bé lớp 1, 2 thì chúng dạy về bác, thơ chúng dạy Tố hữu…dayj viết đơn xin vào đội, nhớn tí chúng dạy về đảng, lịch sử đảngm về bác, về cn Mac lê, về tính ưu việt của cnxh,về quá độ, về cncs…Chúng nặn ra hiến pháp, luật để chúng toàn quyền hành xử thằng dân đen công dân hạng bét. Còn chúng, chóp bu thì ngồi xổm vào cái mà chúng nặn ra, rặn ra. Còn đám cocc, đảng viên là đám công dân hang1 thì đã được đảng luật bảo kê hết rồi. Vài thằng lên thớt thì cũng là trò đấu đá quyền tiền thôi. Tóm lại Đảng dạy người của đảng phải tha hóa, biến chất, có như vậy bọn tiêu yêu mới có cái đấm vào mõm đảng chứ. Chẳng lẽ 90 triệu thằng dân không nuôi nổi cho hơn 4 triệu đảng viên béo tốt được hay sao???! Thế thì làm sao được gọi là dân tộc anh hùng.

  2. “Muốn có “đội ngũ những con người ưu tú về phẩm chất, năng lực trí tuệ ” thì phải chọn lọc, phải sinh đẻ, rồi nuôi dạy mới có chớ ngồi mà trông chờ”

    Dân Việt chắc nhờ học tư tuởng Hồ Chí Minh nên nói năng như Josef Mengele vậy

  3. – Văn hóa của Nhà Sản là văn hóa của những kẻ đang tự đào mồ chôn mình.
    Nỗi lo cho văn hóa của Nhà Sản, cũng là có nỗi lo cho cái chết của Nhà Sản (CH XHCN VN).
    ( Bỉnh chúc vô Minh – Quang tự diệt
    Trọng Ngân, bạc Phúc – Sản tất vong )

  4. Nếu tôi nhớ không lầm thì tác giả Ngô Thảo là nhà văn nhưng
    viết bài này không khác gì ông hô khẩu hiệu ! Buồn !
    “Thể chế xã hội công bằng…”,”chính phủ của dân,do dân và vì
    dân” câu này thì ăn cấp tử bài diễn văn của TT.Abraham Lincoln.
    Taị sao ông ta không nhìn vào thực tế trước mắt để thuyết phục
    người đọc ? Phải chăng hô khẩu hiệu thì sẽ có hết những điêu tốt
    đẹp đó ? Ngay cả Hiến Pháp mà còn không một chút tôn trọng thì
    hô khẩu hiệu làm quái gì,thưa ông ?

  5. “Nhưng ở một đất nước bước ra từ chiến tranh, lại chọn một thể chế xã hội công bằng và dân chủ, “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh)”

    Câu trên có 2 ý . a- “chọn một thể chế xã hội công bằng và dân chủ”. Yessiree, chế độ xã hội chủ nghĩa là “thể chế xã hội công bằng và dân chủ”. Chính xác đến lạ kỳ . Chứng tỏ Ngô Thảo là 1 trí thức có cả tâm lẫn tầm, trí tuệ tỏa sáng, xứng đáng là trí thức xã hội chủ nghĩa thực sự tiêu biểu của dân tộc .

    b- Cũng theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thể chế ta bảo đảm được “dân chủ”, ta cần phải “độc tài”. Càng dân chủ, ta lại càng phải cần độc tài . Chế độ ta dân chủ gấp triệu lần hơn tư bẩn, cứ thế mà tính ra .

    “ngay từ ngày đầu Cách mạng ngỡ đã quét sạch”

    Well, có vẻ cuộc cách mạng với Bác Hồ ở vị trí lãnh đạo cả Tổng bí thư & Chủ tịch nước (Lê Phú Khải bảo là chủ nghĩa phát xít phát sinh từ sự “nhất thể hóa” 2 vị trí này, tớ đồng ý) đã “quét không sạch”, hay nói đúng hơn, cuộc cách mạng do Bác Hồ chủ xướng đã không “triệt để” đúng mức nên bây giờ mới tóe hoe ra như thế lày . Nhận thức mới từ báo Đảng cho rằng chỉ khi nào tiêu diệt hoàn toàn tư hữu, thì những rác rưởi đó mới được quét sạch . Đổi mới thế này thì còn nâu mới diệt được tư hữu . Cuối cùng chỉ là những cuộc cách mạng nửa vời, hay đúng hơn là mượn danh cách mạng để thanh trừng bè phái . Quét cái gì hổng biết nữa . Ui, nhưng tác giả vẫn “tưởng”, 1 lần nữa chứng tỏ trí tưởng tượng sáng tạo bay bổng của trí thức xã hội chủ nghĩa .

    “Hơn cả bao giờ, nền tảng văn hóa của Viên chức nước nhà cần được nhìn lại”

    Rất chính xác . Đạo đức cách mạng vốn nghiêm minh dưới thời Bác Hồ, không hiểu sao (just fooking kidding) từ hồi “Đổi mới” càng ngày càng mở toang hoác . Bắt đầu từ đảng viên Đảng Cộng Sản có quyền bóc lột & bần cùng hóa giai cấp lao động, tới giờ thì rước cả tàu chiến Đế quấc Mỹ vào, rồi tập tành làm con cờ cho Đế quấc Mỹ trong ván cờ biển Nam Trung Hoa nữa cơ chứ! “Càng ngày càng tồi tệ” có nghĩa nếu Đảng học theo Gs Tương Lai -hy vọng Đảng nhận ra sai lầm của mình trong việc khai trừ ô giáo sư yêu Đảng này- “đi lùi về tương lai”, trở lại với thời Bác Hồ, tớ nghĩ sẽ đem lại niềm tin của dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng .

    Có vẻ báo chí Đảng đang có chương trình đấu tố ô Chu Hảo . Bài mới nhất trên báo quân đội Đảng “Đảng viên sai phạm thành hệ thống, tái phạm nhiều lần phải được xử lý kỷ luật nghiêm minh”

    http://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/dang-vien-sai-pham-thanh-he-thong-tai-pham-nhieu-lan-phai-duoc-xu-ly-ky-luat-nghiem-minh-554309

    là 1 dấu hiệu cần ghi nhận trong những cố gắng trở về với thời Bác Hồ . Văn hóa đấu tố bắt nguồn từ thời Bác Hồ, là 1 nét văn hóa đẹp . Tớ rất vui vì nét văn hóa đẹp đó được tiếp nối & phát triển tới ngày hôm nay . Chỉ cần dẹp “đổi mới” là ta có thể (lại) vững chãi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng gòi .

Comments are closed.