13-10-2018
Giới doanh nhân và giới startup cần sớm trao đổi thân mật và thẳng thắn với tướng Tô Lâm về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng.
Hôm nay ngày 13/10/2018, ngày Doanh nhân Việt Nam, tôi xin chúc các bạn doanh nhân làm ăn phát tài, tạo nhiều việc làm, gặp bớt nhũng nhiễu. Tuy nhiên tôi cũng xin cảnh báo, nếu dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng được thông qua và có cùng hiệu lực với Luật An ninh mạng từ ngày 1/1/2019, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và nguy cơ gặp nhiều những nhiễu, trước hết các bạn kinh doanh dịch vụ liên quan đến Internet, đặc biệt các bạn startup.
Dự thảo này do Bộ Công an (mà tướng Tô Lâm đứng đầu) soạn thảo trình Chính Phủ ban hành theo thủ tục “rút gọn”, khoảng đầu tháng 11 ban hành. Hiện không rõ vì sao rất khó tìm được dự thảo này. Tuy nhiên một số chuyên gia vẫn biết nội dung của dự thảo này, trong đó có tôi. Sau khi nghiên cứu, tôi cho rằng nhiều nội dung của dự thảo đi ngược lại với sự cởi mở của tướng Tô Lâm đối với doanh nghiệp và phát triển kinh tế. Hiếm bộ trưởng Công an nào lại quan tâm đến phát triển kinh tế như ông Tô Lâm, nhiều lần trên diễn đàn Quốc hội ông đã thể hiện điều này. Và chính ông là người mở đường tháo gỡ điều 292 Bộ luật hỉnh sự 2015 (quy đình hình sự hoá các dịch vụ công nghệ Interner, có thể bóp nghẹt giới startup), trong khi ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp vẫn đòi giữ điều này.
Theo tôi, giới doanh nghiệp và startup Việt cần nhanh chóng gặp gỡ thân mật với tướng Tô Lâm để thẳng thắn nói về những hệ luỵ liên quan đến dự thảo trên.
Nếu dự thảo Nghị định trên được giữ nguyên như hiện nay, hầu hết các dịch vụ quan trọng liên quan đến Internet, viễn thông (do đều lưu trữ dữ liệu và sử dụng dữ liệu cho việc kinh doanh, dịch vụ) đều phải xin phép Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (ANM) trước khi triển khai kinh doanh dịch vụ, một loại giấy phép trá hình mới, mà Chính phủ Kiến Tạo đang ra sức bỏ bớt.
Các dịch vụ Internet có tương tác 24/7 và phục vụ kết nối quốc tế, rất dễ được xếp vào “hệ thống thông tin quan trọng quốc gia” và được Cục ANM “chăm sóc đặc biệt” với vô vàn thủ tục, điều kiện và tất nhiên chi phí gia tăng.
Do phải lưu trữ phần lớn dữ liệu của người sử dụng suốt thời gian hoạt động và đối với nhiều dữ liệu khác ít nhất 3 năm, sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp gia tăng khủng khiếp, kèm theo chất lượng dịch vụ có thể giảm sút. Riêng đối với strartup, những điều kiện này sẽ khiến chi phí họ đội lên quá sức, khó tồn tại được tại Việt Nam nếu hoạt động hợp pháp (có nghĩa chỉ còn cách hoạt động chui lủi và nếu bị “phát hiện” chắc chắn cũng chết).
Hiện có vô vàn ứng dụng và dịch vụ Internet của doanh nghiệp nước ngoài kết nối với không gian mạng Việt Nam, và người Việt dùng có thể trả phí hay được miễn phí. Theo dự thảo này, họ phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và đặt trụ sở, chi nhánh hay văn phòng tại Việt Nam. Nếu phải thực hiện như vậy, sẽ đội chi phí rất lớn đối với họ, nên có lẽ chỉ một số ít tập đoàn cung cấp dịch vụ liên quan Internet mới có đủ tiềm lực tài chính, còn phần lớn doanh nghiệp nước ngoài khác chấp nhận “vi phạm” đồng nghĩa có thể bị ngắt kết nối với Việt Nam. Như vậy, chính giới doanh nghiệp và người dân Việt Nam sẽ bị khó trong việc tiếp cận và hưởng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và thành tựu văn hoá thế giới.
Ngay các tập đoàn nước ngoài phương Tây có tiềm lực (như Facbook và Google) cũng không dễ chấp nhận các yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam (lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và cung cấp thông tin về dữ liệu người dùng theo yêu cầu của Cục ANM), nên hoặc họ tìm cách đối phó và vận động một thoả thuận với Nhà nước Việt Nam tránh áp dụng như vậy hoặc họ sẽ rút khỏi “không gian mạng Việt Nam”. Dù cách ửng xử nào, doanh nghiệp và người dân Việt Nam cũng thiệt. Và khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ nhảy vào thay thế, nhưng các doanh nghiệp công nghệ này thường là công cụ gián điệp của Trung quốc, nên Việt Nam sẽ trở thành nơi Trung Quốc nắm mọi thông tin, và sẽ nắm được thóp quan chức, nhà nước, doanh nghiệp, dân Việt.
Các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến cung cấp dịch vụ Internet sẽ trở thành kẻ gián điệp phản trắc, mất niềm tin trầm trọng trong tiềm thức của những doanh nghiệp và người dân Việt, nếu họ lúc nào cũng có thể cung cấp bí mật doanh nghiệp hay cá nhân cho người thứ ba (theo dự thảo chính là Cục ANM) mà họ không đồng ý. Do vậy thiếu niềm tin như vậy, thật khó cho việc “chinh phục” khách hàng, để phát triển kinh doanh dịch vụ.
Dự thảo nghị định này đã tạo cho Cục ANM, đặc biệt Cục trưởng có quyền lực vô song trong không gian mạng, có thể nói là Vua Không Gian Mạng. Chưa thấy cơ chế giám sát quyền lực vô song này trong Luật ANM lẫn dự thảo nghị định này. Một sự lạm quyền là khó tránh khỏi.
Cha đẻ của Luật An ninh mạng chính là đại tướng Trần Đại Quang. Tuy nhiên nay ông Quang đã mất, người triển khai thực hiện là tướng Tô Lâm. Cấp dưới trực tiếp của ông Lâm là tân Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Cục này hình thành từ sáp nhập C50 vào Cục An ninh mạng. Mà C50 có cựu sếp nổi tiếng là tướng Nguyễn Văn Hoá, đang trong “lò” với vụ đánh bạc công nghệ cao trị giá đến gần 10 nghìn tỷ đồng. Và thật nực cười và trớ trêu chính ông Hoá lại là tác giả của điều 292 của BLHS 2015, mà tướng Tô Lâm là một trong những người quyết định “gỡ bỏ”.
Tôi tin rằng, nếu giới doanh nhân và startup cùng các chuyên gia trao đổi thẳng thắn với tướng Tô Lâm về những nội dung trên, chắc tướng Tô Lâm sẽ hiểu phần nào. Chắc chắn ông không muốn trường hợp của tướng Hoá lặp lại.
Nhân ngày doanh nhân 13/10, một lần nữa, tôi chúc giới doanh nhân và startup, vì quyền lợi của chính mình, vì tương lai phát triển kinh tế Việt, hãy mạnh dạn lên, sớm gặp tướng Tô Lâm để bàn về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật ANM, nếu có thể ngay trong hôm nay. Hình như tướng Lâm đang đợi các bạn doanh nhân và strartup đó.
Ở mềnh cứ sưu tầm bằng chứng trước rùi dài cổ chờ vi phạm ( hoặc giang bẫy), ở Đức chờ mềnh vi phạm thì họ mới vào cuộc ; ở mềnh nếu không chôn sống ai đó thì họ đã trở thành tinh hoa.
Các đồng chí doanh nhân và Té sấp ( startup) đã nghe và thấy đc luật gia ( làm luật để Phì gia, vinh thân) TRÀN VŨ HẢI bật đèn Xanh chưa. Mau mau đến Loby đc Tô Lâm kẻo muộn!!! Thiết nghĩ nếu muốn hủy cái ANM, di sản của đc Quang chủ tịch vừa chết thì phải gặp ông thủ tướng Kiến tạo. Ông ta không giải quyết đc thì rõ như ban ngày ông không bằng cấp dưới của ông là bộ trưởng bộ ca.
Tô Lâm phải thực thi thôi vì đó là mảnh đất màu mỡ cho lực lượng còn đảng còn mình. Sinh Mạng, sự nghiệp của Tô Lâm mà. Nhìn gương các đồng chí ngoẻo vì đi ngc lại với tiến trình xd đảng, Tô Lâm có mơ cũng không dám nói nhảm