Chết trước đặc khu

FB Đỗ Cao Cường

11-9-2018

Nhà báo Đỗ Cao Cường đang trên đường tác nghiệp. Nguồn: FB nhân vật

Tôi xin lỗi vì bận việc riêng nên không viết bài thường xuyên được, với lại từ hôm chứng kiến cảnh người dân lao xuống đường khóc lóc, phần lớn chỉ bày tỏ lòng yêu nước thông qua trái bóng, khi họ về là lúc rác ngập tràn thành phố, tôi biết… đã không còn quá nhiều hy vọng trong vài thập niên tới.

Cho nên, các bạn ạ, vấn đề tôi quan tâm là làm sao đất nước sớm có một cơ chế rõ ràng, một nền giáo dục minh bạch và tử tế, chứ không phải chăm chăm vào việc chửi bới con cháu nhà Lê Duẩn (trước nụ cười hả hê của “nhà tiên tri” Tuyên Giáo) cho mất thời gian của tôi cùng các bạn, với tôi, tất cả vẫn chỉ là phần ngọn!

Tôi vừa định lang thang ở biên giới Việt – Trung trong nhiều ngày, nhưng thấy sức khỏe không được tốt, vướng chuyện riêng tư nên đành phải quay lại. Tôi cũng sẽ không tuyệt thực cho đến chết hay suốt ngày lang thang ngoài trời, trong các vùng ô nhiễm cho đến chết. Bởi khi chết rồi, sẽ chẳng còn gì để nói về tôi và các bạn nữa.

Khi đất nước cần nhất thì chúng ta lại biến mất, hoặc sức khỏe không đủ đảm bảo để gánh vác công việc chung thì thực sự đáng tiếc. Còn sống thì còn làm được việc, sức khỏe, kinh nghiệm cộng với một tầm nhìn mới giúp chúng ta làm được nhiều việc lớn lao hơn.

Trước mắt, tôi cũng chỉ biết trau dồi kiến thức, ngoại ngữ, đóng góp vài ba tác phẩm cẩu thả, nhỏ bé, chân chất của mình, kết nối với vài ba thân phận ưu tú trên mọi miền tổ quốc…

Tôi cũng mới tới Vân Đồn, tiếp xúc với rất nhiều dân oan ở đây, tại những cung đường đẹp nhất, thật buồn vì người dân bản địa đã không còn giữ được đất cha ông họ để lại, tại những bãi đất ven biển đẹp nhất, theo lời kể của người dân thì có những đám đất chỉ được đền bù với giá vài chục ngàn đồng/m2, nhóm lợi ích bán ra với giá hàng chục triệu đồng/m2, và sau này sẽ là hàng trăm triệu đồng/m2.

CHẾT TRƯỚC ĐẶC KHUTôi xin lỗi vì bận việc riêng nên không viết bài thường xuyên được, với lại từ hôm chứng kiến cảnh người dân lao xuống đường khóc lóc, phần lớn chỉ bày tỏ lòng yêu nước thông qua trái bóng, khi họ về là lúc rác ngập tràn thành phố, tôi biết… đã không còn quá nhiều hy vọng trong vài thập niên tới.Cho nên, các bạn ạ, vấn đề tôi quan tâm là làm sao đất nước sớm có một cơ chế rõ ràng, một nền giáo dục minh bạch và tử tế, chứ không phải chăm chăm vào việc chửi bới con cháu nhà Lê Duẩn (trước nụ cười hả hê của “nhà tiên tri” Tuyên Giáo) cho mất thời gian của tôi cùng các bạn, với tôi, tất cả vẫn chỉ là phần ngọn!Tôi vừa định lang thang ở biên giới Việt – Trung trong nhiều ngày, nhưng thấy sức khỏe không được tốt, vướng chuyện riêng tư nên đành phải quay lại. Tôi cũng sẽ không tuyệt thực cho đến chết hay suốt ngày lang thang ngoài trời, trong các vùng ô nhiễm cho đến chết. Bởi khi chết rồi, sẽ chẳng còn gì để nói về tôi và các bạn nữa.Khi đất nước cần nhất thì chúng ta lại biến mất, hoặc sức khỏe không đủ đảm bảo để gánh vác công việc chung thì thực sự đáng tiếc. Còn sống thì còn làm được việc, sức khỏe, kinh nghiệm cộng với một tầm nhìn mới giúp chúng ta làm được nhiều việc lớn lao hơn.Trước mắt, tôi cũng chỉ biết trau dồi kiến thức, ngoại ngữ, đóng góp vài ba tác phẩm cẩu thả, nhỏ bé, chân chất của mình, kết nối với vài ba thân phận ưu tú trên mọi miền tổ quốc…Tôi cũng mới tới Vân Đồn, tiếp xúc với rất nhiều dân oan ở đây, tại những cung đường đẹp nhất, thật buồn vì người dân bản địa đã không còn giữ được đất cha ông họ để lại, tại những bãi đất ven biển đẹp nhất, theo lời kể của người dân thì có những đám đất chỉ được đền bù với giá vài chục ngàn đồng/m2, nhóm lợi ích bán ra với giá hàng chục triệu đồng/m2, và sau này sẽ là hàng trăm triệu đồng/m2.Sau quá trình đấu tranh, người nữ nông dân xấu số đã bị bắt, một số khác sống trong cảnh không nhà. Súng chĩa vào tường, chính quyền bất lực, họ phải xây thêm một lớp tường để tự bảo vệ người thân của mình, một số còn sẵn sàng giết hại người thân như trường hợp cựu đại tá công an cùng con trai đã ra tay giết hại chính anh ruột của mình (tại thôn 4, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.) Cũng chỉ trong xã này, tôi phát hiện ra hàng trăm trường hợp tố cáo chính quyền, tất cả cũng chỉ vì đất.Có những dự án lấp biển mọc lên nhưng không thấy ghi tên chủ đầu tư. Buổi tối, tôi vào một khách sạn ghi bằng tiếng Trung Quốc để nghỉ, tôi hỏi họ tại sao lại ghi to như chữ Việt Nam vậy, họ bảo “khách Trung Quốc dù lâu lâu mới đến một lần, nhưng có khi doanh thu còn hơn cả khách Việt…”Cuối cùng, nợ công sẽ tăng và đặc khu sẽ tới, rất có thể đằng sau những siêu dự án kia, là những thân phận khốn cùng, những ngư dân bản địa mất đất phải ra ngoài đường ngủ.Và rất có thể, đằng sau những tòa nhà nguy nga ấy, lại chính là những căn cứ quân sự đã được tính toán từ trước, còn những thân phận nô lệ làm thuê ở đây không phải ai khác, mà chính là những người đồng bào mình.

Publiée par Đỗ Cao Cường sur Mardi 11 septembre 2018

Sau quá trình đấu tranh, người nữ nông dân xấu số đã bị bắt, một số khác sống trong cảnh không nhà. Súng chĩa vào tường, chính quyền bất lực, họ phải xây thêm một lớp tường để tự bảo vệ người thân của mình, một số còn sẵn sàng giết hại người thân như trường hợp cựu đại tá công an cùng con trai đã ra tay giết hại chính anh ruột của mình (tại thôn 4, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.) Cũng chỉ trong xã này, tôi phát hiện ra hàng trăm trường hợp tố cáo chính quyền, tất cả cũng chỉ vì đất.

Có những dự án lấp biển mọc lên nhưng không thấy ghi tên chủ đầu tư. Buổi tối, tôi vào một khách sạn ghi bằng tiếng Trung Quốc để nghỉ, tôi hỏi họ tại sao lại ghi to như chữ Việt Nam vậy, họ bảo “khách Trung Quốc dù lâu lâu mới đến một lần, nhưng có khi doanh thu còn hơn cả khách Việt…”

Cuối cùng, nợ công sẽ tăng và đặc khu sẽ tới, rất có thể đằng sau những siêu dự án kia, là những thân phận khốn cùng, những ngư dân bản địa mất đất phải ra ngoài đường ngủ.

Và rất có thể, đằng sau những tòa nhà nguy nga ấy, lại chính là những căn cứ quân sự đã được tính toán từ trước, còn những thân phận nô lệ làm thuê ở đây không phải ai khác, mà chính là những người đồng bào mình.

Bình Luận từ Facebook