Học phiệt

FB Mai Quốc Ấn

31-8-2018

Học phiệt là học giả có thế lực chuyên tìm cách đàn áp những tư tưởng học thuật khác mình nhằm nắm quyền chi phối hoặc giữ độc quyền về học thuật. Ở Việt Nam, dạng đầu có nhiều. Và việc nắm quyền chi phối hoặc giữ độc quyền về học thuật có thể can thiệp vào chính sách, tạo lợi ích cho một cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó.

Hôm nay có 1 hội thảo cấp tỉnh tại Bình Dương, tôi dự, và chứng kiến một học phiệt “áp đảo” quần hùng. Phương thức rất cơ bản là “tôi đi châu Âu cả vạn lần”, “tôi đi Trung Quốc cả vạn lần” hay tôi đi “Tây Ninh cả trăm lần” để làm ví dụ chứng minh cái họ nói là đúng. Phản biện cũng dễ, nếu ngoài biên giới cứ lấy hộ chiếu ra đối chiếu, ví dụ thế. Sâu hơn chút thì đem tài liệu khoa học ra so.

Một phương thức khác là “Ở đây chỉ có kỹ sư, cử nhân thôi đúng không? Tôi là tiến sĩ, tôi nghiên cứu nát đề tài này rồi. Các anh hãy nghe tôi!“. Ở quốc gia này, tiến sĩ đủ tư cách học thuật quốc tế rất hiếm. Cỡ bà Kim Tiến, ông Xuân Nhạ là tiến sĩ dạng vừa tới dạng… bèo. Cứ đem điểm số trên tạp chí khoa học ra so, anh chị bao nhiêu điểm, trên tạp chí khoa học nào sẽ rõ level. Chỉ có đám đông thiếu thông tin là không rõ.

Có một dạo tôi gọi một đám là học phiệt vì chúng tấn công tôi. Sau đó tôi phải xin lỗi bản thân mình. Việc tấn công cá nhân, sỉ vả người khác hay thậm chí lôi phụ huynh người bị tấn công ra là hành vi của kẻ vô sỉ, quân đê tiện, loài khốn nạn. Khi dùng đến từ “loài” (từ tôi không nghĩ ra mà bạn đọc FB nghĩa ra) nghĩa ra đã tới tận cùng của sự “tiến hóa ngược” về nhân cách và đạo đức. Cũng có tiến sĩ, thạc sĩ, cũng Tây học đó!

Khoa học và sự thật, luôn chỉ có một!

Tranh luận luôn có nguyên tắc và khác với ngụy biện!

Sự thật khách quan đã diễn ra chứng minh được mọi thứ vì đó là Quả của Nhân!

Khi không đủ kiến thức, người ta bị học phiệt thu hút như người hùng, như chân lý. Và tự biến mình thành một loài “nô lệ ngụy biện” hay trở thành công cụ để học phiệt trục lợi. Kể cả với chính khách lẫn chính sách, nếu chính trị gia không biết nghe lời trung ngôn hay chính sách chỉ dụng nhân “ngoan” mà không có chỗ cho các khoa học gia khách quan.

Bọn học phiệt cấp Bộ ở Việt Nam có nhiều đến mức phải nói với các chính khách Việt rằng phía sau họ là công ty, tập đoàn nào trả tiền. Muốn chứng minh không khó!

Chỉ là cuộc “đốt lò” và Chính phủ minh bạch muốn hay không mà thôi…

Vì học phiệt là thành phần cơ hữu nằm trong sự thao túng chính sách, “ăn” môi trường, tác động xấu đến dân sinh và đặc biệt là “loài ấy” luôn thích độc quyền mọi thứ!

Dễ nhận ra mà!

Chú thích: Học phiệt không bao giờ nhận mình sai, y như Tào Tháo. Chúng không sửa sai trừ phi nào cái sai ấy ảnh hưởng đến chủ của chúng!

Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Man, đem “tôi đi châu Âu cả vạn lần”, “tôi đi Trung Quốc cả vạn lần” hay tôi đi “Tây Ninh cả trăm lần” … ra là còn đỡ . Đang đọc những lý giấu còn quái đản hơn những của khỉ nêu trên . Họ “đáng kính” nên mặc nhiên đúng đang là thời thượng . Tại sao đáng kính ? Một ông là nhà giáo nhân dân (tớ thêm) xã hội chủ nghĩa, ông kia là con rể của Lê Duẩn ghét Tàu! Tất nhiên, còn có những lý gio “đáng kính” còn kinh hơn, như “là cố vấn cho ông này, ông nọ”. Nhưng nhìn vào mấy ông kễnh bình phong của những người “đáng kính” thì “kinh bỏ mịa”! Nhưng đụng đến họ thì -ý mới . Thật ra không mới, bắt đầu từ chị Nguyễn Thanh Phượng- mà là “tàn dư của tư duy toàn trị, của thời bao cấp” vv … vv …

    Tiện, ghé luôn vài ý vào bài của nhà báo xã hội chủ nghĩa Mai Quốc Ấn .

    “Cứ đem điểm số trên tạp chí khoa học ra so, anh chị bao nhiêu điểm, trên tạp chí khoa học nào sẽ rõ level”

    Mai Quốc Ấn dựa trên cái của khỉ này để đánh giá hơi bị vô luận cứ . Nước ta là xã hội chủ nghĩa, có nghĩa trí thức nhà ta cũng vậy . “tạp chí khoa học” MQA kê ra ở đây lại là của “tư bẩn”. Trí thức xã hội chủ nghĩa chỉ nghiên cứu & giải quyết những vấn đề liên quan & làm lợi cho xã hội chủ nghĩa, “tạp chí khoa học” tư bẩn chỉ đăng & phổ biến những vấn đề hoàn toàn đặc thù tư bẩn . Nộp bài xã hội chủ nghĩa cho báo tư bẩn đánh giá có khác gì đem râu Marx cắm l … bà Merkel, hay nói thẳng, xác xuất bị loại từ vòng gửi xe rất là cao . Chưa kể quan niệm cái gì là “khoa học” ở nước ta & thế giới … hơi bị khác nhau . Khác nhau chỗ nào ? Đây là tựa 1 bài trên Tạp Kỹ Cộng Sản “Hội thảo khoa học “Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam”. Cứ tưởng tượng những bài của -đọc trong bài báo- “các nhà khoa học, chuyên gia” (i kid you not) trong cuộc hội thảo khoa học này đem đi submit vào những “tạp chí khoa học” của tư bẩn … Too gruesome!!! Chỉ nghĩ tới thôi đã bủn rủn chân tay “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” gòi!

    Để giải quyết vấn đề, những nước xã hội chủ nghĩa nói chung & Việt Nam nói riêng cần những “tạp chí khoa học” chuyên chú trọng vào những vấn đề riêng biệt của chủ nghĩa xã hội . Tới lúc đó hy vọng mới có những đánh giá chính xác & khách quan đ/v trí thức nhà mềnh dựa trên tiêu chỉ có bài được đăng trên các “tạp chí khoa học”. Trong lúc chờ đợi, last time i check, mơ mộng vẫn (còn) miễn phí .

    “Khoa học và sự thật, luôn chỉ có một!”

    Như đã dẫn ra, câu tiên bố này đáng giá nửa trái hột vịt lộn .

    “Tranh luận luôn có nguyên tắc và khác với ngụy biện”

    Mai Quốc Ấn xúi nông dân ra đầu thú rồi ngụy biện để bào chữa cho mình . Lộn, í là tranh luận có nguyên tắc .

    “nếu chính trị gia không biết nghe lời trung ngôn hay chính sách chỉ dụng nhân “ngoan” mà không có chỗ cho các khoa học gia khách quan”

    Théc méc nhỏ . MQA dựa trên tiêu chỉ nào để đánh giá đây là “trung ngôn” & kia là “nịnh ngôn”? Vả lại trí thức nhà mềnh chuyên xử dụng phương thức 3-1, tức là 3 câu trung (thành) thì phải có 1 câu nịnh . Tức là ít ra ta biết trung & nịnh là cặp phạm trù biện chứng loạn đả xà ngầu trong đầu trí thức nhà ta, nhà báo xã hội chủ nghĩa xem có mình ở trỏng không . Tất nhiên, chưa kể tới xử dụng tiêu chuẩn nào để phân biệt đâu là “trung” & đâu là “nịnh”. Đừng nói là mức độ “đáng kính” hoặc mức độ “dân tin” nhá . Lý gio tớ trích thẳng MQA, “Khi không đủ kiến thức, người ta bị học phiệt thu hút như người hùng, như chân lý”

    “Chú thích: Học phiệt không bao giờ nhận mình sai, y như Tào Tháo”

    Như Tào Tháo là còn đỡ . Tào Tháo biết mình sai, chỉ không chịu nhận . Trí thức nhà mềnh coi đó là “chân lý cụ thể”, tức là không cả nhận những “chân lý cụ thể” ấy là sai lè lưỡi . Tất nhiên, động tới họ thì mà là “tư duy thời bao cấp” vv … vv … gòi .

Comments are closed.