23-8-2018
Ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho biết trong quá trình làm việc tại 2 tỉnh, thành phố lớn ở phía Nam, có bí thư một thành phố tuyên bố: “Tôi còn làm bí thư thì tôi chưa chấp hành bản án này!” Bản án ở đây là án hành chính mà người dân kiện chính quyền.
Hiện tượng lãnh đạo chính quyền địa phương không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa, thậm chí không chấp hành các bản án đã có hiệu lực có ở nhiều nơi.
Và ông Hoàng Văn Hùng cho rằng “Đó là một sự thách thức mà nếu Chính phủ không có giải pháp triệt để, không làm mạnh thì không ổn”. Tương tự, ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh, cho rằng việc lãnh đạo chính quyền địa phương không chịu ra đối thoại và tham gia tố tụng tại tòa là do ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân người đó và phải có biện pháp để chấn chỉnh. “Chủ tịch UBND các cấp có người chấp hành rất tốt, nhưng có người thậm chí còn tuyên bố: còn tôi, còn tòa, không bao giờ tôi đến”.
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nhận định mạnh hơn: “Đây là một sự coi thường, bất chấp pháp luật, chứ không chỉ là vấn đề “không nghiêm túc” như báo cáo nêu”.
Và có một hiện tượng khác kinh khủng hơn là tỉnh nào đầu tư nhiều cho tòa án, tỉnh ấy sẽ ít án hành chính. Một số tòa án các cấp không dám gửi giấy triệu tập cho các chủ tịch UBND ra tòa, mà phải đổi hình thức bằng cách bên ngoài thì gửi giấy mời tới tham dự phiên tòa, còn trong hồ sơ thì kẹp giấy triệu tập. (Trích Thanh Niên)
Vậy là nước ta có những “sứ quân” riêng trước luật pháp và có những bí thư, chủ tịch coi pháp luật không ra gì ư? Vậy là tính độc lập tư pháp không hiện hữu đối với một số Ủy viên trung ương ư (cấp bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh thông thường đều là Ủy viên Trung ương)? Trước pháp luật (tôi nói về pháp luật đúng nghĩa), mọi người đều bình đẳng, còn cứ bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh thì “bình đẳng hơn” người khác ư?
Những người học luật và làm việc trong ngành tư pháp đều biết rõ vì sao hình tượng nữ thần công lý nhắm mắt. Và một nền tư pháp “mở mắt” và sợ hãi, nể nang trước quyền lực của một số ông bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh thì chính là một nền tư pháp bị hoen ố, bị xuống cấp và bị vũ nhục.
Bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh trên luật? Không! Chỉ có những người làm tư pháp tự hạ vị trí của bản thân lẫn ngành nghề làm việc xuống trước cường quyền mà thôi. Và biết đâu, có cả những người cao hơn bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh đã dung dưỡng cho thói quen tha hóa quyền lực dẫn đến coi thường pháp luật của họ?
Chỉ là lúc hết chức quyền thì biết tay ngay nhau thôi…
Tôi biết có ông bí thư tỉnh mãi mãi không có “thẻ xanh” để định cư nước ngoài dù tài sản khổng lồ lúc an toàn hạ cánh. Tôi biết có ông chủ tịch về hưu rồi bị dân úp tô phở vào đầu khi ăn sáng bởi sự “phá để ăn” khi ông này còn đương chức. Và xa hơn, giả sử người dân oan nào đó nhẫn nhịn chờ cơ hội đòi lại công bằng với phương thức cá nhân thì sao?
Đó là một viễn cảnh tồi tệ không chỉ với nền tư pháp nước nhà mà tội tệ với cả xã hội nói chung!
P/s: Viết tới đây tôi nghĩ về người nông dân bị cướp đất, phải nổ súng Đặng Văn Hiến. Nghe đâu có một “anh Long” nào đó trên Đak Nông không chỉ mong muốn mà còn làm nhiều cách để Đặng Văn Hiến không được giảm án tử. Không biết “anh Long” đã có thẻ xanh đi nước ngoài hay chưa? Ví mớ bất động sản tiền nhiều tỉ anh mua làm chỗ dưỡng già cũng chưa chắc an toàn khi về hưu đâu anh ạ.
Xưa nay, nâng thuyền lẫn lật thuyền, đều dân cả đấy!
Tất cả do cơ chế độc tài đãng trị của chế độ cộng sản mà ra .nếu họ biết rằng có đa nguyên đa đảng thì sẽ KHÔNG BAO GIỜ có đất sống cho cái loại bí thư chủ tịch nầy .may mà họ chưa là tbt mà còn xem pháp luật quốc gia chẳng ra gì ? Vì họ biết quá rõ cơ chế vận hành của chế độ nầy .ngày hôm qua TTMỹ đả chỉ đích danh gia đình castro của cuba và chế độ cộng sản mà họ dùng cai trị dân cuba với đám quân đội là những kẻ gây đau khổ cho dân cuba và ông kiên quyết bác bỏ những chính sách mà Obama đã ký với cuba chỉ làm lợi cho giới cầm quyển.và ông sẽ áp dụng các thay đổi trong chính sách mới với cuba và SẲN SÀNG hổ trợ người dân cuba theo cách của ông .1 chủ nghĩa đáng xấu hổ và nguyền rủa đời đời.
Lỗi căn nguyên tư pháp bị coi thường là do cơ chế và điều này Cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đã nói từ lâu!