17-8-2018
“Vẫn tươi cười và giữ trọn niềm tin” – Lưu Nam)
(Tặng riêng những tù nhân lương tâm của giáo xứ Vĩnh Hoà)
Gần 70 mươi năm trước, vào năm 1952, người con ưu tú của giáo xứ Vĩnh Hoà, thuộc hạt Đông Tháp, giáo phận Vinh, nay là xứ Vĩnh Hoà, hạt Kẻ Dừa, giáo phận Vinh, là ông Lưu Nam, đã bị cộng sản bắt cóc khi đang đi hoạt động Liên đoàn tôn giáo. Ông Lưu Nam bị kết án 20 năm tù giam và bị quản chế vô thời hạn trong một phiên xử rừng rú tại Diễn Châu, Nghệ An.
Chế độ nhà tù ở trại giam Cổng Trời là chốn địa ngục trần gian nhưng lại là nơi trui rèn đức tin của người Công giáo. Ông Lưu Nam đã tử đạo nơi trại giam Cổng Trời. Vợ và con ông không bao giờ còn được thấy ông kể từ khi ông bị bắt cho đến khi ông chết.
Người đời cùng thời với ông Lưu Nam và người sau nhớ và biết ơn ông Lưu Nam, không phải vì ông đẹp, giỏi võ, giỏi thi ca, giỏi hội họa, đồng thời là nhà cải cách giáo dục,… nhưng, trên hết, ông là nhân chứng và mẫu gương về lòng kiên trinh theo Chúa đến cùng.
Nhiều năm sau, vào những năm 1960, cộng sản tiếp tục bắt ông Lê Đình An, ông Nguyễn Quốc Anh, ông Lưu Nghi, ông Lê Lành, ông Hồ vì họ dám làm chứng cho công lý, sự thật. Ông Nguyễn Quốc Anh phải ở tù ngót nghét 20 năm. Ông Lê Đình An hơn 10 năm tù. Ông Hồ, ông Nghi, ông Lành, mỗi ông bị kết án gần 10 năm tù.
Bây giờ, những chứng nhân tin mừng năm xưa đó, giờ đã thành thiên cổ. Nhưng bàn tay nhuốm đầy máu và tội ác của Cộng sản Việt Nam vẫn không dừng lại.
Vào năm 2012, Cộng sản Việt Nam tiếp tục bắt giam anh Lê Quốc Quân và vu anh tội danh trốn thuế, rồi kết án anh 30 tháng tù giam.
Anh Lê Quốc Quân ra tù rồi, thì năm 2017, họ bắt giam anh Lê Đình Lượng và gán cho cái tội “Lật đổ chính quyền nhân dân”.
Cách đây vài ngày, toà án Nghệ An tuyên án bỏ túi 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với anh Lê Đình Lượng vì anh dám lên án tham nhũng, bất công, tố cáo tội ác của cộng sản.
Từ ông Lưu Nam đến anh Lê Đình Lượng, thời gian trải dài gần 70 năm. Thế nhưng, bản chất man rợ, độc ác của chế độ cộng sản vẫn không thay đổi.
Những người con ưu tú của giáo xứ Vĩnh Hoà, trải qua các thời kì vẫn luôn sống chứng nhân tin mừng của Chúa.
Nụ cười của anh Lê Đình Lượng khi nhận bản án oan đã làm tôi liên tưởng đến những vần thơ sáng ngời nhân cách của ông Lưu Nam viết trong chốn ngục tù:
“Dẫu trải lúc dập vùi cơn giông tố
Vẫn một lòng vâng giữ thánh ý trên
Vẫn tươi cười và giữ trọn niềm tin
Không nửa tiếng than phiền hay oán trách.”
Hãy nghe luật sư Mạnh, là người bào chữa cho anh Lê Đình Lượng nói về anh Lượng như thế này: “Bên cạnh tư cách là người bào chữa cho ông Lê Đình Lượng, thì với tư cách là đồng bào và là đàn ông với nhau, chúng tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ về những điều ông ấy đã làm, đã dấn thân, kể cả thái độ mà ông ấy đã thể hiện trong phiên toà mà ông ấy là bị cáo. Sự điềm tĩnh, ung dung của ông ấy khiến có những lúc chúng tôi đã phải tự hỏi ‘Có đúng ông ấy đang là bị cáo trong phiên toà hay không’?”
Sự hy sinh âm thầm và lặng lẽ của họ cho giáo xứ và rộng ra, là cho đất nước hôm nay, đáng để ta suy ngẫm và tiếp bước.
Chúng ta là những thế hệ sau. Nếu chúng ta không hơn các bậc tiền bối thì ít ra, chúng ta cũng phải ngang bằng với họ. Ngang bằng với ngọn lửa đức tin. Ngang bằng với tinh thần trách nhiệm đối với người đồng đạo và đồng bào. Ngang bằng về lòng yêu nước.
Hãy đi và đừng sợ.
P/S: Tôi chép tay ra đây bài thơ HÃY NHỚ của ông Lưu Nam (bút hiệu Thanh Vân) để thắp lên ngọn lửa Đức Tin và đừng để ngọn lửa ĐỨC TIN ấy lụi tàn theo thời gian.
Ngắn gọn sắc sảo giàu chất trí tuệ.
Cám ơn Cô NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH về bài viết trên.
Chúc Cô NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH chân cứng đá mềm trên đường tranh đấu để bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI.
“giáo xứ Vĩnh Hoà, thuộc hạt Đông Tháp, giáo phận Vinh, nay là xứ Vĩnh Hoà, hạt Kẻ Dừa, giáo phận Vinh”
Theo tư duy của Đỗ Thành Thân, đây là vùng đất xứng đáng sinh ra những kẻ phản động, phát động tư tưởng chống chính quyền . Nếu muốn có chỗ để thành lập nhà máy rác gây ô nhiễm, không có chỗ nào tốt hơn chỗ này . Những vùng đất có truyền thống anh hùng cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & chống Mỹ, theo Đỗ Thành Tôn Đại Thánh, là những vùng đất thiêng, không phải chỗ để nhà máy rác ô nhiễm .