15-7-2018
Chúng ta đang ở trong tấn bi kịch Đặng Văn Hiến, trước một kết thúc tan hoang. Một cuộc đời cùng cực trong áp bức, chỉ có bản năng chống chọi lại bất công, chút lý trí yếu ớt đã thức tỉnh trách nhiệm công dân của Hiến, để bi kịch là bản án tử hình dành cho anh.
Đó quả là một tấn bi kịch của xã hội chúng ta. Người áp bức người vẫn là một hiện trạng xã hội phổ biến. Ngay trong lòng xã hội mới XHCN. Ngay với những đồng bào yếm thế, thiệt thòi nhất. Ngay ở những nơi là căn cứ địa che chở nuôi giấu đội quân bây giờ nắm giữ bộ máy quyền lực của đất nước.
Đau đớn nhất, cũng tệ hại nhất, chính thể chế ấy đã bảo hộ cho nạn áp bức, nhân danh quyền lợi toàn dân, nhân danh phát triển.
Nhà nước đã bảo hộ tệ trạng đó bằng chính sách đất đai tước đoạt quyền tài sản của người dân; và bằng sự vô cảm, thậm chí trực tiếp nhúng tay vào máu của những kẻ cướp mà chúng ta chọn làm công bộc.
Quan toà đã đủ công minh để yêu cầu điều tra những kẻ cướp đoạt đất đai, thuê mướn cả trẻ vị thành niên tấn công gia đình Đặng Văn Hiến trên mảnh đất họ khai hoang mà có.
Quan toà cũng công minh để vạch ra sự vô trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đã để côn đồ làm chủ quan hệ xã hội, là thách thức trực tiếp để tiếng súng Đặng Văn Hiến toé máu đồng bào mình.
Nhưng toà án đã không thể kết tội chính nền pháp luật của chúng ta là nguyên nhân, nếu không nói là thủ phạm, để xảy ra bi kịch sẽ còn làm đau đớn không chỉ một đời người này.
Đó cũng là một bi kịch của nền tư pháp, của phương thức tư pháp của chúng ta. Bi kịch ấy chính là ở chỗ nền tư pháp bị buộc đứng trước thách thức để thượng tôn pháp quyền phải ngăn chặn mọi hành vi bộc phát làm tổn thương đến pháp quyền nhưng tước đoạt khả năng tự vệ chính đáng, tước đoạt ý chí chống lại áp bức của con người.
Ngay với nền pháp luật của chúng ta, định hướng xã hội chủ nghĩa phải là gì, nếu không nhận ra bảo vệ phẩm chất tự do của công dân cũng đích thực là bảo vệ chế độ. Đó cũng chính là phương thức bảo đảm căn cơ, bền vững nhất ổn định xã hội, ổn định chính trị.
Bi kịch Đặng Văn Hiến là một bi kịch chính trị ở nông thôn. Đó chính là nỗi cô độc khi bản năng sở hữu tài sản, một thứ bản năng gốc của con người, bị huỷ hoại trước sự dửng dưng của các thiết chế có trách nhiệm.
Hệ thống chính trị ở cơ sở đã không rút được củi đáy nồi, không ngăn chặn những đứa trẻ cùng khổ thành côn đồ, không có sức chiến đấu trước nạn kẻ mạnh áp bức kẻ yếu.
Nỗi sợ hãi vì phạm tội giết người, không có niềm tin với chính quyền cơ sở, nhưng chút lý trí yếu ớt và ý chí chống lại bất công đã đưa Đặng Văn Hiến tới niềm tin công dân, tự thú, kiên trì đề nghị phúc thẩm, rồi giám đốc thẩm, xin Chủ tịch nước ân xá.
Sẽ là một kết cục tan hoang nếu bản án thành hiện thực.
Cái chết của công dân Đặng Văn Hiến có thể đảm bảo kiểu công bằng giết người đền mạng nhưng xã hội sẽ thực hiện lối công bằng theo trật tự tự nhiên.
Lương tri sẽ tháo chạy khỏi niềm tin xã hội. Xã hội mơ ước không có người áp bức người thành tuyệt vọng.
Đó là mục đích hay kết quả của chủ trương kiên trì định hướng XHCN mà những người cộng sản chọn đường cho Việt Nam?
Lương tri, hơn bao giờ hết phải trở thành sức mạnh nâng đỡ công lý, nâng đỡ nền pháp luật, nâng đỡ niềm tin của xã hội vượt qua những giới hạn thể chế, để khẳng định phẩm chất tự do chống lại áp bức, khẳng định niềm tin công dân của Đặng Văn Hiến là lựa chọn đúng đắn để làm người.
Niềm tin công dân ấy của Đặng Văn Hiến như còn cô quạnh!
Thua cac quy vi tui v+ noi rat hay va bai ban xhcn chi dong phan thoi kong the nao nguoi duoc chi co nhung nuoc nhu VN. chung va tau khua va Bachan chung rat la tan bao va kong luong tri … dan tinh ngu nhu con lon nen chung ngoi tren dau quy vi ma thoi nhin sang cac nuoc tay phuong xem dan chung song lam sao ? ngu thi rang ma chiu .
Sự khác nhau của “tự do cá nhân” trong xã hội tư bẩn & xã hội xã hội chủ nghĩa, ngoài này người ta phân tích rõ ràng lắm rồi . Tớ chỉ nhắc lại .
Trong xã hội tư bẩn, cá nhân được quyền sở hữu những gì người đó làm ra & tùy nghi xử dụng theo ý thích của mình, miễn không làm hại ai khác & không vi phạm pháp luật .
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, cá nhân được quyền xử dụng & hưởng thụ nhưng không được sở hữu bất cứ tài sản gì . Tất cả các tài sản cá nhân làm ra đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước . Ngược lại, nhà nước có nhiệm vụ tái phân phối sản phẩm lại cho cá nhân xử dụng & hưởng thụ . Vấn đề là ai sẽ kiểm soát sự công bằng trong việc tái phân phối . Hehe, hổng thấy nói tới, nhưng đọc được cái lày “Dictatorship of the Proletariat”, dịch đúng là “Nền Độc Tài của giới Vô Sản”, aka nghi ngờ nhà nước này hổng công bằng là phản động, chết chắc .
Suy ra, bạn có thể tự do luyến ái . Và nếu cần thì nhà nước sẽ phân công -Hợp Tác Xã Hủ Hóa hay Công Trường Ăn Cơm thoải mái, Kẻng bán ve chai. Chỉ không được lấy vợ, lấy chồng, aka lập gia đình . Vì vợ chồng xét theo quan hệ xã hội là tư hữu, aka hổng chia cho ai hớt á, vì vậy mối quan hệ vợ chồng sẽ phải bị đưa ra ngoài vòng pháp luật khi chúng ta tiến tới chủ nghĩa xã hội .
Kết án Cộng Sản phá bỏ gia đình không oan uổng đâu .
“Đó quả là một tấn bi kịch của xã hội chúng ta. Người áp bức người vẫn là một hiện trạng xã hội phổ biến. Ngay trong lòng xã hội mới XHCN”
Tư bẩn chỉ có người bóc lột người thui . Người áp bức người thì các chế độ độc tài đầy rẫy, chế độ xã hội chủ nghĩa là một . Chấm Tanh không nói lái ngạc nhiên là phải .
“Ngay ở những nơi là căn cứ địa che chở nuôi giấu đội quân bây giờ nắm giữ bộ máy quyền lực của đất nước”
Ông Trời có mắt & có 1 khiếu hài hước đen, rất đen
“Nhà nước đã bảo hộ tệ trạng đó bằng chính sách đất đai tước đoạt quyền tài sản của người dân”
Sở hữu nhà nước, aka sở hữu toàn dân trên tất cả mọi thứ là 1 bước tiến tới xóa bỏ tư hữu, 1 đặc tính không thể thiếu được của chủ nghĩa xã hội .
“định hướng xã hội chủ nghĩa phải là gì, nếu không nhận ra bảo vệ phẩm chất tự do của công dân cũng đích thực là bảo vệ chế độ”
Hihi, bác này còn yêu Đảng, yêu chế độ lắm lắm cơ . Thui thì tớ nói nhá . Sở hữu nhà nước trên toàn bộ chính là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tự do của cá nhân, theo chủ nghĩa xã hội, chỉ có được sau khi xóa bỏ tư hữu . Thus, sở hữu nhà nước là 1 bước tiến tới xóa bỏ tư hữu, sau khi xóa bỏ tư hữu, tự do cá nhân sẽ xuất hiện . Đó là chưa kể “tự do cá nhân” trong chủ nghĩa xã hội khác với “tự do cá nhân” trong tư bẩn .
Hành động tự thú của Đặng Văn Hiến không phải là ý thức công dân, mà là ý thức thần dân . Sự khác nhau thì các thần dân khác như Chấm Tanh không hiểu được đâu . Ý thức công dân của Đặng Văn Hiến thể hiện qua hành động bóp cò . Tin hay không thì tùy, ý thức công dân bắt đầu bằng sự bất khả tin vào chính quyền . Vì bất khả tin, công dân cần giám sát từng ly từng chút chính quyền, và chống lại khi cần thiết, by any means necessary. Ở những nước tư bẩn, những người làm luật biết rõ điều đó nên tạo ra thể chế pháp lý để nếu không bằng lòng, người dân có thể truất phế chính quyền thông qua các trình tự luật pháp . Đấy là dân chủ tư bẩn, cứ vài năm chúng nó lại làm cách mạng 1 lần nên giãy hoài mà chưa chịu chết. Khi không có thể chế pháp lý, ý thức công dân sẽ phải dùng tới bất cứ cách gì khác . Với Đặng Văn Hiến, thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa đã đẩy anh ta tới đường cùng, và anh ta phản kháng . Self-defense. Tự vệ ở tư bẩn bao gồm bảo vệ gia đình, bảo vệ tài sản, trong đó có đất, nhà . Có nghĩa nếu thấy con bạn đang bị hại, anh có quyền kê súng vào đầu kẻ ác bắn chết mà vẫn không bị tội . Ý chí thần dân là thuần phục chính quyền, cái gì cũng tin rằng chính quyền là biện pháp giải quyết tốt nhất . Ra đầu thú khi bản thân không có tội -những thằng/con nào nói ĐVH có tội đều là lũ khốn nạn- không phải là ý thức thần dân thì là gì ?
Chắc đọc tới đây, sẽ có người kêu là cực đoan quá . Chủ nghĩa xã hội ôn hòa hơn nhiều . Yep, sự ôn hòa được tạo ra bởi những bản án tử hình cho những người như Đặng Văn Hiến .
Ui, Hạ Đình Nguyên vừa được phong làm triết gia ngang tầm với Sạc Trơ . Đám khốn nạn, kể cả khứa dụ ĐVH ra đầu thú, sẽ được ca tụng như lương tâm thời đại . Yep, thời đại đồ đểu .