13-7-2018
Đó là tôi nói với trường hợp Đặng Văn Hiến, người vừa bị tuyên án tử hình bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật ngay lập tức.
Khi xảy ra vụ nổ súng ở Quảng Trực và các nhà báo, luật sư đã được Hiến tin tưởng nhờ đưa ra đầu thú. Tôi không rõ luật sư và Nhà báo đã nói những gì với Hiến, nhưng tôi tin chắc chắn rằng Hiến đã hy vọng tràn trề về việc mình có thể thoát một án tử hình, bằng sự “quay đầu” của mình đối với cơ quan công lực.
Hiến chắc chắn biết mình sai, nhưng Hiến mong muốn được cộng đồng chia sẻ lý do sai của Hiến, Hiến mong muốn được các cơ quan tố tụng công tâm đánh giá về nguyên nhân dẫn đến cái sai man rợ của Hiến. Đó là câu chuyện cướp đất của một doanh nghiệp mà người dân không được chính quyền bảo vệ.
Hiến yêu cầu nhà báo và luật sư dắt đi đầu thú, không phải với công an tỉnh mà phải là Bộ Công an, bởi Hiến tin rằng nhà báo và luật sư, người dân đen bị cướp đất và cả những người tiến hành tố tụng cho Hiến một con đường sống.
Nhưng, bản án hôm qua, cho thấy cả nhà báo và luật sư đều thất bại rồi.
Thất bại bởi lý luận của luật sư ở tòa không cứu được mạng sống của Hiến.
Thất bại bởi nhà báo có viết bao nhiêu bài cũng không thay đổi được bản án tử hình đối với Hiến.
Trong vụ án này, không chỉ luật sư và nhà báo thất bại với Hiến, mà thất bại với nhiều người dân khác.
Bởi dù sao, đối với người dân, thì nhà báo, luật sư cũng là những chỗ dựa cuối cùng, nơi họ kêu khóc cuối cùng khi bị ức hiếp và oan khuất.
(Về bản án xử Hiến, tôi sẽ có bài phân tích sau. Có thể cũng chỉ là hạt cát rơi xuống mặt nước mênh mông nhưng nếu không có nhiều hạt cát thì sao tạo nên sa mạc?).
Nếu để Bản án tử thành hiện thực thì phải chăng chúng ta bấy lâu nay chưa làm tốt tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đề nghị những người chống cộng mù quáng không cần tham gia vào đây): “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283)
Con người ta sinh ra có quyền sống, vậy người ta phải có quyền tự vệ để bảo toàn tính mạng và tài sản. tức là người ta có quyền giết trong trường hợp bị giết bị cướp.
Ống Hiến giết người trong trường hợp tự vệ là quyền – không phải là tội!
Trừ khi người Việt sinh ra đã là có tội rồi! Nếu không thì những quyền sống và quyền liên quan và duy trì sự sống, được gọi là quyền tự do cá nhân như quyền tư hữu.. là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Bảo vệ quyền sống.. của ông HIến cũng là bảo vệ quyền sống của chúng ta!
Nếu chế độ nào không bảo vệ quyền tự vệ và các quyền chính đáng khác của người dân là đang khuyến khích bọn cướp, bọn bất lương – thì chế độ đó đích thị là chế độ bất lương độc ác – cần loại bỏ để lành mạnh hóa quan hệ xã hội. (?)