12-7-2018
Phiên tòa phúc thẩm đang xử Đặng Văn Hiến – nhân vật của tôi – người tôi đã đưa ra đầu thú sau khi nổ súng ở Đak Nông vì bị cướp đất. Là một người viết, tôi không viết, tác động đến ai những gì can thiệp đến tính khách quan trước khi phiên tòa diễn ra 1 ngày, đúng nguyên tắc khách quan của người cầm bút.
Nhưng sự phản ứng của người dân trước phiên phúc thẩm bị hoãn hồi tháng 5/2018 và sự hùng hậu của lực lượng cảnh sát cho phiên tòa hôm nay có thể cho thấy một điều:
Các mâu thuẫn đất đai tại Việt Nam là rất lớn!
Tôi mong một bản án công minh cho những kẻ cướp đất thay vì chỉ đổ hết lên những người nông dân bần cùng ấy. Nhìn xa hơn là sự thay đổi Luật đất đai và công nhận quyền sở hữu đất đai…
Lần đi thăm Đặng Văn Hiến ở trại tạm giam, anh ta nói với tôi “Vẫn tin vào công lý!” khi tôi hỏi có hối hận vì đầu thú không? Tôi cũng vậy, không hối hận vì đưa Đặng Văn Hiến ra đầu thú, bất kể phiên phúc thẩm có kết quả giữ nguyên án tử hình cho Đặng Văn Hiến hay các mức án khá nặng đối với 2 bị cáo liên quan.
Vì tôi cũng tin vào công lý!
Biểu tượng thần công lý của ngành luật rất hay: Thần công lý tự bịt mắt không nhìn bên nào trước khi ra phán quyết để đảm bảo tính khách quan. Chỉ là hy vọng tấm vải bịt mắt ấy không bị ép bởi “đấng tối cao” nào đó trong bản án này.
Không phải chỉ những người dân Tây Nguyên nhìn vào bản án mà tất cả dân oan đất nước này. Diễn tiến xã hội sau bản án có bình yên hay không đều từ quan sát và kết luận liên quan đến tính công minh của tòa phúc thẩm. Tính công minh cho một kẻ giết người vì bị ép vào đường cùng, đã đầu thú, đã khắc phục hậu quả, đã được người thân các nạn nhân bị chết 2 lần làm đơn xin miễn án tử v.v…
Sự công minh của phiên tòa về mặt luật pháp hay công đạo nói chung đều có cơ sở. Và cơ sở ấy tôi thấy trong nụ cười rất tươi và lời cảm ơn của Đặng Văn Hiến khi tôi thông báo sẽ có sữa cho đứa con thơ của anh ta lẫn sữa cho những đứa con thơ của các nạn nhân.
Công đạo hay những thứ tốt đẹp luôn hiển hiện xung quanh chúng ta nếu chúng ta tận lực vì điều đó. Hoặc ngược lại…
“Tôi cũng vậy, không hối hận vì đưa Đặng Văn Hiến ra đầu thú, bất kể phiên phúc thẩm có kết quả giữ nguyên án tử hình cho Đặng Văn Hiến hay các mức án khá nặng đối với 2 bị cáo liên quan”
Nhà báo xã hội chủ nghĩa Mai Quốc Ấn cần kiên định lòng tự hào, vì đã tiếp tay công an chiêu dụ được 1 phần tử chống đối nguy hiểm .
Nghe lời nhà báo xã hội chủ nghĩa ra đầu thú công an để bây giờ mang án tử hình . Đề nghị giải Darwin (Darwin awards) được . Giải Darwin đau lòng nhất lịch sử giải Darwin, nhưng tớ tin chắc Mai Quốc Ấn sẽ không cảm thấy ăn năn, thậm chí áy náy . Gần đây anh ta cho biết còn tự hào nữa, vì đã đưa người có tội ra đầu thú .
Nói Mai Quốc Ấn vô lương tâm thì không đúng, vô đạo cũng sai . Kiểu lương tâm của anh ta, đạo của anh ta đang (rất) thịnh hành, hay đúng hơn, đang hoành hành, tác oai tác quái ở miền đất hiền hòa nhưng kiên cường ngày xưa . Những người như anh ta nhan nhản đầu đường cuối chợ, đông vô số kể . Mà đúng thôi . Thứ Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Tấn Mẫm … ngày xưa được/bị trí thức miền Nam cho là côn đồ, giải phóng 1 cái, giờ có ông tôn lên hàng triết gia . Côn đồ thành triết gia, nhà báo xã hội chủ nghĩa với lương tâm Mai Quốc Ấn sẽ trở thành mẫu mực đạo đức .
Đang đọc báo Đảng, đọc thấy câu này
“kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội càng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần”
Với những nhà báo xã hội chủ nghĩa như Mai Quốc Ấn, lo gì nước ta không tiến lên chủ nghĩa xã hội . Có điều khái niệm về chủ nghĩa xã hội trong tớ có vẻ khác với mọi người .
Nhân đọc báo Đảng, đem luôn câu này cho mọi người thưởng lãm, để biết trí thức nước nhà đang làm cái của khỉ gì
“Một bộ phận trí thức còn là lực lượng đắc lực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng này giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta”
Biết bao bài báo – không chỉ lề trái mà cả lề phải đã chỉ dẫn cho nhưng người xét xử – chưa cần làm theo những Tòa án công bằng nhất thế giới hiện nay – mà chỉ cần làm theo Tòa án thực dân đã xử vụ án Đồng Nọc Nạn https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_N%E1%BB%8Dc_N%E1%BA%A1n?oldformat=true
thì sẽ thấy không thể ra bản án tử hình và chỉ nên áp dụng các chế tài vừa phải sẽ hợp lòng dân!