8-7-2018
Hôm qua trong một cuộc trò chuyện, có một người bạn đã nói với tôi rằng: “Càng học, càng đi thì tớ càng đổ vỡ nhiều lắm cậu ạ”. Từ “đổ vỡ” gần đây tôi nghe cũng nhiều, và nhiều hơn ở chỗ càng nhiều người trẻ ở Việt Nam hiện nay, nhất là ở tầng lớp sinh viên. Tôi cho rằng đó là một tín hiệu đáng mừng.
Lên đại học, tôi ít nghe các bạn hỏi là “Đam mê của mình là gì?” mà thay vào đó là câu “Kiếm tiền ở đâu bây giờ?”. Đó là sự đổ vỡ niềm tin trong các bạn về cuộc đời mà mình đang sống. Có thể đó là một hậu quả tệ hại của sự đổi thay lên nền kinh tế thị trường một cách quá ồ ạt và rủi ro. Nơi mà những giá trị vật chất lên cao và là thước đo cho sự thành công trong tư tưởng của nhiều người. Nhiều khi ngẫm lại, liệu có bao nhiêu bạn sinh viên đã từng chới với trong khoảng không tìm được mục đích và ý nghĩa của đời mình?
Đổ vỡ là chuyện hiển nhiên rồi, vì nhiều lẽ. Lẽ thứ nhất chính là đam mê là niềm hứng thú của con người vào một điều gì đó, kéo theo nhiều sự nỗ lực của ý chí. Nhưng đam mê cũng như những sự vật, hiện tượng luôn bất biến bằng muôn hình vạn trạng của nó, rồi đến một ngày nó cũng sẽ thay đổi. Lẽ thứ hai, cuộc đời đâu có như những gì mà chúng ta mơ.
Lúc trước khi còn học ở cấp 1, cấp 2, được dạy dỗ về những điều mà Bác dạy, của những vĩ nhân (mặc dù chúng ta không biết vĩ nhân thật sự là gì), chúng ta luôn tin rằng ôi cuộc đời này rất đáng để sống, sống như những gì mà các vĩ nhân để để lại với tất cả những phẩm chất đẹp đẽ của con người. Lớn lên, khi chúng ta học nhiều, chúng ta có hứng thú để tìm hiểu thì chúng ta mới ĐỔ VỠ. Có những con người chỉ nằm trên mặt giấy với những điển tích anh hùng chói lọi, những sự hi sinh huy hoàng của chiến tranh. Vậy mà bao lâu nay chúng ta tôn thờ một cách bộc trực và thẳng thắn? Đâu đó nghe nói là một nền dân chủ thật sự phải luôn chừa chỗ cho những ý kiến trái chiều. Nhưng chúng ta thấy nhiều hơn những tượng đài, và những tượng đài nằm ở một phía. Ta ĐỖ VỠ dã man. Vì cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, nhưng màu hồng này sao mà hồng quá. Lên đại học, với những sự lẹt đẹt và lạc hậu của nền giáo dục nước nhà, nhiều sinh viên đâm ra chán nản và tuyệt vọng dã man.
Gần đây có dư luận cảm thấy bức xúc vì câu chuyện của bạn sinh viên năm 2 Trương Thị Hà của khoa Ngôn ngữ Anh ở trường ĐHKHXH&NV –ĐHQG TP.HCM chia sẻ những suy nghĩ tuyệt vọng của mình với thầy Phó Hiệu trưởng trường ở đồn công an khi cô bị tạm giữ sau cuộc biểu tình.
Người ta nhìn thấy một xã hội đang lắc đầu ngao ngán vì thấy những cảnh có rất nhiều bậc học giả, trí thức đang bị-buộc-phải-im-lặng trước thời cuộc này.
Tôi được bạn chia sẻ thế này: “Gần đây có nhiều người bất đồng chính kiến chỉ trích mãi những tờ báo Việt, những nhà báo Việt. Tớ đồ rằng những người này cũng nên nhìn lại những căng ngôn của mình. Sự thật thì nền báo chí ở Việt Nam ít có sóng gió lắm, ít những án lệ như ở Hoa Kỳ, ít cuộc truy tố các tờ báo ra tòa như báo chí Anh những năm 1621-1791, và tất nhiên cũng ít sự thật. Những ngày nhân dân các tỉnh, thành giăng các cờ, khẩu ngữ và hát những bài ca khi đi biểu tình phản đối Luật đặc khu và Luật An ninh mạng, người ta hay chửi những tờ báo ở Việt Nam rằng “lũ khốn nạn”, “lũ hèn nhát”. Báo chí ở Việt Nam viết lách là “lách”, nhiều nhà báo có mặt tại hiện trường, đứng nhìn và suy nghĩ liệu mình sẽ viết như thế nào đây, mình sẽ viết rằng tình hình giao thông đang bị tắc nghiêm trọng, mình sẽ viết là có những kẻ giả danh trà trộn vào đó để đánh người… Ta nghe đâu đó rằng: Tình yêu và sự đấu tranh thì rất quan trọng nhưng cuộc sống đời thường cũng rất quan trọng. Nhà báo, luật sư cũng cần chén cơm để sống”. Từ lâu tôi đã không hề tự hào hay còn niềm tin vào nền báo chí nước nhà. Nó đã ĐỖ VỠ rất lâu rồi. Nhưng tôi hoàn toàn tin vào các anh chị nhà báo, những nhà chính trị có tâm vẫn đang giấu trong mình những sự nổi loạn tiềm tàng nào đó. Dưới thời Fronde, có Renaudot với tờ “Gazette”.
Hằng năm ông đều viết các lời tựa của mình lên đầu các tờ báo mà mình đóng. Tôi nhớ có đoạn: “Có lẽ tôi phải cầu xin các ông hoàng và các quốc gia nước tôi chớ có mất thì giờ mà ngăn cản các tờ Tin tức của tôi, không thể cấm lưu hành chúng được vì bản chất vấn đề là thác nước càng chắn lại thì càng dồn to lên” hay “Ở đây tôi không cung cấp cho các bạn một Lịch sử trọn vẹn với tất cả những điều kiện hoàn hảo của nó, mà cung cấp chất liệu để làm ra Lịch sử, do đó các bạn không nên chờ đợi nghệ thuật, chỉ nên chờ đợi sự thật thà ngây ngô”…
Sinh viên thấp cổ bé họng thì không nói rồi, bị tròng trong đầu nhiều cái tròng cũng không kể, từ gia đình, tới nhà trường và thậm chí là pháp luật. Bị chế tài của pháp luật chưa đủ, giờ đây thêm các “chế tài” của các văn bản dưới luật ở trường học. Có đau không chứ? Có ĐỔ VỠ hay không?
Nhưng đôi khi, chúng ta đừng trông mong nhiều hay dành hết sự chú ý của mình cho kết quả của nó. Cái ta cần chính là “Chúng ta cứ làm thôi!”. Cũng giống như đam mê, chúng ta chưa có thì chúng ta cứ đi tìm, chúng ta hãy tìm ý nghĩa của cuộc đời mình trong tấm lòng trân trọng của người khác, điển hình là gia đình. Ta hãy hiểu, cuộc đời luôn cần ta ở một khía cạnh nào đó.
Tôi cho rằng sinh viên Việt Nam bị ĐỔ VỠ là điều đáng mừng. Bởi lẽ, ít ra các bạn cũng từng một lần biết đến hay chỉ là chạm ngỏ vào sự thật. Các bạn đã không còn niềm tin vào cái mà nhan nhãn trước mắt với mị dân, ngu muội, ngột ngạt nơi thời cuộc. Các bạn đã không tin nhiều vào nền giáo dục tuyên truyền của nước nhà. Và khi các bạn đã không còn tin, ý nghĩa của điều này là nguồn động viên to lớn cho sự vận động của xã hội. Các bạn đã hơn rất nhiều người – vì họ chưa từng ĐỔ VỠ. Họ chưa học được cái gọi là sự khoan dung, sự bình đẳng nơi các mối quan hệ của con người và sự công bằng hay bản chất của sự thật. Họ chưa từng được ĐỔ VỠ về cái gọi là đam mê hay ý nghĩa của cuộc đời mà chỉ lầm lũi sống trong những gì mãi mãi mà họ hằng tin nó là bất biến, là cái được tôn vinh.
Làm gì có huy hoàng trong chiến tranh? Làm gì có nền dân chủ không có chỗ cho những bất đồng chính kiến? Nom như những kết quả đến bây giờ đây, đã không còn quan trọng nữa, cái quan trọng là chúng ta cứ làm thôi, chúng ta phải đi tiếp thôi. Và miễn sao chúng ta vẫn còn làm, vẫn còn học, vẫn còn đi, vẫn còn đổ vỡ, thì chúng ta có quyền tự hào.
Có người đùa rằng cuộc đời của một con người chính là những tờ giấy. Khi chúng ta sinh ra có giấy khai sinh. Lớn lên có báo nhập học, có bằng tốt nghiệp, có giấy đăng kí kết hôn. Khi chết có giấy báo tử. Và tất nhiên, có nhiều người có rất nhiều loại giấy, như những tờ đơn bướm tố cáo các ông bụng to mông cong cướp đất.
Bạn đã từng đổ vỡ gì nơi trường học? Bạn đã từng đổ vỡ gì khi làm thêm? Bạn đã từng đổ vỡ gì khi bạn bị mất đồ? Bạn đã từng đổ vỡ gì đây?
Hơn thế, nếu như các bạn muốn viết về để tài ĐỔ VỠ này, mong các bạn gửi về hộp thư của chúng mình: svnvsv.groups@gmail.com hay gửi trực tiếp về fanpage. Chúng mình sẽ ghi nhận các bài viết để cân nhắc đăng lên mục chính kiến trên Fanpage. Cám ơn các bạn đã luôn ủng hộ và theo dõi Sinh viên nói vì sinh viên.
Này bạn sinh viên,
Bạn đang ở trong cái cỗ máy nó muốn bạn như thế. Cái cỗ máy nó không có khả năng đem lại no ấm thịnh vượng và một thể chế tự do để mỗi công dân tự build up và cống hiến cho xã hội cho đất nước theo một tiêu chuẩn đúng nghĩa của nhân vị, nhân sinh, nhân quyền, và lợi ích của nhân loại..nói chung.
Think outside the box…
Nó luôn luôn sai và cứ sửa mãi. Càng sửa càng sai. Và bởi trình độ và kiến thức của nó bét nhèm, nên nó chẳng cho phép bạn hơn nó, bạn phải xin và chờ nó cho…đời đời. Nó muốn định hướng cả đời bạn, con cháu bạn và cả cái dân tộc này.. Nếu không có lá gan, thì làm nô lệ cho nó mãi, đành vậy!
Đổ vỡ? Phải. Xây lại mới.Tại sao không??
Dân tộc này đã có thể ngửng mặt lên với thế giới từ lâu NẾU chính bạn không để cỗ máy bịp bợm bẩn thỉu này nó ngồi lên đầu hiến pháp nước nhà…HÃY HÀNH ĐỘNG !!!
Hiện tượng “Đổ Vỡ” nói lên 1 vài điều . Đầu tiên tiền đâu, là sự hiện diện của 1 niềm tin trước đó trong giới học sinh-sinh viên đ/v Đảng, Bác Hồ & những thứ trời đánh như vậy . Có nghĩa các thầy cô giáo xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong công cuộc đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa . Rất xứng đáng với ngày nhà giáo xã hội chủ nghĩa Việt Nam!
Kế tới, hiện tượng “Đổ Vỡ” chưa có thống kê nên không biết có chiếm đa số hay không . Theo tớ nghĩ là không . Đa số vẫn là những con cừu không quan tâm . Cực kia của “Đổ Vỡ” là những người vững chãi lý tưởng, có 1 niềm tin không gì có thể lay chuyển đ/v những điều được truyền dạy . Những người này sẽ trở thành những Hoàng Thị Nhật Lệ & thành viên đội cờ đỏ hôm nay, và là trí thức tương lai của đất nước xã hội chủ nghĩa .
Kiến nghị với Đảng để giảm tối thiểu hiện tượng “Đổ Vỡ”, sở dĩ hiện tượng này xảy ra vì Đảng đã “mở cửa” để các luồng gió độc bay vào nhà mình . Bả tư bẩn vô cùng hấp dẫn đ/v (rất) nhiều người . Tớ không biết “đổi mới” & “mở cửa” đem lại cho đất nước điều gì, nhưng cái hại thì khôn tả . Tại sao ngày xưa, những vấn đề hiện nay như lòng tin của dân đ/v Đảng, hiện tượng thoái hóa lý tưởng trong đảng viên … nghiêm trọng hơn cả là sự tồn vong của Đảng tuy đã có mầm mống nhưng chưa bao giờ trở thành những vấn đề bức xúc, thậm chí nghiêm trọng như hiện nay ? Cái gì đã làm mọi thứ cứ như xuống dốc không phanh như vậy ? Nếu được hỏi, tớ sẽ trả lời không ngần ngại rằng thì là mà “Đổi mới” & “mở cửa” chính là thủ phạm . Những thứ đó làm Đảng Cộng Sản càng ngày càng xa rời -nếu không muốn nói là “phản bội”- những điều cốt lõi của Đảng như lý tưởng Cộng Sản & tư tưởng của Bác Hồ kính yêu . Hay nói thẳng, toàn bộ Đảng Cộng Sản đang bị bả tư bẩn đầu độc . Tiếng giang hồ là Đảng đang “ngáo đá”/”say thuốc”.
Dẹp đổi mới đi, & nên treo cổ những tên phản bội lý tưởng . Ai ra chủ trương đảng viên ĐẢNG CỘNG SẢN có quyền chiếm hữu giá trị thặng dư của giai cấp công nhân ? Ai làm cố vấn & về hùa trò khỉ đó ? Trí thức cứ lo canh cánh về sự tồn vong của Đảng mình, nhưng nếu không kiến nghị dẹp đổi mới, Đảng của các bác có ngày sẽ xụm bà chè . Nó sẽ không xụp đổ vì không có ai muốn chống đối, nhưng không có nghĩa nó sẽ không mục ruỗng từ bên trong . Cho tới lúc nào đó, Đảng của các bác sẽ phải dựa vào nước ngoài để tồn tại . Hy vọng Đảng có 1 lựa chọn đúng đắn để không phản bội lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ .
Và hy vọng những cố gắng vượt bực của ngành giáo dục xã hội chủ nghĩa gồm những thày cô giáo tận tụy vì đàn em thân yêu sẽ không bị Đảng phản bội làm cho tất cả biến thành 1 trò hề kịch cỡm.