3-7-2018
Người Nhật sống trên vành đai núi lửa nhiều động đất – chết lúc nào không biết, lại kính trọng giới võ sĩ đạo, nên họ yêu hoa Anh Đào.
Hoa Anh Đào đẹp nhưng mong manh. Vừa khoảnh khắc trước còn đẹp tươi, khoảnh khắc sau đã lìa cành về cội.
Người Nhật thấy cánh hoa Anh Đào lúc rụng lìa cành, trước khi chạm đất, chao liệng rất đẹp. Thậm chí còn đẹp hơn cả khi còn trên bông.
Ấy thế nên họ chọn hoa Anh Đào là Quốc hoa. Vì họ chọn sống đẹp, không sợ chết, chưa chết là còn phải sống đẹp. Thà chết đẹp còn hơn, sống không đẹp. (Rất nhiều người Nhật thấy khó để sống đẹp, liền lên tận núi Phú Sĩ để tự tử cho đẹp).
Người Việt luôn đánh giá cao những thành tựu của người Nhật, và muốn học theo. Nhưng từ địa lý, lịch sử, văn hoá … Nhật – Việt vốn dĩ quá khác biệt.
Người Việt duy lợi, tư duy ngắn hạn, cảm tính, nên không thực sự “quyết liệt” trong chuyện giữ danh dự.
Ngoài các đức tính tốt, không cần kể ra thêm để ru ngủ nhau nữa, thì có vô số các “thói hư tật xấu” đang cản trở sự phát triển đi đến văn minh của người Việt, nổi bật có thể kể ra như:
1. Hay nói dối, nói dối quen mồm, có đủ cách để tự biện minh cho việc phải nói dối của mình.
Nói một đằng làm một nẻo là điển hình tiên tiến.
2. Hay ăn cắp, ăn cắp hồn nhiên nếu cảm thấy an toàn, và ăn cắp thoải mái, nếu thấy cái mình ăn cắp là của “không ai sất” – tức là của chung.
Từ những năm bao cấp đến nay, sự ăn cắp là ngang nhiên. Thậm chí ai không biết – hoặc không chọn ăn cắp, còn bị chê là đần.
Quan chức thì ăn cắp của công, người lao động thì ăn cắp giờ làm việc, ra đường thì ăn cắp sự an toàn của người khác (vượt đèn đỏ – đi ngược chiều).
3. Hèn trước kẻ mạnh, ác với người yếu thế. Phản phé vì lợi riêng – kém trung thành.
4. Chỉ biết mình, không biết người.
“Ăn cây nào, rào cây ấy” – bất chấp đạo lý vì miếng ăn – quyền lợi cá nhân.
Chỉ giỏi thu vén riêng – giải pháp cá nhân, nhưng không quan tâm đến giải pháp chung cho cộng đồng, đất nước
Thềm nhà mình thì sạch, nhưng ngõ phố chung thì đầy rác. Thậm chí còn ném rác từ nhà ra đường.
5. Chỉ biết cái lợi trước mắt, sợ thiệt, tham bát bỏ mâm
…
Tất cả những điều trên, người Việt chỉ thoát ra được để nhanh chóng phát triển đến văn minh, khi đại đa số người Việt đều theo một đạo nào đấy một cách nghiêm túc, để căn cứ vào giáo lý mà biết thế nào là đúng – thế nào là sai, thế nào là hay dở, rồi từ đó mà chọn lựa.
Để chọn cái hay, chê cái dở. Theo cái hợp đạo lý, dũng cảm bỏ cái ác, tẩy chay cái vô đạo… người Việt cần trước nhất là biết xấu hổ.
Biết xấu hổ rồi, thì dần dần mới tiến đến biết yêu cái đẹp, để tiến hoá được như người Nhật.
Thế nên đầu tiên, Việt Nam cần chọn Xấu Hổ làm Quốc hoa.
Xuất phát điểm thì cứ cụ thể, và thấp thế thôi.
Bổ sung, bản nhân RẤT XẤU HỔ và ăn năn để xin lỗi tác giả Nguyễn Anh Tuấn vì hành vi không thể chấp nhận là viết lộn tên của bạn!
Nhân tiện, khi bàn về XẤU HỔ với tư cách nó là bản năng gốc của của một con người hay là một quốc gia, bản nhân xin nói thêm về tính xấu hổ vốn là bản năng của CÁC BÀ MẸ VIỆT:
* Có BÀ MẸ VIỆT đau đớn sinh thành đứa con mình là TẦN HÁN, nhưng khi nó trưởng thành thì lại trở mặt coi mẹ mình và mọi thứ anh em khác DO MẸ SINH RA là những thứ man di mọi rợ (Tứ Di) nên rất xấu hổ, phải bỏ quê hương bản quán chạy về phương nam, đi đến đâu đẻ thêm con đến đấy với mong mỏi những đứa con này giữ được tâm tình của tổ tiên là chúng phải là CON RỒNG CHÁU TIÊN chứ không phải là đứa con đầu VỐN COI MẸ là kẻ khác máu tanh lòng.
* Người Mẹ Việt này rất hả dạ khi sinh ra được Triệu Đà, người con được sinh ra từ đất Bắc nhưng đã nghe theo lời mẹ thành lập một Tổ Quốc riêng để chống chọi với thằng con mất dậy Tần Hán.
* Người Mẹ Việt này đã rất xấu hổ khi những đứa con mình thành lập được Đông Ngô nhưng chúng lại không bao giờ coi mình là người Việt nên đã phải tự mình hóa thân thành Triệu Thị Trinh nổi lên chống lại con mình để mong chúng nhớ lại cội nguồn dân tộc của mình.
Còn rất nhiều bà Mẹ Việt biết xấu hổ, phải hi sinh bản thân mình sửa chữa lỗi lầm của các con, khi nào có dịp thì bản nhân sẽ kể rõ hơn, hay lắm đó!!!
* Chỉ có điều, ngoài người Việt chúng ta thì trên thế giới còn có BÀ MẸ TỔ QUỐC nào biết XẤU HỔ nữa không, nếu có, thì cần phải liên kết các mẹ lại, thế giới vì thế mà tiến bộ lên nhiều đấy!
* Bổ sung nhỏ: Bà mẹ Việt bỏ đất mà đi, sau này thành lập quốc gia ở chỗ dừng chân đều gọi các tổ quốc mới của mình là NƯỚC với hàm nghĩa nói với các con là: THÀ MẤT ĐẤT CHỨ KHÔNG CHỊU THEO THẰNG MẤT DẬY!!
1. Hoa xấu hổ nếu được nhân cách hóa thì nó được gọi là hoa trinh nữ.
* Trinh nữ có bản năng gốc là xấu hổ, nhưng chỉ mang tính cá nhân: bạn động tới cây nào thỉ chỉ có cây ấy mới có phản ứng “xấu hổ” đối với bạn mà thôi!
* Nhưng đối với một thiếu nữ thì bản năng này phải được giáo dục từ tấm bé, từ gia đình và từ nhà trường. Bởi thế, giáo dục ấu nhi đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên các phẩm chất biết xấu hổ cho các công dân tương lai.
2. Cây xấu hổ nếu được xã hội hóa, tức là, một nhóm xã hội hoặc một quốc gia nào đó muốn lấy nó làm biểu tượng thì mọi công dân của nhóm ấy, hoặc của quốc gia ấy phải được gia đình và nhà trường giáo dục ngay từ tấm bé những phẩm chất biết xấu hổ ấy để làm người chính trực.
* Bọn kẻ cướp và bán nước chẳng hạn, cho dù chúng đang nắm giữ chức vị khá cao thì không bao giờ học lại để có được phẩm chất xấu hổ. Bởi thế, phải loại trừ chúng ra khỏi cộng đồng biết xấu hổ.
3. Cũng bởi thế, muốn chọn cây xấu hổ làm quốc hoa thì phải trải qua một quá trình giáo dục thật nhẫn nại và lâu dài chứ không nhỏ và đơn giản như tác giả Nguyễn Tuấn Anh đã viết đâu!