Một người Nhật phê bình câu nói của Tổng Bí thư: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”

26-6-2018

Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng đã được các báo trích dẫn: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực“, đã bị ông Hirota Fushihara, một doanh nhân người Nhật, thuộc Công ty Tư vấn Uryu & Itoga Advisory Service Vietnam, phê phán.

Hirota Fushihara, thuộc Công ty Tư vấn UIVN (URYU&ITOGA Việt Nam). Ảnh: FB nhân vật

Ông Hirota Fushihara viết: “Thứ nhất, không có lời nào như lời này không tôn trọng những người đã có khuyết tật bẩm sinh mà đã phải hy sinh sớm, chỉ sống được thời gian ngắn, hay những người đang sống mà gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, những người thân luôn chăm sóc họ theo thời gian. Đặc biệt chính sách của nhà nước về tôn trọng và bảo vệ người có khuyết tật chưa đầy đủ, một nhà chính trị địa vị cao mà sử dùng từ ngữ như vậy, tuy có thể không có ý xấu cho những người có khuyết tật bẩm sinh, nhưng là nhà chính trị, là nhà lãnh đạo thì không được phép nói như vậy.

Thứ hai, tham nhũng chỉ là do cơ chế, hệ thống quyền lực nó gây nên, chứ không phải đã là quyền lực thì luôn luôn có tham nhũng. Khi chúng ta có cơ chế kiểm soát quyền lực tốt, chế độ tuyển dụng và nhân sự khách quan, thuần theo tài năng và trách nhiệm thì khó có thể có tham nhũng.

Tôi nhớ là Việt Nam tổ chức phong trào chống tham nhũng bao nhiêu năm rồi, chắc từ hồi tôi bất đầu học tiếng Việt thì cũng đã có phong trào này. Việt Nam đã tổ chức nhiều lần như vậy mà sao chưa bớt được đáng kể, mà vẫn tồn tại sâu rộng?

(Bài trên không liên quan đến chính trị, chỉ là phản ứng bình thường của đọc giả giống như bao nhiêu người Nhật thể hiện khi họ đọc báo Nhật Bản nói về chính trị gia Nhật Bản)”.

***

Mời đọc toàn bộ bài viết: Tổng Bí thư: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực“, của tác giả Minh Chiến, đăng trên báo Người Lao Động ngày 25/6/2018.

(NLĐO)- Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hóa, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn.

Chiều 25-6, phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (PCTN), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Làm nghiêm từ trên xuống

Theo Tổng Bí thư, công tác PCTN thời gian qua đã đạt được 6 kết quả nổi bật. Trong đó, nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và PCTN, vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức Đảng vi phạm, trong đó có đồng chí là ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính tri; kỷ luật cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang, làm nghiêm từ trên xuống dưới…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, phát biểu tại hội nghị – Ảnh: TTXVN

“Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Theo Tổng Bí thư, các cơ quan thanh tra, kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, nhất là các dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt đánh giá cao một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến trong công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh. Đồng thời, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã bước đầu được khắc phục tại một số địa phương, điển hình như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Sơn La, Đắk Lắk, Cần Thơ…

Tổng Bí thư đã nhắc đến những vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng thời gian qua như vụ án Dương Chí Dũng, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án Phạm Công Danh, vụ án Hà Văn Thắm, vụ án Giang Kim đạt, vụ án Đinh La Thăng, vụ án Trịnh Xuân Thanh, vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ ‘nhôm’), vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương… để nhấn mạnh những thành quả bước đầu của cuộc chiến PCTN. Liên quan đến các vụ án này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã được chú trọng hơn.

Ngoài ra, nhiều vấn đề tồn đọng trước đây trong công tác cán bộ đã được giải quyết, “không chạy chức, chạy quyền” đã trở thành tuyên ngôn mạnh mẽ.

Đối với công tác thông tin tuyên truyền, theo đánh giá của Tổng Bí thư là có nhiều đổi mới, nhất là phát huy vai trò của báo chí, tuyền thông trong PCTN. “Các cơ quan thông tấn, báo chí đã tích cực đồng hành cùng cơ quan chức năng trong PCTN; có nhiều tin, bài về công tác PCTN, đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác PCTN của Đảng, Nhà nước ta”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận tại hội nghị.

“Trên nóng, dưới lạnh”

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Bí thư đánh giá công tác PCTN vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.

Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCTN.

Bên cạnh việc xử lý nghiêm đối với những trường hợp sai phạm, Tổng Bí thư cho rằng cũng cần có cơ chế để bảo vệ, khuyến khích những cán bộ, đảng viên, người đứng đầu dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn, đi đầu trong đổi mới vì sự phát triển của đất nước. Việc đánh giá, nhìn nhận về các sai phạm cũng cần phải đặt trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có quan điểm xử lý khách quan, phù hợp.

Đồng thời, cần kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử xấu luôn lợi dụng cuộc đấu tranh PCTN để chia rẽ nội bộ, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thời gian tới cần phải đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về ý chí, hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN. Bảo vệ, khen thưởng, động viên những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng.

Đặc biệt, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phải cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh PCTN, “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng vạn, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” như Bác Hồ đã căn dặn.

Một nhiệm vụ trọng tâm khác được Tổng Bí thư yêu cầu là xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây dựng một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.

Tổng Bí thư đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước; đối với những người vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên để kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu sai phạm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.

Theo Tổng Bí thư, quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hóa, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.

“Do vậy, phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để bảo đảm quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, không bị tha hóa; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách… hay nói một cách hình ảnh là phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”- Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cần nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, nhất là ở các địa phương, cơ sở; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tệ “tham nhũng vặt”; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ. Tích cực xác minh, kịp thời áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng.

Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN. Các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử… phải là những “thanh bảo kiếm” sắc bén, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những vụ việc, việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân; có nghiệp vụ, bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn những việc làm chưa đúng.

Điều đặc biệt quan trọng được Tổng Bí thư nhắc đến là những người làm việc trong cơ quan chống tham nhũng biết trọng liêm sỉ, trong sạch, không bị sự mua chuộc của người phạm tội.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Độc tài cộng sản , viet nam ,BẮc hàn ,độc ác tàn bạo giống nhau . Cs Vn ngu dốt con ốc vit chưa làm đuoc thua xa Bắc hàn . Cạn tiền nuôi bộ máy phải lập đặc khu bán cho tàu , bị Dân chúng phản đối kich liệt .Bộ mặt bán nước của chúng đã qúa rõ ….

  2. Bổ sung: Có lúc quyền lực độc tài lại rất cần thiết cho dân chúng, bản nhân xin được điểm qua mấy trường hợp sau:
    * Độc tài kiểu Napoleon: “Không thể dùng đại bác để đè bẹp dư luận của quần chúng nhân dân mà chỉ có thể mua chuộc nó bằng cách thực thi công bằng xã hội và nâng cao sức mua của đồng tiền!”
    * Độc tài kiểu Park Chung Hee: Buộc nhân dân phải thắt lưng buộc bụng, tìm mọi cách để tích lũy vốn, kể cả đem quân đánh thuê cho nước ngoài, triệt để tiêu diệt nạn ăn cắp của công và móc túi dân chúng để xây dựng bệ phóng cho Nam Hàn cất cánh.
    * Độc tài kiểu Rodrigo Duterte: Cương quyết bài trừ nạn ma túy và ăn cắp, coi tất cả các thứ này là chó, thà mang tiếng với Liên Hợp quốc là vi phạm nhân quyền, nhưng thực ra, chỉ là vi phạm chó quyền mà thôi.
    * Vậy, độc tài cũng cần phải phải hiểu xem rằng họ dùng quyền lực để làm gì: phục vụ nhân dân hay là để vơ vét mọi thứ cho riêng mình!

  3. Ông ngưòi Nhật phê bình Trọng lú lẫn, chắc chưa nghe lời ông Thiệu, TT của VNCN, cũng như châm ngôn mới thời Mạt Sản: “Đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày”.
    – “Đừng nghe những gì lũ NGHIỆN QUYỀN LỰC nói, hãy xem lũ NGHIỆN QUYỀN LỰC làm”.
    Đảng CSVN là đảng của lũ đĩ bợm!

  4. Trong bụng của Trọng chỉ có một đống thủ đoạn cùng với mớ lý thuyết ‘Mac-Le và …Tôn ngộ Không’…, thế nên cứ mở miệng là nói bậy, nói ngu. Do đã dốt mà lại còn trơ tráo ngạo mạn …nên ‘phát bỉu’ là bị thiên hạ chửi mắng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới . Nay cố gắng nói ‘bay bướm ,văn hoa’ một tí, cái gì gì … “…khuyết tật bẩm sinh…’ (?) cũng lại bị mắng. Nhưng mắng là đúng, ngoài tính vô đạo đức, lại càng nên mắng vì thói ngụy biện xảo trá, tránh né sự thật …

    Tại sao cũng là ‘quyền lực” thế nhưng ở các quốc gia có chỉ số minh bạch cao như nhóm Thụy Điển và lân cận…họ gần như không có tham nhũng ? Tại sao cũng ‘quyền lực’ nhưng tại châu Á, ông Lý quang Diệu đã khiến Singapore …trở thành ‘Quốc gia hình mẫu’ về phẩm cách công chức ? Và tại sao hấu hết mọi quốc gia Dân chủ -Đa nguyên phát triển ,chỉ thỉnh thoảng mới có những chuyện xấu, phải từ chức vì một món quà, một chiếc đồng hồ mắc tiền… ( chứ không phải ‘đại án XHCN’ nhé ) ? Và khi ‘Quyền lực’ giám sát nằm trong tay người dân ,thì ‘khuyết tật bẩm sinh’ của nó có phải là ‘Tham nhũng’ không ? …vv.

    Ngụy biện và chày cối của Trọng nằm ở chổ nuốt mất vào bụng hai chữ ‘độc tài’-.Lẽ ra câu đầy đủ là thế này : “ Tham nhũng là thuộc tính gắn liền với QUYỀN LỰC ĐỘC TÀI”
    Lú rất coi thường người dân, xem họ như rơm rác nên vô cùng ngạo mạn. Bản chất Lú vốn xảo trá ngoa ngụy, nên y vừa cố giãm nhẹ’đại nạn ấy’ ( rằng chỉ như một ‘khuyết tật’ ?!) , cùng lúc còn quơ đũa đánh đồng cả “Độc tài’ của bè lũ y , với “ Dân chủ -Đa nguyên’ – vốn khác nhau ở chỗ “khống chế và giám sát quyền lực , tức khác nhau chủ yếu về Quy mô và Mức độ Tham nhũng !!!

    Bị chửi là phải rồi Trọng – mà có thứ quan trọng hơn cả ‘Tham nhũng’ nữa : Bán nước- phản bội Tổ quốc , len lút đưa dân tộc vào con đường nô lệ cho giặc thù ngoại ban ! Tội ấy, ngàn lần nặng hơn Tham nhũng, nhớ lấy ! Đừng hòng cùng lũ Báo nô lôi kéo dư luận sang hướng “Tham nhũng thù nghịch” , để làm lu mờ đi “Đặc khu và ANM của Tàu” !
    ————

    Tên ‘Minh quân Hào kiệt” này, vừa rồi lại bí quá hóa liều ,công khai thú thật : Luật ANM thực tế là để bảo vệ mạng sống cho ‘đảng ta’- Chấm hết !

    Ngài mặc kệ cái món ‘ANM’ này được soạn thảo công phu, mục này chương nọ, vẽ vạch đủ thứ rừng hoang …,mặc kệ thằng nào muốn ‘kéo đám mây, đẩy đám khói’ gì đó, mặc kệ cả một lũ tay sai ra vẻ sốt sáng vì An Ninh Cuốc Phòng, tận lực lừa đảo cặp mắt quan sát viên Quốc tế soi vào…vv. Ngài mặc kệ tất cả, nổi điên phán thẳng : Phải có luật ANM ( của Tàu ) này để bảo vệ ‘đảng tao’ chứ – đây cũng như lệnh ‘Cấm phạm húy” của Tặc triều Cộng Sản thôi ! Ngài mặt trơ trán bóng, tái khẳng định chắc nịch bằng giọng lưỡi thằng cướp :
    “ Bọn tao muốn làm gì thì làm, sống thế …éo nào cũng được cả, vì bọn tao là ‘đấng Trên’ là ‘Bên thắng cuộc’- Nghiêm cấm đám dân đen chúng mày bép xép, không phải muốn chửi gì thì chửi , mà nay nếu nói đụng đến là bọn tao sẽ giết bỏ không tha ! Thế mới gọi là luật An Ninh (Tính) mạng” nhá !

    Hà hà !Thế thì chỉ một câu ‘Cấm phạm húy’ như thời phong kiến là đủ ! Cần gì phải bày vẽ cả ‘một đạo luật’, làm đủ trò hoa dạng‘biểu quyết bấm nút’ này kia hả, phát xít Lú ?

    Mà thôi , cũng vì nể lần duy nhất Lú…éo vòng vo, nói thật trong đời, Marx ghẻ này xin nghiêm túc chấp hành : Từ nay, thay vì gọi Trọng Lú, thì để tránh…’ phạm húy’, xin được gọi ngài là Trọng L …! (Cái này học từ ‘đảng ta’ ngày xưa chỉ dám gọi ‘Dũng X’ , chắc cũng vì sợ phạm húy đại ca Dũng khi ấy ?! )
    Tay Trọng L này, là đầu têu của tất cả mọi chuyện bán nước, y cả một đời nô tài, cúc cung tận tụy với chiến lược tầm ăn dâu của họ Tập. Ngày là y làm CT cuốc hội,đã liên tục gầm gừ “biển Đông không có gì mới (chỉ có hạm đội của giặc Tàu) ‘ để lệnh cho lũ Quốc hội nô cùng ‘bóp miệng dân’, che đậy cho giặc Tập chiếm lấn ,xây dựng căn cứ Hải quân trên biển Đông ! Ngày nó làm TBT , y lại tiếp tục “Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh đảng” để đặt dân xuống vai nô lệ vĩnh viễn , đưa đảng lên trên trở thành độc tôn, vì e rằng điều 4 vẫn chưa đủ mạnh, cùng lúc triệt phá mọi hy vọng hướng đến pháp trị , văn minh tiến bộ !

    Khác với Thiện Nhân thạo nghề ‘khóc’ ( khóc xác sáp của B. Thanh, rồi khóc với những người …’vô gia cư ‘Thủ thiêm…) , tuy ‘nói giọng Bắc nhưng là người miền Nam’ trong khi Trọng L và bè lũ nô tài tay sai Tàu Tập thì…“tuy nói tiếng Việt nhưng là người…Hán”

  5. Mọi thứ phun ra từ mồm của một đầu lãnh đảng độc tài, bộ máy nhà nước của nó đẻ ra để kìm kẹp nhân dân, thống trị đất nước, đều chỉ là BỊP BỢM, MỊ DÂN.
    Nó dùng đứa con “khuyết tật bẩm sinh” của nó để lừa dân, rằng nó sẽ có biện pháp cứng rắn hơn, sau khi đã thất bại bằng giáo dục “đạo đức bác Hồ”!

    – “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”.
    Câu đó ấy mới chỉ là một nửa, một nửa SỰ THẬT còn lại, được nó dấu kín, như mèo dấu cứt.
    “THAM NHŨNG là KHUYẾT TẬT BẨM SINH của QUYỀN LỰC mà ĐẢNG ĐỘC TÀI đang NẮM TRỌN TRONG TAY”.

    Lũ lưu manh CSVN cướp quyền lực của NHÂN DÂN, đã tới lúc chúng nó PHẢI TRẢ LẠI QUYỀN LỰC CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM.

  6. Cả hai ông đều nhìn nhận chưa đạt về tham nhũng ở Việt Nam, vì ở đất này tham nhũng được định nghĩa đơn giản hơn nhiều, đó là: NHỮNG HÀNH VI HỮU SẢN HÓA CÁC YẾU TỐ QUYỀN LỰC.
    * Bởi thế, khi bọn kẻ cắp bẩm sinh, di truyền hoặc mắc phải “giành” được chính quyền bằng những phương thức bẩn thỉu nào đó, ví dụ như chạy chức chạy quyền chẳng hạn, thì chúng sẽ biến nhà nước thành ra là thứ phản dân hại nước, mọi quyền lợi của người dân đều bị tước đoạt, đất nước trở thành miếng mồi để bọn chúng xâu xé theo kiểu lợi ích nhóm.
    * Đương nhiên, khi đã nắm được quyền bính thì bọn kẻ cắp sẽ định ra cơ chế thế này thế khác để đảm bảo cho chúng và phe nhóm của mình kiếm ăn được nhiều nhất mà vẫn đảm bảo được “bộ mặt lãnh tụ” của mình, cho nên ngu dân hóa và thần dân hóa dân chúng tất yếu sẽ xảy ra!

Comments are closed.