Đặc khu, luật bịt mồm, quả bóng Vin & nỗi nhục tiền 21/6

FB Trương Duy Nhất

9-6-2018

Một tuần sục sôi những cảm xúc.

– Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) cuối cùng phải gác lại, sau những “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận (chữ dùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).

Bản thông cáo đặc biệt, phát vội vã lúc 3 giờ sáng cho thấy nỗi sợ hãi có thật từ chính phủ.

Biết sợ dân, là thái độ trưởng thành đáng ghi nhận của chính phủ ông Phúc.

Nhưng sợ để lắng nghe, không nên dụng như kế hoãn binh để tiếp tục lừa dân. Vấn đề đặc khu là không cần đặc khu, stop đặc khu, chứ không phải là 99 năm hay… 10 năm, thậm chí 1 năm.

Stop đặc khu, để chứng tỏ “ý đảng lòng dân” là có thật! Đừng để những chính sách dự án kiểu “đặc khu” khiến đảng ngày càng cô độc hơn, với chính nhân dân của mình.

– Trong nước cô độc với dân. Đối ngoại, Việt Nam cũng đang vào thế tự cột nhốt mình. Ông Phúc đến Canada hôm qua, nhưng đã không có được cuộc gặp gỡ song phương với Thủ tướng Trudeau.

Khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (TXT) khiến Việt Nam phải nhân nhượng thả luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thu Hà.

Sức ép nhân quyền, hình thành một hướng khác, sau 2 năm mờ nhạt và lơ đễnh từ chính phủ Mỹ dưới triều Trump.

Ở một diễn biến khác, rất có thể Việt Nam sẽ phải nhân nhượng trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức.

– Luật đặc khu tạm gác. Nhưng rất có thể, luật “an ninh mạng” sẽ được thông qua. Nói như Huy Đức “người Việt rất nhạy cảm trước đe dọa mất đất, nhưng đừng quên rằng mất tự do là mất tất cả”. Dân Việt, sống phận câm nín, quen đến mức thêm một bộ luật bịt miệng khác vẫn không cảm ra sự mất tự do.

Một dự luật, thay vì bảo vệ, phòng thủ quốc gia trước nguy cơ chiến tranh mạng từ bên ngoài, lại đưa chính nhân dân mình vào tầm ngắm.

Khác với đặc khu, luật an ninh mạng không chỉ là “làn sóng khủng khiếp” trong nước, sẽ không tránh khỏi những phản ứng và sức ép từ bên ngoài. Đại sứ quán Mỹ đã chính thức tuyên bố: “Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật an ninh mạng hiện được trình trước quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của an ninh mạng và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam”.

– Chiếc van Wold cup, cũng chỉ được tháo vào giờ chót. 5 triệu USD được Vingroup tung ra, vào đúng thời điểm căng thẳng nhất của hai dự luật đặc khu và an ninh mạng. Không chỉ cứu dân Việt thoát cảnh cô độc trước bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh, mà còn giúp chính phủ xả “những làn sóng khủng khiếp” kia.

Có điều, các bạn cũng nên biết: Như nhiều tập đoàn khác, đằng sau sự lớn mạnh của “gã khổng lồ” Vingroup là đất đai và nỗi thống khổ của hàng triệu dân oan.

Vingroup, cũng là một trong những tập đoàn cá mập đất đã nuốt ngoạm xong gần hết những phần màu mỡ béo bở nhất tại các “đặc khu” Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc.

Vì thế, câu chuyện Wold cup tức tưởi tuần qua, có vẻ không chỉ là Wold cup. Hay có phải, anh em nhà Vượng Vin đang rắp tâm đưa tất cả chúng ta vào một “cuộc bóng” khác?

– Sắp 21/6. Sự cố “đặc khu” và đoàn “phóng viên biệt phái” vội vã thăm Thẩm Quyến giữa “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận, thêm một lần phơi lột cái “phận chó” của nghề. “Những cây bút khốn nạn”- Tôi đã hơn một lần gọi họ như thế.

Những cây bút, chỉ vài dòng status “đặc ngu” trên facebook cá nhân, đủ làm xấu hổ, ô danh cả một tòa báo tên tuổi.

– Đại án AVG và nhánh củi Tất Thành Cang nóng lại. Vụ AVG lần lữa dây dưa, ngoài những gì dư luận đồn đoán, phải chăng còn do hai thanh củi khó đốt: Phạm Nhật Vũ, Lê Nam Trà?

Cái lò ông Trọng thoắt nguội, lại chợt bùng, khó đoán củi lửa bay hướng nào.

Bình Luận từ Facebook