6-5-2018
Lại xuất hiện một clip ghi lại cảnh một giáo viên trung tâm Anh ngữ mắng chửi học viên bằng thái độ và ngôn ngữ cực kỳ khủng khiếp (trong clip, cô giáo dùng từ “đ.” trước và dùng rất nhiều lần). Thảm cảnh giáo dục và sự suy bại bức tranh giáo dục là không có điểm dừng và sự bát nháo tồi tệ của nó là không có giới hạn.
Lại xuất hiện cô giáo bò cạp ver 2.0 rồi thầy Nhạ ơi.Ko thể tưởng tượng nổi một giáo viên mà lại tục tằn đến như thế! Tóm tăt: xảy ra ở một Trung tâm ngoại ngữ. Học viên đóng cả khoá gần 10tr. Cô giáo đè lỗi, cứ phạm gì là 100k. Và cung bò cạp…vừa xảy ra. Clip lên mạng sau chỉ vài phút. Facebook cô giáo đã lập tức 41k fwl. Tút gần nhất đã hơn 10k comt toàn từ ngữ mà cô xả vào mặt học trò.Cô ơi, sáng nhất đêm nay rồi
Publiée par Đào Tuấn sur samedi 5 mai 2018
Ai chịu trách nhiệm đây? Bộ Giáo dục phải là nơi chịu trách nhiệm chính và chịu trách nhiệm lớn nhất. Tuy nhiên, một cách chính xác hơn, xã hội cũng phải chịu trách nhiệm. Dù có một hệ thống “tổ chức, ban ngành, đoàn thể các cấp” nhưng gần như chẳng bao giờ các tổ chức này mở miệng. Các tổ chức phụ nữ, thanh niên, “mặt trận” cũng chẳng bao giờ dám đi vào chiến tuyến chấn chỉnh giáo dục. Thậm chí Ủy ban Giáo dục Quốc hội cũng thỉnh thoảng “diễn” chiếu lệ với những phát biểu nhạt nhẽo liệt kê thực trạng và không bao giờ thẳng thắn đề cập giải pháp.
Một trong những nơi nữa đáng lý cần thể hiện dữ dội hơn là báo chí thì cũng tỏ ra mệt mỏi và buông xuôi. Vì sao giáo dục lại đang bị bỏ mặc? Vì người ta không dám đụng đến tận cùng của vấn đề: yếu tố chính trị và ảnh hưởng của nó lên bộ máy điều hành giáo dục.
Chính vì sự tránh né “kỵ húy” này trong hàng chục năm qua mà giáo dục đã trở nên trì trệ và hỗn độn như hiện nay. Chính vì không dám nói và không nói đến tận cùng mà các thế hệ trẻ đã trở thành nạn nhân của sự suy đồi giáo dục. Chính vì tâm lý “nói để làm gì” và “nói ai nghe bây giờ” đã biến giáo dục thành cái vũng lầy kinh khủng mà tất cả đang bị kẹt vào. Tất cả – xin nhấn mạnh – tất cả.
Học trò hỏng, giáo viên hỏng, ban giám hiệu hỏng, giới chức giáo dục địa phương hỏng, giới chức trung ương hỏng. Nếu tiếp tục im lặng thì cái sự hỏng của giáo dục không chỉ giới hạn trong hệ thống giáo dục. Nó sẽ làm tan nát tương lai đất nước này.
Có quốc gia nào có thể phát triển mà không đặt trên nền tảng giáo dục? Hãy gạt bỏ tâm lý “nói để làm gì” trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mức tồi tệ hiện nay, để con em mình không trở thành nạn nhân một phần từ sự mặc kệ buông xuôi của chính mình.
____
Ghi chú: Tiêu đề do Tiếng Dân đặt.
Mời đọc thêm: Sốc: Giáo viên trung tâm tiếng Anh văng tục, chửi học viên là… “lợn” (DT). – Giáo Dục Tan Nát, Ai Chịu Trách Nhiệm? (Trí Việt). – Sốc: Giáo viên tiếng Anh chửi học viên không khác dân chợ búa (LĐ).
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
NHỮNG THÁI TỬ ĐỎ THỐI THA
Phóng đãng như Lê Trương Hải Hiếu, “bán mình” cho Vũ Nhôm như Nguyễn Xuân Anh, gian lận như Lê Phước Hoài Bảo, xa hơn một chút là Phan Thị Mỹ Thanh, con gái BT Đồng Nai… con cái các vị Bí thư tỉnh thành đã nêu trên, không còn là “hồng phúc cho dân tộc” như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND tp HCM) “nâng bi” mà nói. Ngược lại, nó là sự sỉ nhục, là nỗi đau nhức nhối chưa bao giờ dứt đối với dân tộc này.NHỮNG HẠT GIỐNG ĐỎ THỐI THA