5-5-2018
Từ khi có Quyết định 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Khu đô thị Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM đã ra hàng loạt các văn bản để thực thi Quyết định này của Thủ tướng. Đến ngày 22/2/2002 Chính phủ có Công văn số 190/CP-NN cho phép UBND TPHCM căn cứ vào quyết định 367/TTg thu hồi 930 ha đất (770 ha xây dựng Khu đo thị mới và 160 ha xây dựng khu tái định cư), nhằm xây dựng Khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Và như đã nói ở các stt trước, bằng 2 thông báo 77/TB-VP và 78/TB-VP, trong cùng một ngày 22/3/2002, chính quyền thành phố cố tình làm sai bản đồ quy hoạch chung mà Thủ tướng phê duyệt bằng cách giảm diện tích mặt nước và chuyển một phần diện tích tái định cư vào cho đủ diện tích 770 ha của khu trung tâm, đồng thời tiến hành thu hồi đất của dân ngoài phạm vi được Thủ tướng phê duyệt để bù vào. Điều này đã được báo chí phản ánh là chính quyền thành phố đã phá vỡ quy hoạch mà Thủ tướng phê duyệt “từ trong trứng nước”, là nguyên nhân của mọi khiếu kiện dai dẳng của dân diễn ra mười mấy năm nay.
Việc phá vỡ quy hoạch dần dần được hợp pháp hóa. Trước hết bằng một công văn từ Chính phủ. Đó là Công văn số 1642/CP-CN ngày 24 tháng 11 năm 2003 do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký “cho phép UBND TP.HCM điều chỉnh Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết trên cơ sở thống nhất ý kiến của Bộ xây dựng”. Từ công văn này, chính quyền thành phố đã ban hành Quyết định 6565/QĐ-UBND ngày 27-12-2005 “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000”. Điều 2 Quyết định này đã ghi một cách ngang ngược : “Quyết định này thay thế Quyết định số 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ”. Nghĩa là bản đồ quy hoạch 1/5000 do Thủ tướng duyệt bị phế bỏ, thay vào đó là tấm bản đồ do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua ký duyệt.
Theo trình tự xây dựng các văn bản pháp luật thì 1 văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể bị phủ nhận bằng một văn bản quy phạm pháp luật cao hơn chứ luật lệ nào lại cho phép ngược lại ? Ngay cả 1 văn bản của Chính phủ thì Nghị định, Nghị quyết là cao nhất, kế đó là Quyết định, dưới nữa mới đến công văn. Công văn 1642/CP-CN của Thủ tướng do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký không có giá trị pháp lý cao hơn Quyết định của Thủ tướng. Bản thân cái công văn đó không thể phế bỏ một quyết định của Thủ tướng, huống hồ là nó giao cho chính quyền địa phương ra quyết định phế bỏ quyết định của Thủ tướng. Muốn phế bỏ một quyết định của Thủ tướng thì ít nhất phải có một Quyết định tương ứng trở lên của Thủ tướng, chứ sao lại làm ngược đời như vậy ?
Các nhà báo nên đào sâu cái bản quy hoạch 1/5000 do chính quyền TP.HCM ban hành bảo kê cho những đại gia nào, và điều gì đã xảy ra kể từ khi có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng đến khi Chính quyền TP.HCM phế bỏ quyết định này thì mới biết lý do thật sự của tấm bản đồ 1/5000 do Thủ tướng phê duyệt đã bị “phi tang”.
Theo như nhà báo xã hội chủ nghĩa Hoàng Hải Vân lý giải, đây là 1 hệ quả nữa của tư duy nhiệm kỳ . Nhiệm kỳ Thủ tướng trước quyết định thế này, nhưng sau khi Thủ tướng đi theo Thánh Gióng hạ cánh an toàn, các người tới sau có quyền bổ xung hoặc phế bỏ những quyết định của đời trước . Không phải không có tiền lệ trên thế giới, Đô Năm Trăm đang phế bỏ tất cả những gì Ô Bà Má tạo dựng . Chứng tỏ Việt Nam thật tâm hội nhập quấc tế . Mấy nhà báo xã hội chủ nghĩa có bức xúc thì đổ tội cho nền dân chủ tư bẩn khốn kiếp . Oh, mà ngay cả Việt Nam cũng có làm chuyện phế bỏ những quyết định của đời trước . Đúng, (rất) âm thầm hơn tư bẩn . Chắc là do biện chứng . “Đổi mới” lật ngược con đường xã hội chủ nghĩa của Bác Hồ, bây giờ thì nhà thơ Bùi Minh Quấc phàn nàn Đảng này đã trở thành “Đảng Nó”, thay vì “Đảng Ta” như ngày xưa với Cải cách ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm & Cải tạo tư bẩn .
Thông cảm cho mấy nhà báo xã hội chủ nghĩa, đ … biết đường nào mà mò nên nói năng lung tung xèng .