4-5-2018
Còn nói láo về điều gì, xin mời đọc tiếp phía dưới.
Ngày 27.4.2018, sau khi ông Chữ đi tiếp xúc cử tri các xã ven biển Bình Phú, Bình Hòa và Bình Châu (huyện Bình Sơn), báo Tuổi Trẻ online có bài “Dân Quảng Ngãi chất vấn dự án FLC mang lợi gì cho dân?”. Xin để lại link ở đây.
Còn đây là đoạn tôi quan tâm nhất:
[[Ông Chữ đưa ra so sánh vùng biển Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) vốn là làng chài, khi FLC đầu tư dự án ở đây đã mua cát, sạn, đất đá để làm các công trình. Mua gà, mua vịt, mua rau của dân ăn thì dân có chỗ bán.
“Họ mua có nghĩa là dân mình bán, dân mình bán có nghĩa là dân mình lấy tiền chứ sao nữa. Mà dân có tiền sẽ đầu tư vào lĩnh vực khác. Thì như vậy 7.000 tỉ đồng FLC đầu tư vào đây chuyển sang hàng hóa. Dân mình bán để lấy 7.000 tỉ đồng đó vào túi người dân của mình”, ông Chữ trả lời.
Ông Chữ tiếp tục: Tôi có xuống vùng làng chài gần dự án của FLC ở Bình Định, thấy nhà cửa sạch sẽ, người dân làm cá, trồng rau, nuôi heo, gà cung cấp cho FLC.
“Cái ông bốn phương (du khách) nào đó vào chơi thì cần có người làm việc. Ổng sẽ ăn rau, thịt gà cá, dân mình bán lấy tiền. Lợi quá đi chứ. Thay vì đi làm nông thì đi làm dịch vụ, cung ứng cho người ta”, ông Chữ nói.]]
Đọc xong những lời, những trích dẫn của ông Chữ trong đoạn ấy, trong nếp nghĩ của gã trai quê mùa, tôi cứ ngờ ngợ rằng ông Chữ… nói láo. Vì ở đâu thì tôi không biết, không rõ, chứ dự án FLC triển khai ở Quy Nhơn thì tôi cũng không lạ gì.
Nhân tiện đây, xin nhắc ông Chữ rằng dự án FLC làm ở Quy Nhơn là thuộc vùng xã Nhơn Lý, chứ không không phải Nhơn Hội. Việc ông nhầm giữa 2 địa danh này, xem ra cũng không đáng tránh gì vì cũng không nghiêm trọng mấy.
Nhưng cách ông nói người dân làng chài ở đây bán đất, bán cát, bán sạn cho FLC làm dự án thì ông ơi, làm gì có chuyện đó đâu. Ban đầu đọc điều này trên báo, tôi còn ngợ ngợ là có thể mình nhớ nhầm, nên bắt chuyến xe vào Quy Nhơn, rồi chạy xe qua khu Nhơn Lý, chỉ để nhặt nhạnh lại những điều đã nằm đâu đấy trong mấy góc trí nhớ của tôi mà tôi nghĩ rằng mình cần nên xác tín lần nữa.
Tôi hỏi lại rất nhiều người, họ nói mình không có cửa để bán cát, bán sạn, bán đất cho FLC làm dự án. Vì điều ấy, đã có những đối tác của FLC. Đó là chưa nói, trong quá trình FLC làm dự án, đã gây biết bao bức xúc, uất ức cho người dân Nhơn Lý thì làm quái gì chuyển hóa được 7.000 tỷ đồng đầu tư của FLC vào túi dân theo đường chuyển-sang-hàng-hóa được, đúng không ông Chữ?
Trên báo Tuổi Trẻ online hôm ấy, có câu này: “Ông Chữ tiếp tục: Tôi có xuống vùng làng chài gần dự án của FLC ở Bình Định, thấy nhà cửa sạch sẽ, người dân làm cá, trồng rau, nuôi heo, gà cung cấp cho FLC”. Không biết là ông đi xuống đó tìm hiểu thật, hãy chỉ là thoáng qua. Đúng là dân làng chài gần dự án FLC ở đây “nhà cửa sạch sẽ”, nhưng thưa ông Chữ, điều đó có trước khi FLC đặt bàn tay thô bạo của mình xuống làng chài này.
Ông nói “người dân làm cá, trồng rau, nuôi heo, gà cung cấp cho FLC”. Nếu tôi khẳng định rằng ông nói láo, thì sỗ sàng quá, vì dù gì đi chăng nữa, nếu so về tuổi tác tôi kém ông rất nhiều. Nên chắc chắn rằng điều đấy là… không thật. Tôi mang thắc mắc, là ông nói điều ấy với cử tri nhà mình để làm gì? Có đúng là thực sự lắng nghe ý kiến cử tri? Có đúng là vì lợi ích người dân?
Dân làng chài ở vùng dự án của FLC trong Quy Nhơn, họ chỉ sống bằng nghề biển, từ năm 2013 bắt đầu thêm du lịch. Tôi hỏi khắp, không hề có chuyện họ làm con cá, nuôi con gà, nuôi con heo, trồng cọng rau để cung cấp cho FLC. Họ nói rằng mình làm chỉ đủ bán cho dân ở làng mua ăn lẫn nhau, hoặc cho du khách đến thưởng thức hải sản khi đi du lịch ở đây mà thôi. “Còn nuôi gà nuôi heo, thì chỉ nuôi kiểu bán chợ cho dân” – một lãnh đạo xã Nhơn Lý xác nhận với tôi như vậy.
Như vậy thì có thể gọi là cung ứng dịch vụ cho FLC được không ông Chữ? Có thể chuyển hóa 7.000 tỷ đồng đầu tư của FLC vào túi dân theo đường chuyển-sang-hàng-hóa được không hả ông Chữ?
Tất nhiên, ở đây, theo lời người dân địa phương, cũng không thể phũ nhận sức hút mà FLC mang lại cho du lịch ở đây (nhưng trên cán cân được – mất, thì họ mất nhiều hợn được bởi cách làm đầy tai tiếng của FLC. Đó là chưa nói, Nhơn Lý và vùng ven biển Quảng Ngãi khác nhau 1 trời 1 vực, và điều này sẽ được đề cập ở bài tiếp theo). Sẵn, cũng nên thẳng thắn rằng, người ở đây họ làm du lịch trước khi FLC về. Năm 2014, khi tôi còn làm việc ở đây, thỉnh thoảng chạy qua Nhơn Lý chơi, thì thấy du khách đã về nhiều rồi. Trong khi đấy, FLC bắt đầu dự án của mình ở Quy Nhơn từ giữa năm 2015.
Từ những điều không thật của ông khi nói về việc đi tham quan, khảo sát vùng dự án FLC ở Quy Nhơn, chúng tôi có quyền hồ nghi những điều mà ông nói với cử tri, nói với báo chí. Đại loại rằng, làm gì thì làm, cũng đặt lợi ích của dân lên trên hết.
Riêng tôi, tôi cố lục lọi chút niềm tin trong trái tim kẻ đang đau đáu vì quê hương, để tin lời ông là thật, khi ông nói sẽ vì lợi ích của nhân dân. Nghĩa là không nên đồng ý cho triển khai dự án của FLC đang hăm he chiếm trọn bờ biển và cả đảo Lý Sơn của tỉnh mình, ông Chữ ạ!
Hoặc nếu có làm, thì theo một cách khác và không phải là FLC đầy tai tiếng, được không ông Chữ?
Hẹn gặp nhau ở bài kế tiếp!
Thấy ngư dân ra biển bị “tàu lạ” đâm chìm chết mất xác, hoặc bị “tàu lạ” cướp bóc mà các quan chức nhà ta không dám chỉ đích danh là bọn Tầu Khựa, và, chết nhiều thì ảnh hưởng tới nấc thang thi đua nên đây có phải là cách để ngư dân chuyển đổi nghề, như cách mà Lê Viết Chữ và đồng bọn mong muốn hay không?
Bịt biển để ngư dân không có đường ra biển, hiến thân cho bọn Tầu, đồng thời lại có đất để mở mang du lịch, đúng là mũi tên trúng nhiều đích rồi!
[[Ông Chữ đưa ra so sánh vùng biển Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) vốn là làng chài, khi FLC đầu tư dự án ở đây đã mua cát, sạn, đất đá để làm các công trình. Mua gà, mua vịt, mua rau của dân ăn thì dân có chỗ bán.
“Họ mua có nghĩa là dân mình bán, dân mình bán có nghĩa là dân mình lấy tiền chứ sao nữa. Mà dân có tiền sẽ đầu tư vào lĩnh vực khác. Thì như vậy 7.000 tỉ đồng FLC đầu tư vào đây chuyển sang hàng hóa. Dân mình bán để lấy 7.000 tỉ đồng đó vào túi người dân của mình”, ông Chữ trả lời.
Ông Chữ tiếp tục: Tôi có xuống vùng làng chài gần dự án của FLC ở Bình Định, thấy nhà cửa sạch sẽ, người dân làm cá, trồng rau, nuôi heo, gà cung cấp cho FLC.
“Cái ông bốn phương (du khách) nào đó vào chơi thì cần có người làm việc. Ổng sẽ ăn rau, thịt gà cá, dân mình bán lấy tiền. Lợi quá đi chứ. Thay vì đi làm nông thì đi làm dịch vụ, cung ứng cho người ta”, ông Chữ nói.]]
Thằng chăn bó này đáng được giải Nobel về kinh tế luôn.