Thông báo: Sau bản tin này, chúng tôi sẽ ngưng điểm tin trong thời gian tới. Mục điểm tin sẽ trở lại phục vụ quý độc giả vào dịp thuận tiện.
____
Tin Việt Nam
Tin Biển Đông
Philippines trấn an Việt Nam: Không bỏ qua phán quyết về Biển Đông, theo báo Người Việt. Tin từ báo tài chính Nhật Bản Nikkei và báo Inquirer ở Philippines cho biết, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte đã “trấn an thủ tướng CSVN là Manila không bỏ qua phán quyết năm 2016 về Biển Đông của tòa án trọng tài quốc tế”.
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines là ông Harry Roque, xác nhận, ông Duterte nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng tôi không đang tản lờ, chúng tôi không bỏ qua một bên chiến thắng pháp lý của phía chúng tôi”.
Mời đọc thêm: Mỏ dầu Bạch Hổ: Những mũi khoan gặp dầu (TT). – Gian nan những bước tìm dầu: Đâu có lửa là ta cứ đi (TN).
Quan hệ Việt – Trung
Báo Đất Việt dẫn lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không quan hệ với ai không tôn trọng Việt Nam tự chủ. Ông Vịnh khẳng định: “Chúng ta không quan hệ với bất kỳ ai mà họ không muốn chúng ta độc lập, hoặc hành xử không tôn trọng độc lập, tự chủ của chúng ta. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất hiện nay”.
Ông tướng nổi tiếng với chính sách ba không, “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” bây giờ đã xoay trục rồi sao?
Trung Quốc đang chi phối thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam, theo báo Dân Việt. Hiệp hội rau quả Việt Nam xác nhận: “Xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc khi 3/4 sản lượng xuất khẩu được cung cấp cho thị trường này”. Quy định mới trong chính sách xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Tây “yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với rau quả nhập khẩu” đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
Sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nông sản Việt Nam rơi vào vòng lẩn quẩn, phải được “giải cứu” mỗi năm. Chỉ cần thương lái Trung Quốc thao túng giá, rồi ngưng thu mua một mặt hàng nông sản, là đủ để mặt hàng đó cần được “giải cứu”.
Mời đọc thêm: Từ 1/5, Trung Quốc siết chặt truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu (VOV). – Việt Nam nhập hơn 18 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc (BizLive/ Soha).
Tưởng niệm Tháng Tư Đen
Báo Người Việt có bài: Tưởng niệm Tháng Tư Đen: Gìn giữ, nhắc nhở các thế hệ đi sau cái giá của Tự Do. Bài viết bàn về buổi lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen được cộng đồng người Việt hải ngoại ở miền Nam California tổ chức ngày 29/4. Trong buổi thắp nến cầu nguyện cho quê hương sớm thoát nạn Cộng Sản, diễn ra ở Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại thành phố Westminster, các thành viên ban tổ chức đã có bài diễn thuyết.
Trong bài diễn thuyết có đoạn bàn về hiện tượng người dân Việt Nam đã hai lần “bỏ phiếu bằng chân”. Lần thứ nhất: Gần một triệu người miền Bắc trốn chạy Cộng sản, bỏ vào miền Nam; lần thứ hai: Gần 3 triệu người Việt bỏ nước ra đi, bấp chấp rủi ro có thể làm mồi cho cá mập, hải tặc cướp bóc ngoài biển khơi, sau khi CS Bắc Việt chiếm miền Nam.
Cali Today có clip: Thiếu niên gốc Việt 13 tuổi tại Mỹ nói về ngày Quốc Hận và quốc cộng. Em Hoàng Minh, 13 tuổi, sinh ở Mỹ, nói về VNCH và Cộng Sản nhân ngày quốc hận 30 tháng 4.
Phía báo chí “lề đảng”, VTC dẫn lời cựu đại sứ Võ Văn Sung: Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai. Ông Sung cho rằng, khi bàn về vấn đề “hòa hợp dân tộc” ở Việt Nam sau chiến tranh, “chúng ta nên nhìn nhận và tiếp cận vấn đề không chỉ trên mặt tình cảm, mà cần thấy hiện thực cuộc sống nói chung và thực tế ở nước ta nói riêng. Như vậy là phải vừa có tình, vừa có lý”.
Không thể “hòa hợp” trước khi hai bên thật sự “hòa giải”. Để hai bên hòa giải, một số điều kiện quan trọng và cần thiết cần phải có. Sau khi chiếm được miền Nam, lãnh đạo CSVN đã thực hiện những chương trình “cải tạo” vô cùng tàn khốc, nhưng thật ra đó là tù khổ sai, đối với các cựu sĩ quan, quân, cán, chính của chế độ VNCH, nhiều người đã phải bỏ xác ở các trại tù. Nếu CSVN không nhìn nhận vấn đề này, rất khó có thể hòa giải với người anh em phía bên kia.
Thứ hai, hiện tại chính chính quyền CSVN vẫn nhìn vào lý lịch người dân để xét tuyển. Ai mà dính phải lý lịch con cháu Việt Nam Cộng Hòa, rất ít có cơ hội được làm trong cơ quan nhà nước. Thứ ba: bộ máy tuyên truyền của chế độ CSVN vẫn một mực gọi chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa là ngụy quyền. Rất khó hòa giải khi một bên luôn chĩa súng vào đối phương, thay vì chìa tay ra bắt.
Mời xem thêm: Video clip: Sài Gòn trước 30/4: vụ kiện tờ Sóng Thần (BBC). Lê Nguyễn: Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo — Lê Luân: Còn đó những bi thương — Mai Quốc Ấn: Tháng Tư, nghĩ lại… — Thiêm Võ: Tâm tình cuối Tháng Tư — Hà Sỹ Phu: Tản mạn quanh chuyện “Đại thắng” hay “Quốc hận” (TD). – Báo “lề đảng”: Tìm hiểu đôi nét về các đơn vị quân đội Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam (GDVN). – Sự thay đổi trọng đại biết chừng nào! (CAĐN).
“Củi” ở các doanh nghiệp nhà nước
Vụ nhà máy Đạm Ninh Bình thua lỗ: Kiến nghị Bộ Công an vào cuộc, theo báo Đất Việt. Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã gửi văn bản đến Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình về những sai phạm ở dự án nhà máy Đạm Ninh Bình và Công ty Đạm Ninh Bình. TTCP còn kiến nghị Thủ tướng giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự án và giao Bộ Công an tiến hành điều tra, xử lý các sai phạm.
TTCP xác nhận: Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công an đang tiến hành thu thập tài liệu liên quan và đã yêu cầu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cung cấp toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến dự án nhà máy Đạm Ninh Bình. Bài viết lưu ý: “Sau 3 năm đi vào hoạt động, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhưng lỗ luỹ kế của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tới hết tháng 6/2016 là 2.692 tỷ đồng”.
Trang An Ninh Tiền Tệ đặt câu hỏi: Nguyên lãnh đạo Tập đoàn Cao su góp vốn vào công ty ‘sân sau’ thế nào? Theo báo cáo của TTCP, liên quan tới vụ sai phạm trong đầu tư góp vốn và cho vay vốn ở Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu thuỷ sản Đồng Tháp, Cơ quan CSĐT đã xác minh trước khi TTCP có kết luận thanh tra và chuyển hồ sơ sang Bộ Công an.
Bài báo cho biết, ngày 12/12/2017, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước…” xảy ra tại VRG, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Phú Riềng và các đơn vị liên quan.
Mời đọc thêm: Kiến nghị xử lý sai phạm tại Đạm Ninh Bình (TTV). – Kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra dự án Đạm Ninh Bình (MTG). – Nghĩa địa máy móc hoang phế của nhà máy gang thép 2.000 tỷ ở Hà Tĩnh (Zing). – Điều tra mở rộng vụ sếp Tập đoàn Cao su góp vốn vào công ty “sân sau” (DT).
“Củi” ở Đắk Lắk
Trùm buôn gỗ Phượng râu: Sổ ghi chung chi hàng tỷ đồng cho các “cơ quan chức năng”, theo báo Đất Việt. Theo đó, trong quá trình khám xét, cơ quan điều tra đã thu thập được 4 quyển sổ sách, “có nội dung ghi chép chi tiết về việc đường dây của Phượng ‘râu’ đã chung chi cho các cơ quan chức năng với số tiền lên đến hàng tỉ đồng!”
Về hoạt động của Phượng “râu”, Thượng tá Cao Hữu Tùng thừa nhận: “Ông Phượng đăng ký vào khu vực lán trại cách đây khoảng 5 – 6 năm và có thường xuyên vào khu vực lán trại”. Ông Tùng còn khẳng định… không phát hiện bất cứ cây gỗ nào trong quá trình kiểm tra.
Vụ trùm buôn gỗ lậu “hành nghề” ở ngay gần đồn Biên phòng 747, Thượng tá Cao Hữu Hùng, lãnh đạo đồn Biên phòng 747 khẳng định lán trại của Phượng “râu” hợp pháp, theo VOV. Trong khi lán trại của Phượng “râu” ở ngay khu vực biên giới, “chỉ cách trụ sở đồn khoảng 500m và sử dụng nguồn điện” của đồn Biên phòng 747, ông Tùng vẫn chống chế:
“Hoạt động của lán trại này trong những năm qua là hợp pháp, được cơ quan chức năng cấp phép trục vớt hàng nghìn mét khối gỗ từ suối Đăk Đam (giáp ranh với Campuchia). Hiện còn khoảng 200 – 300 m3 đang để dọc Quốc lộ 14C, cách đồn 200m”. Đồn biên phòng này và còn bao nhiêu cơ quan khác đã bảo kê cho trùm lâm tặc?
Báo Đất Việt có bài: Ông trùm Phượng râu ngang nhiên chuyển gỗ trước mặt Kiểm lâm. Theo đó, “hai chiếc xe chở hàng chục m3 gỗ được Phượng râu chỉ đạo đi vào trung tâm huyện Cư Jút, Đắc Lắk nhưng không bị cơ quan chức năng phát hiện”.
Mời đọc thêm: Ai bảo kê Phượng ‘râu’ buôn gỗ lậu ở Đắk Nông? (VTC). – Buôn lậu gỗ ở Đắk Nông: Mất nhiều ngày để làm rõ nguồn gốc gỗ trong kho của Phượng ‘râu’ (VietQ). – Phát hiện “sổ làm ăn” của trùm buôn gỗ Phượng “râu”. – Phượng râu trùm gỗ lậu là ai, tại sao đến giờ mới bị bắt? (Infonet). – Trùm gỗ lậu Phượng “râu”: Từ người làm thuê thành đại gia khét tiếng (NLĐ).
Các vụ “ăn” đất
Báo Lao Động bàn về sự thật đằng sau chuyện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vẫn chỉ là “nhắm”… mảnh đất vàng! Theo đó, 11 năm sau cổ phần hóa, Công ty CP thiết bị giáo dục 1 từ một doanh nghiệp hàng đầu của Bộ GD&ĐT chỉ còn lại… “cái xác không hồn”, “không còn các hoạt động sản xuất kinh doanh nào ngoài việc cho thuê mặt bằng, nhà xưởng, văn phòng… để bao giữ 23.000 m2 đất”.
Ông Lâm Khắc Chiến, Tổng GĐ Công ty CP TBGD1, tiền thân của Cty Thiết bị Giáo dục I, hẹn làm việc tại trụ sở của Tập đoàn Hà Đô. Tại buổi làm việc, khi được hỏi về dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai trong việc quản lý và sử dụng đất của Công ty CP TBGD1, “thì ông Chiến từ chối trả lời và ngay lập tức tuyên bố chấm dứt buổi làm việc(!?)”.
Cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện vụ san ủi trái phép 2.000m2 đất lâm nghiệp, theo báo Công An TP Đà Nẵng. Ông Võ Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt: Vụ việc xảy ra vào tối 28/4, cơ quan chức năng phát hiện một xe cơ giới “đang san ủi đất lâm nghiệp tại khu vực Dinh I, đường Trần Thái Tông, Phường 10 (Đà Lạt)”.
Lúc bị phát hiện, tài xế đã rời khỏi hiện trường, lực lượng kiểm lâm lập biên bản và tạm giữ chiếc xe tang vật. Lực lượng chức năng thống kê “có khoảng 2.000m2 đất quy hoạch là đất lâm nghiệp (hiện người dân đã trồng cà-phê trên đất) bị san ủi trái phép”.
Mời đọc thêm: Phát hiện vụ san ủi đất lâm nghiệp giữa đêm khuya (TP). – Điều tra vụ san ủi trái phép 2.000m2 đất lâm nghiệp tại Lâm Đồng (ANTĐ). – Trước sốt đất, các ông lớn đã nhanh chân gom hàng nghìn ha ở đặc khu (Zing). – Sốt đất kéo dài từ Bắc vào Nam: “Bi kịch” 10 năm trước có thể tái diễn (ĐS&PL).
Ô nhiễm môi trường
Cá chết nổi trắng sông Bàu Giang nghi do nước thải của cơ sở sản xuất bột sắn, theo báo Lao Động. Bài viết lưu ý: Đoàn kiểm tra huyện Tư Nghĩa nhận thấy hiện tượng cá chết còn xảy ra ở nhiều địa điểm khác, “kéo dài đến xã Nghĩa Thuận, cách cầu Bàu Giang (vị trí cá chết hàng loạt) trên 10km”.
Qua quá trình khảo sát, đoàn kiểm tra nhận định: “Nguyên nhân gây cá chết nổi trắng sông Bàu Giang (chiều tối 29/4) là do nước thải từ một số cơ sở sản xuất bột sắn”. Ông Huỳnh Ngọc Quận, Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa đã yêu cầu lãnh đạo xã Nghĩa Thuận không cho một cơ sở sản xuất bột sắn tiếp tục xả thải ra môi trường, để chờ kết luận xét nghiệm.
Báo Môi Trường và Đô Thị đưa tin: Hàng nghìn hộ dân Hà Nam kêu cứu vì sông Châu Giang ô nhiễm. Một người dân thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, cho biết: “Những năm gần đây, dòng sông Châu Giang ô nhiễm nghiêm trọng, khiến các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản điêu đứng”.
Mời đọc thêm: Làm rõ nguyên nhân cá chết trắng sông Bàu Giang (SGGP). – Quảng Ngãi: Khẩn cấp lập đoàn kiểm tra vụ cá chết nổi trắng cầu Bàu Giang (DV). – Cá chết “trắng” sông, dân đổ xô đi vớt (NLĐ). – Kiểm tra tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng sông Bàu Giang. – Con kênh ô nhiễm giữa thành phố du lịch (TN). – Người nước ngoài nói người Việt dùng đồ nhựa ‘vô tội vạ’ (TT).
Ngành y bết bát
Hiện tượng thí sinh ồ ạt thi vào ngành Y: Cảnh báo hàng loạt bác sĩ thất nghiệp, theo báo Lao Động. Bài báo cho biết: “Áp lực từ lượng đăng ký quá đông và cả mục đích lợi nhuận, một số trường tăng chỉ tiêu, mở rộng quy mô đào tạo, dẫn đến tình trạng bác sĩ được đào tạo ngày càng nhiều, trong khi nhu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh đã bão hòa”.
Một GĐ bệnh viện tuyến huyện ở Nghệ An cảnh báo: “Nếu tình trạng đăng ký ồ ạt và chỉ tiêu đào tạo các trường ĐH Y vẫn duy trì như hiện nay, trong một tương lai gần sẽ xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa, hàng loạt bác sĩ chật vật tìm việc hoặc thất nghiệp”.
Mời đọc thêm: Vụ hiệu trưởng tử vong sau khi truyền dịch: Đình chỉ phòng khám (DT). – Đề nghị đình chỉ phòng khám khiến nữ hiệu trưởng tử vong (ĐS&PL). – Vì sao người dân không mặn mà với trạm y tế xã? (TTXVN).
Nền giáo dục mục nát
Báo Tiền Phong bàn về các sự cố giáo dục’: Ngộ nhận về quyền lực hay do bảo thủ. Chuyện các giáo viên “ngộ nhận” về quyền lực của mình “dẫn đến hiện tượng quái đản như trường hợp cô giáo lớp 11 ở huyện Nhà Bè không nói suốt 3 tháng đứng lớp, cô giáo lớp 3 ở Hải Phòng bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt từ giẻ lau bảng”.
PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm bàn về hậu quả của “bệnh thành tích” trong nền giáo dục: “Người quản lý muốn có nhiều trò thi đỗ, điểm cao; thầy cô nhồi nhét kiến thức, bệnh thành tích lan tràn, dạy thêm học thêm trở thành vấn nạn, học trò chịu áp lực lớn, gần đây nhất là một học sinh học giỏi nhảy lầu tự tử”.
Vụ giáo viên bỗng mang nợ nửa tỷ đồng, hiệu trưởng nói để công an điều tra, theo báo Giáo Dục Việt Nam. Đầu tháng 12/2017, 22 giáo viên trường THPT Lý Tử Tấn, Hà Nội, dù không trực tiếp gặp cán bộ của một Ngân hàng thương mại cổ phần hay ký vào thủ tục mở thẻ tín dụng nhưng vẫn có thẻ. Khi cán bộ ngân hàng về trường xác minh, “không ít giáo viên mới tá hỏa, 22 thẻ tín dụng của họ phát sinh nợ trên 512 triệu đồng”.
Hiệu trưởng Phùng Văn Tần một mực khẳng định, ông không liên quan vụ này, nhưng các giáo viên tố cáo, ông này đã “ngăn cản, đe dọa giáo viên nếu họ khiếu kiện, tố cáo”. Dư luận nghi ngờ, có sự tiếp tay của ban giám hiệu nhà trường để người ngoài có được thông tin của các giáo viên, rồi tiến hành thủ tục làm thẻ.
Mời đọc thêm: Hiệu trưởng Trường Hoàng Diệu bị điều xuống làm nhân viên văn phòng (GDVN). – Quy tắc ứng xử học đường: Có làm thầy trò cư xử tốt hơn? (TN). – Hết thời luyện thi cấp tốc (NLĐ).
***
Thêm một số tin Việt Nam: Lật lại ‘hồ sơ’ hơn 200 người chết trong vụ lật xe lửa ở Bàu Cá năm 1982 (NV). – Gồng mình trước biến đổi khí hậu (ĐĐK). – Sáp nhập, giải thể: Nhiều bộ, địa phương cắt giảm hàng nghìn biên chế (TP). – Xe biển xanh giá hơn 7 tỷ đồng? (Thanh Tra). – Khoán xe công: Định lượng chi phí, định lượng hành vi sử dụng và lạm dụng. – Để chấm dứt những loại phí lệ làng (LĐ). – ‘Doanh nhân’ kinh doanh đa cấp, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (VNN). – Bãi biển, công viên đông nghẹt, nhếch nhác: Người Việt đang nghỉ lễ hay hành xác? (VTC).
Tin thế giới
Chính trường Mỹ
Trang Politico đưa tin, Ronny Jackson sẽ không trở lại làm bác sĩ riêng cho ông Trump. Theo hai viên chức cao cấp trong tòa Bạch Ốc cho Politico biết, bác sĩ Jackson sẽ không trở lại tòa Bạch Ốc làm việc với vai trò là bác sĩ riêng của tổng thống, sau khi rút lui khỏi chức vụ được đề cử là Bộ trưởng Bộ Chiến binh.
Báo Business Insider đưa tin, tòa Bạch Ốc có thể cử John Kelly làm Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh. Sau khi bác sĩ và là chuẩn Đô đốc Jackson rút khỏi danh sách đề cử vào chức Bộ trưởng Bộ cựu Chiến binh hôm 26/4, có khả năng ông Trump sẽ đề cử Chánh văn phòng John Kelly làm ứng viên, thế chỗ ông Jackson.
Báo Vanity Fair đưa tin: Họ đang tìm chỗ cho ông Kelly hạ cánh để không phải làm ông bẽ mặt: Trump sẽ đưa Chánh Văn phòng tòa Bạch Ốc vào Bộ cựu Chiến binh? Ông Kelly từng là Bộ trưởng Bộ Nội an, được ông Trump điều về làm Chánh Văn phòng tòa Bạch Ốc nhằm lập lại trật tự ở đây, nhưng quan hệ giữa ông Kelly và ông Trump ngày càng trở nên căng thẳng, có lúc tưởng ông đã từ chức. Có vẻ như ông Trump đang tìm cách giải quyết khủng hoảng này, bằng cách đưa ông Kelly qua Bộ cựu Chiến binh.
Thêm tin nước Mỹ: Trump: Nếu Dân Chủ chiến thắng năm 2018, họ sẽ phế truất tôi — Võ sĩ MMA Nga có liên quan đến Trump bị FBI phỏng vấn — LS của Stormy Daniels: “Tôi có thể chứng minh TT Trump biết về thỏa thuận” (Cali Today). – Chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức Mỹ không được kỳ vọng cao (MTG). – Tổng thống Nigeria sẽ gặp TT Trump tại Washington (BBC). – Texas: Con trai cựu tổng thống Guinea bắt cô gái Phi Châu làm nô lệ suốt 16 năm (NV).
Bán đảo Triều Tiên: Sau cái nắm tay Hàn – Triều, ‘bóng’ giờ đã đến chân Trump (Zing). – “Ông Kim không phải người thích phóng tên lửa hạt nhân” (MTG). – Kim Jong-un thú nhận không phải người sẽ bắn tên lửa vào Mỹ (DV). – Mỹ muốn Triều Tiên giải trừ hạt nhân theo kiểu Libya (PLTP). – Bình Nhưỡng hứa phi hạt nhân hóa, Mỹ cân nhắc rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên (MTG). – Chờ “cái bắt tay lịch sự ” Mỹ-Triều (CAĐN).
– Trung Quốc nói “hớ” điều gì để bị ông Kim Jong-un gạt khỏi bàn đàm phán? (GDVN). – Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sắp thăm Triều Tiên hai ngày (TTXVN). – Nhật Bản truyền đạt ý định tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên (TTXVN). – Anh phong tỏa tài sản của 2 điệp viên Triều Tiên làm việc cho LHQ (TTXVN). – Việt Nam ‘đánh giá cao’ Bắc Hàn và Hàn Quốc (VOA).
Tin Trung Đông: Hàng loạt căn cứ Syria bị nã tên lửa, kho đạn bốc cháy (PLTP). – Cơ sở quân sự Syria bị nã tên lửa ào ạt, kho đạn bốc cháy dữ dội (LĐ). – Arab Saudi “về phe” với Mỹ cùng chống lại Iran (DV).
***
Thêm tin thế giới: Ứng viên Tổng thống đưa công nghệ Blockchain vào chống tham nhũng (Thanh Tra). – Anh: Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd từ chức (BBC). – Bộ trưởng Nội vụ rời hàng ngũ của bà Theresa May vì bê bối nhập cư (LĐ). – Có bằng chứng Nga đã cố gắng can thiệp bầu cử Anh? (GT).
– Tổng thống Macron công du châu Đại Dương trong tuần “bão tố” tại Pháp (VOV). – Quân đội Ukraine chỉ biết… lạy Chúa phù hộ nếu Nga hành động (ĐV). – Lo cho Libya (CAĐN). – Gần một nửa số tranh trưng bày là giả tại một bảo tàng Pháp (RFI). – Ngày này năm xưa: Cái chết gây chấn động toàn cầu (VNN).
Mọi so sánh đều khập khiễng.
Thấy lãnh đạo hai miền nước Hàn tay bắt mặt mừng hứa hẹn toàn điều tốt đẹp, cả thế giới khấp khởi hy vọng.
Lại nhớ đến cuộc gặp của ông chủ tịch Hà Nội với dân Đồng Tâm.
Cùng là cộng sản, không biết có lật lọng giống nhau ?