Tin Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Liệu ông John Bolton có xoay chuyển được cục diện Biển Đông? Bài viết nhắc lại chuyện ông John Bolton, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, đề xuất TT Trump thay đổi lập trường của Hoa Kỳ về chính sách “một Trung Quốc” để chống lại “sự hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông”:
“Điều này có thể liên quan đến việc sửa đổi hoặc thậm chí là hủy bỏ câu thần chú ‘một nước Trung Hoa’ mơ hồ, cùng với các sáng kiến sâu rộng hơn để chống lại sự hung hăng leo thang nhanh chóng về quân sự, chính trị của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông”.
Mời đọc thêm: Tập Cận Bình và tham vọng biến Hải Nam thành Hawaii của Trung Quốc (RFI). – Nhật Ký Biển Đông: “Chiến Tranh Lạnh Mới” Đã Mở Màn (Cali Today). – Nơi tuyến đầu Tổ quốc (SGGP). – Những “kỳ nhân” làng biển: Mất một chân vẫn bám biển mưu sinh (DT).
Ngân sách cạn kiệt
Báo Người Lao Động có bài: Mòn mỏi chờ lương ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Theo đó, Trụ sở của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tại TP Cần Thơ “vắng tanh; nhiều cán bộ 2 tháng mới có lương, hơn 30 cán bộ, nhân viên chưa được bố trí công việc mới”. Cơ quan này “hiện không còn ai vào, chỉ những lúc họp chi bộ hay những cuộc họp quan trọng thì cán bộ, nhân viên của ban mới trở lại cơ quan”.
Một số nhân viên cơ quan này chia sẻ rằng họ lãnh lương… “2 tháng/lần. Đến ngày 31/3 vừa qua, họ mới nhận được lương của tháng 2 và tháng 3, còn lương tháng 4 tới nay vẫn chưa ai nhận”. Tình hình ngân sách cạn kiệt, chính phủ buộc phải tăng thuế, mà còn chấp nhận “hy sinh” dần các cơ quan vòng ngoài, để cố gắng giữ các cơ quan vòng trong.
Mời đọc thêm: Lương thấp, trưởng công an xã nghỉ việc đi xuất khẩu lao động (PLTP).
Thuế, phí: Tiếp tục bóp cổ dân
Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc có bài: Vài suy nghĩ về thuế. Ông Ngọc viết: “Khi chưa thu hồi những tài sản bị mất do tham ô, khi chưa tịch biên tài sản của những kẻ phạm tội, khi chưa mang về lại những đồng tiền đã mất cho ngân khố quốc gia mà tăng thuế trong nhân dân là một việc làm tàn nhẫn và vô nhân đạo. Không thể để kẻ cắp sống an nhàn mà đi bóp cổ người nghèo“.
Về dự thảo đánh thuế tài sản, báo VnExpress có câu hỏi thăm dò: “Ý kiến của bạn về dự thảo nhà trên 700 triệu phải nộp thuế tài sản?” Kết quả tại thời điểm 7h sáng ngày 16/4/2018, có 98% độc giả ( phiếu) trả lời “bất hợp lý”, chỉ có 2% (877 phiếu) trả lời “hợp lý”:
Báo Tiền Phong có bài: Thuế nào nuôi nổi! Bài viết thừa nhận: “Không thuế nào có thể nuôi nổi bộ máy khổng lồ với cách chi tiêu dường như không ‘phanh hãm’ như bây giờ. Bộ máy mà càng kêu gọi giảm thì lại càng phình thêm!” Quan chức lãnh đạo CSVN không thể “hạn chế chi tiêu phóng tay, tinh giản biên chế, tinh gọn đầu mối nặng nề đang chồng chất lên nhau” bởi vì quan hệ “đồng chí” của họ thật ra không khác gì “đồng phạm”.
Cho nên, họ chỉ còn cách nhắm vào dân và tăng thuế bằng mọi cách. Trong khi người dân vẫn còn bất bình với sự kiện Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế môi trường lên giá xăng tới mức cao nhất, thì bộ này tiếp tục đề xuất đánh thuế tài sản.
Báo VnExpress có bài Nhiều bất hợp lý trong đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng. LS Nguyễn Xuân Anh cho rằng đề xuất đánh thuế tài sản nếu được thông qua sẽ tác động xấu hoặc thậm chí triệt tiêu quyền lợi của đại đa số người dân sở hữu nhà: “Đây là quy định đi ngược lại tinh thần Hiến pháp, bởi mọi người dân đều có quyền có nơi ở”.
Mời đọc thêm: Thuế tài sản còn “nóng” hơn cả Mỹ không kích Syria (TBKTSG). – Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng: “Nghe như sét đánh ngang tai” (TQ). – TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Tôi không đồng tình với đề xuất đánh thuế nhà của Bộ Tài chính” (BizLive). – Áp thuế nhà trên 700 triệu VND ‘đánh vào trung lưu’? (BBC). – Đánh thuế nhà trên 700 triệu: Nhà có giá trị lớn sẽ phải nộp thuế rất cao (VnEconomy).
– Đánh thuế nhà đất sẽ xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế” (Infonet). – Tăng thuế, nghĩ về quản lý xã hội (MTG). – Minh bạch tài sản là “thanh kiếm” góp phần chống tham nhũng (PLVN). – Trần Ngọc Lam Giang: Gửi ông Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng! (TD). Hoàng Hải Vân: Cãi với cái đầu gối về tài sản (TD). – Người mua chung cư sẽ phải đóng thuế nhà, đất như thế nào theo đề xuất của Bộ Tài chính? (VNF).
Chống tham nhũng
BBC đặt câu hỏi: VN: Chống tham nhũng cần nhất điều gì? Về chuyện “xử lý thế nào nếu một tổ chức đảng phải chính trị, mà dù là một đảng cầm quyền, mà có những quy định gây quan ngại”, LS Trần Quốc Thuận phân tích: “Quy định trong điều 4 có nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, nhưng quyết định của Đảng cũng có nhiều cái sai nhưng đâu thấy xử gì đâu”.
BBC có bài: TS. Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội bình luận về chống tham nhũng ở VN và Hội nghị TƯ7 sắp diễn ra. Về hội nghị Trung ương 7 của đảng CSVN sẽ diễn ra vào đầu tháng 5/2018, TS Hợp dự báo: “Một số bộ ngành quan trọng, trong đó ngoài Bộ Công An, thì Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và những nơi khác có thể sẽ có sự tái sắp xếp, phối trí theo hướng tinh gọn, hiệu quả bộ máy”.
Mời đọc thêm: Lò đã nóng lên, ‘đỉnh cao quyền lực’ cũng không được miễn trừ (VNN). – Thanh tra chính phủ: Chủ trì xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng (KS). – Nhụt chí chống tham nhũng, không chỉ ‘dẹp một bên’ mà phải loại bỏ (TT). – “Bất kỳ là ai, đã tham nhũng, tay nhúng chàm đều phải xử lý triệt để“ (VOV). – Chỉ đánh thuế 45% tài sản bất minh, tài sản tham nhũng phải tịch thu (DV).
Vấn đề đất đai
Bài thứ hai trong loạt bài trên báo Tài Nguyên và Môi Trường về vụ quấy nhiễu môi trường rừng đặc dụng ở cụm đảo Hòn Khoai: Nghiễm nhiên “ôm” đảo Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Bài báo cho biết: Không chỉ môi trường rừng đặc dụng ở đảo Hòn Hàng bị một số doanh nghiệp “quấy nhiễu”, mà cả môi trường các đảo Hòn Sao và Hòn Đồi Mồi cũng đang gặp phải rủi ro từ các “dự án đầu tư du lịch kết hợp nuôi động vật hoang dã đồng thời có biểu hiện lợi dụng dự án để tổ chức các hoạt động phi pháp”.
Ông Nguyễn Văn Thư, một cán bộ kiểm lâm Cà Mau, đặt câu hỏi: “Trong khi chưa đầu tư vào dự án trên đảo Hòn Sao và Hòn Đồi Mồi hiệu quả thì gần đây Công ty Hải Đăng lại liên tục có văn bản xin thuê đảo Hòn Hàng điều kiện môi trường rất khắc nghiệt để làm gì?”.
Mời đọc thêm: Thâu tóm đất dự án thủy điện, đòi đền bù gấp hàng chục lần so với quy định (CAND). – Dự án EcoRivers Hải Dương: Cần huỷ bỏ cuộc đấu giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng (CL). Mời đọc lại: Quấy nhiễu môi trường rừng đặc dụng ở cụm đảo Hòn Khoai: Bài 1 – Tùy tiện xâm hại đảo Hòn Hàng (TN&MT).
Công an “nhân dân”
Báo Lao Động đưa tin: Đường dây logo “xe vua”, hàng loạt CSGT, Thanh tra giao thông liên quan. Ngày 19/4/2018, TAND TP HCM sẽ tiến hành xử sơ thẩm vụ CSGT bảo kê xe quá tải. Theo bản cáo trạng, “đường dây xe vua đã đưa hối lộ hàng loạt CSGT và TTGT TPHCM – Đồng Nai”.
Các bị cáo đã tổ chức và điều hành đường dây khai rằng: “Có đến 80 cán bộ CSGT, Thanh tra giao thông (TTGT) trên địa bàn TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai nhận tiền hối lộ của đường dây logo xe vua”. Tuy nhiên, do… không đủ bằng chứng nên chỉ có cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân bị truy tố về hành vi “làm môi giới hối lộ”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Thấy gì từ vụ án ‘mua bán logo xe vua’? Thông tin trong bài cho biết: Các bị cáo thu lợi hơn 30 tỉ đồng trong đường dây bán logo “xe vua”, nhưng 2 người cầm đầu chỉ hưởng tổng cộng gần 3 tỉ. “Còn lại các bị cáo khai sử dụng chi phí ăn uống, đưa hối lộ cho CSGT, TTGT; nộp phạt cho các xe mua logo nhưng vẫn bị xử phạt hành chính; trả tiền thuê người đi theo dõi, canh chừng tổ tham mưu đặc biệt”.
Mời đọc thêm: Logo xe ‘vua’ và nghi vấn CSGT được lọt tội nhận hối lộ (PLTP). – Nhiều CSGT bảo kê cho đường dây bán logo ‘xe vua’ (ANTT).
Ô nhiễm môi trường
Báo Tài Nguyên và Môi trường đưa tin: Thái Nguyên: Người dân “kêu trời” vì ô nhiễm ở KCN Trung Thành. Hàng chục năm nay, người dân thị xã Phổ Yên phải sống chung với mùi hôi thối nồng nặc của rác thải xung quanh khu công nghiệp Trung Thành. Người dân đã nhiều lần kiến nghị, yêu cầu chính quyền giải quyết vấn đề trên, nhưng bao nhiêu năm, tình trạng vẫn như cũ.
Ô nhiễm lan ra những dòng kênh, khiến đồng ruộng phải bỏ hoang. Một người dân tuyệt vọng kêu cứu: “Đêm cũng như ngày, mùi hôi thối, ruồi nhặng, ròi bọ bủa vây mâm cơm, giấc ngủ của con cháu gia đình tôi. Dân làng đã kiến nghị nhiều lần nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn rất nặng. Không có khu công nghiệp thì thôi, chứ có bắt dân khổ sở thế này thật là tồi tệ quá”.
Tuyệt vọng trước những hình ảnh khủng khiếp tại kênh Hy Vọng ở Sài Gòn, bài viết trên báo Dân Việt. Dòng kênh bắt nguồn từ sân bay Tân Sơn Nhất đặc kín rác, “kèm theo mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng bay như ong vỡ tổ khiến hàng ngàn người dân sống hai bên dòng kênh Hy Vọng đang đối mặt với ô nhiễm trầm trọng”. Tình trạng tồi tệ trên diễn ra nhiều năm, chính quyền có đưa ra giải pháp, cải tạo, nhưng đến nay vẫn không thực hiện, người dân vẫn sống chung với ô nhiễm.
Mời đọc thêm: Quảng Ninh: Dân kêu cứu vì hằng ngày phải sống chung với nước thải (TN&MT). – Tá hỏa vì dùng nước cống tưới công viên (PLTP). – Đại lộ nghìn tỷ nhếch nhác, ngập ngụa trong rác thải (MT&CS). – Quảng Trị: Người dân hứng chịu ô nhiễm bụi từ bãi trung chuyển thạch cao gần 20 năm (VTV). – Kênh thoát nước kín rác, sân bay Tân Sơn Nhất có nguy cơ ngập vào mùa mưa (VNN).
“Cát tặc”, “đất tặc” lộng hành
Chuyện ở huyện Tây Sơn, Bình Định: Khai thác cát gây sạt lở đất canh tác của dân, theo báo Tài Nguyên và Môi Trường. Người dân thị trấn Phú Phong phản ánh: Từ lúc Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc bắt đầu khai thác cát trên sông Kôn đến nay, “đã có hàng ngàn khối đất ở cánh đồng có tục danh Cây Me nằm dọc triển sông trôi tuột xuống sông trong cái nhìn bất lực của những người dân nơi đây”.
Tại cánh đồng Cây Me dọc sông Kôn, “hiện tượng sạt lở đất canh tác ở đây đang tiếp diễn với mức độ rất nghiêm trọng. Đặc biệt, ở phía bờ Nam dọc theo sông Côn (khu vực mỏ của Công ty Phúc Lộc) tình trạng xâm thực và xói lở bờ sông kéo dài cả cây số”.
Báo Tài Nguyên và Môi Trường đặt câu hỏi: Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Vì sao điểm “nóng” khai thác cát trái phép ở sông Mã không được xử lý triệt để? Theo đó, chính quyền các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Khang vẫn chưa thể xử lý vấn nạn khai thác cát trái phép trên sông Bưởi và sông Mã. “Tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra như đang thách thức pháp luật. Mặc dù chính quyền địa phương lập chòi canh cát tặc nhưng cát tặc vẫn qua mắt”.
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: ‘Cát tặc’ tổng tấn công sông Hàm Luông. “Cát tặc” ngang nhiên hoạt động trên sông Hàm Luông đoạn qua huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, “chính quyền và ngành chức năng sở tại chưa thật sự quyết liệt vào cuộc. Trong khi đó, người dân vô cùng bức xúc vì tình trạng sạt lở do khai thác cát lậu gia tăng, ảnh hưởng trầm trọng đến đất sản xuất, canh tác của họ”.
Mời đọc thêm: Phú Thọ: Xảy ra khai thác đất trái phép, trách nhiệm thuộc về ai? (DV). – Cát tặc “nuốt” đất trồng (NLĐ). – Lại bắt quả tang hàng loạt tàu “cát tặc” bơm hút trái phép (LĐ). – Quảng Ninh: Bắt 9 tàu “cát tặc” đang hoành hành trên biển (NĐT).
Giáo dục Việt Nam: Nhà dột từ nóc
Đạo đức nhà giáo tiếp tục tuột dốc không phanh. VOV đưa tin: Tranh cãi không đi nhậu, thầy hiệu trưởng lao vào đánh giáo viên. Theo đó, 12 giờ khuya, sau khi đi nhậu về, ông Hải (hiệu trưởng) chửi bới tục tĩu và đuổi thầy Nam “cút khỏi trường tao” vì không đi nhậu cùng. Sau đó ông Hải lao vào đánh giáo viên này. Trả lời báo chí, ông hiệu trưởng cho biết, “bản thân trong lúc say rượu không làm chủ được mình nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin: Thu “khống” trên 130 triệu đồng tiền ăn của học sinh, hiệu trưởng bị kiểm điểm rút kinh nghiệm. Vị hiệu trưởng này còn chi sai hàng chục triệu đồng và nhiều sai phạm khác liên quan đến tiền bạc. Dù được xem là hành vi tham nhũng, nhưng tỉnh Bình Định chỉ yêu cầu hiệu trưởng trả lại tiền và “chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.
Liên quan đến vụ việc giáo viên đấm thẳng mặt học sinh khiến học sinh lớp 1 phải nhập viện, báo Sở hữu trí tuệ có bài: Thầy giáo bị tố đánh chảy máu mũi học trò trần tình: Tay tôi đụng vào mũi em chứ không đánh. Thầy giáo này nói: “Khi kéo áo em xuống thì tay tôi đụng vào mũi em chứ không có đánh”. Lời biện hộ trơ trẽn khá quen thuộc và hoàn toàn giống với những lời biện hộ của công an đánh dân: “gạt tay trúng má”, “tự ngã vào dùi cui”, “tự trượt ngã”…
Áp lực học hành trong nền giáo dục chạy theo thành tích, báo Tuổi Trẻ có bài: ‘Mẹ ơi, điểm cao với mẹ quan trọng đến thế sao?’ Bài viết chia sẻ cảm nhận của một sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội: “Áp lực bị điểm kém, áp lực mỗi khi mẹ đem tôi ra so sánh với người này người khác, áp lực mỗi khi mẹ không công nhận sự cố gắng của tôi khiến tôi lúc nào cũng xoay vần trong cảm giác chán nản, như người thừa”.
Mời đọc thêm: Cứ 5 học sinh có 1 em có ý định tự tử: Áp lực học hành lớn thế nào? (NĐT). – Làm thuê khóa luận/luận văn: Sinh viên kiếm tiền triệu “dễ như chơi” (LĐ). – Nghịch lý: Trường “đói” giáo viên, cử nhân sư phạm đi bán cà phê (DV). – Hành trình xuống núi, tới trường của cậu học trò bé như chai nước (Zing).
Bê bối ngành y và sức khỏe dân
Báo Zing đưa tin, Giám đốc tự ‘sáng chế’ thuốc chữa ung thư từ than tre, nứa. Bài báo cho biết, Sở Y tế Hải phòng không có trách nhiệm, không phân định rõ mỹ phẩm hay thuốc trong cấp phép. Sở Y tế Hải Phòng cũng chưa một lần thực hiện công tác hậu kiểm tại nơi đăng ký kinh doanh này.
Báo Dân Việt có bài: DN sản xuất thuốc trị ung thư từ than tre được giải thưởng hàng đầu Việt Nam? Những sản phẩm giết người này chẳng những được cơ quan y tế cấp phép lưu hành, mà còn “được trao chứng nhận đạt Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017” bởi bà Trần Mai Khanh, Viện trưởng Viện chống làm giả, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP).
Báo Người Lao động có bài viết: Loay hoay với hậu kiểm? “Quy trình” hiện tại cho phép sở y tế các địa phương cấp phép cho một loại thuốc theo hồ sơ của doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp tự sản suất, sở y tế không kiểm tra. Lý do, sở y tế thường nhận tiền đút lót của doanh nghiệp, hơn nữa họ không quan tâm đến chất lượng thuốc hay sức khỏe người tiêu dùng.
Mời đọc thêm: Video: Trạm y tế chục tỷ bỏ không, trở thành nơi trồng rau, phóng uế ở Hà Nội (KT). – Việt Nam là “cường quốc” về sử dụng rượu, bia? (CL)
***
Thêm một số tin Việt Nam: Cần 300 tỉ đồng để khôi phục nhà máy sô đa Chu Lai? (DT). – Tỉnh chưa đồng ý, TP vẫn xét hàng loạt công chức (VNN). – Nghịch lý cá tra tăng giá (NLĐ). – Vụ vỡ tín dụng đen hàng chục tỷ đồng ở Nghệ An: Nghi vấn tẩu tán tài sản (Nghệ An). – Xử lý chủ doanh nghiệp bỏ trốn: Chế tài phải nghiêm khắc (BHXH/Cafef). – Mỹ trục xuất 71 người gốc Việt năm 2017 (VOA). – 43 năm nhìn lại: Thảm cảnh cuối cùng kết thúc một quá trình, một cuộc chiến (BĐLB VOA).
Tin thế giới
Chính trường Mỹ
Ông Trump giận dữ về cuốn hồi ký của cựu Giám đốc FBI, James Comey, sẽ ra mắt vào thứ Ba 17/4 sắp tới. Từ sáng sớm Chủ Nhật, ông ta đã sử dụng Twitter, tấn công Comey liên tục bằng năm cái tweet, đòi bỏ tù ông Comey.
Trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, bà Sarah Sanders (hiện là người phát ngôn tòa Bạch Ốc), đã từng tweet: “Khi bạn tấn công các viên chức FBI vì bạn đang bị điều tra tội hình sự, bạn đang thua cuộc“. Tweet này, lúc đó bà Sanders tấn công Hillary Cliton, nhưng bây giờ rất đúng trong trường hợp ông Trump, chủ của bà.
Báo Người Việt có bài: Tổng Thống Trump tiếp tục thóa mạ cựu giám đốc FBI James Comey. Ông Trump tiếp tục bác bỏ chuyện ông Comey kể, rằng Trump đòi Comey phải thể hiện sự trung thành, “nói rằng ‘Đây chỉ là thêm một điều nói dối khác. Cái gọi là hồi ký của ông ta chỉ nhằm phục vụ cho chính mình, và là sự GIẢ TẠO!’ Ông Trump cũng cho rằng ông Comey phải bị tống giam, nói rằng ‘tại sao ông ta công bố Tài Liệu Mật (tù), tại sao ông ta nói dối Quốc Hội (tù)’. Hiện không hề có chỉ dấu nào cho thấy ông Comey bị điều tra về cả hai cáo buộc này“.
Mời đọc thêm: KIỂM CHỨNG: Facebook bị truy vấn, Trump bực tức về cuộc điều tra Nga (VOA). – Thăm dò: Tỉ lệ ủng hộ TT Trump cao nhất từ đầu nhiệm kỳ (Cali Today). – Các nước CPTPP phản ứng như thế nào trước ý định quay lại hiệp định của Hoa Kỳ? (KT&ĐT).
Tình hình Trung Đông
Sau vụ không kích 105 quả tên lửa vào Syria sáng 14/4, để đáp trả vụ Damascus tấn công thường dân bằng vũ khí hóa học, TT Trump: ‘Không kích hoàn hảo, sứ mệnh hoàn tất’. Tình hình là, chỉ tạm ngưng, Mỹ vẫn ‘lên nòng’ nếu Syria có đợt tấn công hóa học mới, BBC đưa tin.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao Nga không đánh chặn tên lửa liên quân bắn vào Syria? Trong bài có đoạn: “Lý giải về việc không quả tên lửa nào của Nga rời bệ phóng trong suốt thời gian Syria bị không kích, Bộ Quốc phòng Nga đưa ra một thông báo vắn tắt: tên lửa liên quân không đi vào không phận do các đơn vị Nga bảo vệ tại hai căn cứ Tartus và Khmeimim của Syria“.
Mặc dù “báo chí cách mạng” dựa vào nguồn tin của báo Nga nói rằng, có 71 tên lửa tomahawk của Mỹ bị Nga bắn hạ bằng hệ thống phòng không 30 tuổi của Nga, thế nhưng, tin từ phía Mỹ và phương Tây cho biết, không có tên lửa nào bị bắn hạ và các tên lửa đều bắn trúng mục tiêu.
BBC có bài: Tên lửa bắn vào Syria và các con số trái ngược. Về thông tin người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Rudskoi nói với báo Nga rằng, hệ thống phòng không do Liên Xô cũ chế tạo, phía Syria sử dụng đã bắn hạ 71 tên lửa của liên quân, Trung tướng Mỹ Kenneth McKenzie khẳng định, “không hề có một tên lửa hay phi cơ nào tham chiến bị phòng không của Syria chặn bắn“.
TS Chu Mộng Long châm biếm: Chiến công vĩ đại của quân đội Syria. “Các mục tiêu của Syria đánh chặn thành công hoàn toàn 103 tên lửa của Mỹ và đồng minh NATO. Những khu nghiên cứu, chế tạo và lưu trữ vũ khí hóa học giết người hàng loạt đã lập chiến công và hy sinh anh dũng trước cuộc tấn công man rợ của bọn đế quốc…
Riêng phóng viên Duy Nghĩa thường trú tại Liên bang Nga vì lấy họng mình đánh chặn một lần 30 quả tên lửa nên đã bị câm! Đài truyền hình Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin và ghi danh Duy Nghĩa vào lịch sử. Riêng phóng viên Duy Nghĩa thường trú tại Liên bang Nga vì lấy họng mình đánh chặn một lần 30 quả tên lửa nên đã bị câm! Đài truyền hình Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin và ghi danh Duy Nghĩa vào lịch sử”.
Mời đọc thêm: Trump: Không kích Syria ‘được thực hiện hoàn hảo,’ ‘sứ mạng hoàn tất’ — Lầu Năm Góc: Không kích của liên quân áp đảo hệ thống phòng không Syria — Vụ Syria: Vì sao TT Trump sử dụng lời của ông Bush? (VOA). – Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ‘hoàn thành nhiệm vụ’ nào ở Syria? (MTG). – Dư luận trái chiều trong chính quyền Mỹ khi tấn công Syria rất hạn chế (VOV). – Mỹ, Anh, Pháp “ép” Liên Hợp Quốc ủng hộ “sự đã rồi” (LĐ).
– Syria: Sau răn đe, Pháp muốn thúc đẩy đàm phán ngoại giao tại LHQ (RFI). – Mỹ: TT Syria ‘không đáng’ được đối thoại trực tiếp (VOA). – Nội chiến Syria: Bàn cờ đấu trí giữa các cường quốc (Zing). – Tổng thống Putin cảnh báo ‘hỗn loạn’ trên thế giới vì Syria (VOA). – Phương Tây tấn công Syria: Liban lo ngại hậu quả lâu dài trong khu vực (RFI). – HĐBA LHQ bác bỏ nghị quyết lên án Mỹ về Syria do Nga yêu cầu (Cali Today). – Nga thất bại trong nỗ lực ở LHQ lên án không kích nhắm vào Syria (VOA).
– Việt Nam ‘quan ngại’ về tình hình ở Syria (VOA). – Cựu đại sứ Việt Nam: Tấn công để cảnh báo Nga và Iran (TT). – Lãnh tụ tối cao Iran: Vụ tấn công của phương Tây nhắm vào Syria là tội ác (VOA). – Một tiền lệ nguy hiểm (Biên Phòng). – Vũ khí hóa học tại Syria : « Lằn ranh đỏ » và thất bại của việc giải trừ (RFI). – Đồng minh ‘chưa có kế hoạch’ tái không kích Syria (VOA). Tin vịt: 76 tên lửa liên quân Mỹ-Anh-Pháp “tiêu diệt” trung tâm bỏ hoang của Syria (Viet Times). – Tấn công Syria: Sau trận chiến tên lửa là mặt trận tin học? (RFI). – Bạo lực tiếp tục leo thang tại Gaza, thêm 4 người Palestine thiệt mạng (TTXVN/ Phú Yên).
Bán đảo Triều Tiên: Lãnh đạo Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ điện đàm trước cuộc gặp lịch sử (VTC). – Hàn Quốc, Triều Tiên thảo luận việc lập đường dây nóng điện thoại giữa lãnh đạo hai miền (Tin Tức). – Ngoại trưởng Trung Quốc đến Nhật chuẩn bị hội nghị ba bên về Bắc Triều Tiên (RFI). – Nhật Bản đề nghị Trung Quốc hợp tác phi hạt nhân hóa Triều Tiên (VOV). – Tìm thấy ảnh mẹ ông Kim Jong Un đến Nhật năm xưa (TT).
***
Thêm tin thế giới: Hungary: Hàng trăm nghìn người biểu tình phản đối Orban (RFI). – Vụ Skripal: Nga chất vấn OIAC — Miến Điện: chính phủ thông báo gia đình Rohingya đầu tiên hồi hương (RFI). – Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản thấp kỷ lục (TT). – Thiếu nữ bị hiếp dâm tự thiêu, Ấn Độ bắt giữ nghị sĩ (PLTP). – Ngày này năm xưa: Thảm họa chìm phà làm hàng trăm học sinh tử nạn (VNN).