13-4-2018
Bất kỳ ai có chút kiến thức về lịch sử đều hiểu vị trí phòng thủ chiến lược của bờ biển Đà Nẵng. Đây là nơi “trấn quốc”, giặc vào được đây coi như mất nước.
Hoàng đế Gia Long là thiên tài quân sự. Sau khi lên ngôi, ông không chia chiến lợi phẩm cho công thần hay “quy hoạch” con ông cháu cha làm cán bộ để bòn rút quốc lực. Ngược lại, ông chỉ tập trung cho nhiệm vụ hộ quốc an dân. Ông cho hiện đại hóa quân đội và thiết lập hệ thống phòng thủ đất liền và biển đảo chưa có tiền lệ cho một quốc gia thống nhất. Quân đội ông mạnh đến mức, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân cho rằng vua Gia Long, nếu muốn, có thể “đem quân dạo qua Lưỡng Quảng” mà nhà Thanh không làm gì được ông.
Gia Long là ông vua đầu tiên thiết lập hệ thống phòng thủ chiến lược tại Đà Nẵng. Ông cho xây thành Điện Hải bên tả, xây bảo An Hải bên hữu (sau này vua Minh Mệnh tăng cường với tên gọi là thành An Hải) kết hợp với các đồn lũy liên hoàn tạo ra một hệ thống phòng thủ vững chắc. Cùng với Trấn Hải ở kinh đô, Điện Hải là một trong hai pháo đài phòng thủ xung yếu của đất nước. Đến thời hoàng đế Minh Mệnh, hệ thống phòng thủ biển Đà Nẵng được bố trí hoàn chỉnh với phương tiện hiện đại nhất thời bấy giờ. Cần biết, vào thời Minh Mệnh, Việt Nam ta (đến năm Minh Mệnh thứ 18 gọi là Đại Nam) trở thành nước cường thịnh nhất châu Á, và theo sử gia thiền sư Lê Mạnh Thát, mức độ hiện đại của vũ khí và tàu chiến Việt nam ta thời Minh Mệnh không thua kém gì phương Tây. Tiếc rằng, sự chậm chân của ông vua liệt dương Tự Đức đã ngừng quá trình hiện đại hóa khiến Đại Nam ta nhanh chóng tụt hậu dẫn đến thất thủ Đà Nẵng, để đất nước rơi vào tay giặc Pháp.
Vua Minh Mệnh từng nhắc nhở, đối với vị trí phòng thủ xung yếu như Đà Nẵng, “dù đất nước có vô sự cũng không thể bỏ qua”. Hiện giờ, với âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nước ta chưa chắc đã “vô sự”, nhưng ta lại vô tình “bỏ qua” vị trí phòng thủ xung yếu này. Và không chỉ “bỏ qua”, còn thả lỏng cho “ông vua” cát cứ Nguyễn Bá Thanh và các đồng sự của ông ta giao luôn luôn một phần vị trí phòng thủ chiến lược này cho các doanh nghiệp Trung Quốc, bất chấp sự lên tiếng phản đối của nhiều nhà chỉ huy quân sự.
Người Đà Nẵng và khách thập phương có thể thấy, tại vị trí của thành An Hải ngày xưa, nhiều khách sạn và khu du lịch của doanh nghiệp Trung Quốc mọc lên chiếm cứ và án ngữ bờ biển. Từ khi cấp đất cho họ thực hiện dự án, không một người Việt Nam nào được bước chân tới. Họ làm gì trong đó, họ có đào hào thông ra biển để đưa người nhái mang phương tiện chiến tranh vào ém nhẹm nơi đây hay không, không ai biết được. Và không phải ngẫu nhiên mà ông Tập Cận Bình, trong khi diễn ra APEC, ngoài thời gian dự hội nghị và gặp gỡ, đã ở lỳ 3 ngày tại một khách sạn của Trung Quốc nằm ngay trong vị trí phòng thủ chiến lược của ta. Ông ta làm gì ở đó, nghiên cứu chỉ đạo những gì ở đó, chẳng ai biết được, nhưng thiệt là đáng ngờ.
Chúng ta không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra và hy vọng nó không xảy ra, nhưng nếu nó xảy ra, chúng ta có lấy lại toàn bộ vị trí phòng thủ chiến lược này không? Chắc chắn là không, bởi vì dù cho áp dụng luật thời chiến để trưng thu các cơ sở của người Trung Quốc ở đây thì lúc đó cũng không còn kịp nữa.
Giao vị trí phòng thủ chiến lược cho các doanh nghiệp của một đối tác mà đối tác này đang uy hiếp biển đảo nước ta, gọi là “bán nước” cũng chỉ là sự nói vống lên một chút mà thôi. Ông Nguyễn Bá Thanh thì đã mất, ai đang còn sống để chịu trách nhiệm đây?
Những câu hỏi bài này đưa ra đều có (sẵn) những câu trả lời đơn giản, với điều kiện mọi người nghiên cứu kỹ tư tưởng của Bác Hồ kính iêu . Tớ mạn phép trả lời
“Giao đất ở vị trí phòng thủ chiến lược bờ biển Đà Nẵng cho Trung Quốc, gọi là gì?”
Kế thừa và phát triển mối tình Việt-Trung do Bác Hồ & Bác Mao dựng lên
“giặc vào được đây coi như mất nước” & “tại vị trí của thành An Hải ngày xưa, nhiều khách sạn và khu du lịch của doanh nghiệp Trung Quốc mọc lên chiếm cứ và án ngữ bờ biển”
Trung Quốc không phải là giặc .
“Chúng ta không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra và hy vọng nó không xảy ra, nhưng nếu nó xảy ra, chúng ta có lấy lại toàn bộ vị trí phòng thủ chiến lược này không?”
Chúng ta không cần lấy lại . Trung Quốc đang bảo vệ nước ta khỏi sự dòm ngó của “các thế lực thù địch”, cụ thể là tư bẩn . Nếu chiến tranh xảy ra, với vị trí hiểm yếu như vậy cộng với khả năng quân sự của Trung Quốc, tớ nghĩ các bác có thể yên tâm .
Well, nếu thật Trung Quốc đang nắm giữ những vị trí quân sự hiểm yếu của Việt Nam, ít nhất ta biết Đảng của các bác -hổng phải của tớ, nói cho rõ- thật tâm học & làm theo Bác Hồ kính iêu của chúng ta . Ngày xưa, bản đồ pháo được Trung Quốc in, Bác Hồ mời cố vấn & bộ đội Cụ Mao vào giúp Đảng các bác trong các chiến dịch lịch sử, tạo nên Điện Biên chấn động địa cầu, rồi cũng Trung Quốc giúp đỡ Đảng các bác về mọi mặt, cả về người & của . Đưa Trung Quốc nắm giữ những địa điểm hiểm yếu về quân sự là 1 chỉ dấu rõ nhất Đảng các bác đang học tập rất sâu sát tư tưởng Bác Hồ Tập Chương kính iêu của chúng ta .
Trong khi chúng ta tự hào mò mẫm trên con đường chưa có ai biết đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta (đành) phải chấp nhận chuyện chuyên môn hóa trong quân sự . Bộ đội Cụ Hồ đã có bộ đội Cụ Mao làm thay nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, chỉ còn mỗi cách phục vụ Đảng-đất nước là cưỡng chế dân thôi . Cũng là nối tiếp truyền thống . Bộ đội Cụ Hồ ngày 30-4 đuổi dân ra khỏi nước và kêu đó là “giải phóng miền Nam”, bộ đội Cụ Hồ ngày nay đuổi dân để “giải phóng mặt bằng”. methink, sêm xít .
chỉ “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”mới có quyền giải quyêt vấn dề.
Ai bảo quốc/cuốc hội thông qua điều 4 hiến pháp, để họ có QUYỀN như vậy ?
Ai bảo, dân ngu, chọn 95% đại biểu quốc hội là thành viên của “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”
Họ có quyền như vậy, bây giờ, họ đâu chịu mất!