8-4-2018
Bất cứ ai khi nghe được những câu phát ngôn vừa cương quyết nhưng vừa nhân văn với tội phạm như dưới dây từ một vị anh hùng lực lượng vũ trang, chúng ta chắc hẳn cũng sẽ thấy đồng cảm và chia sẻ cũng như đặt rất nhiều niềm tin vào vị tướng tướng công an ở ấp cao nhất trong lực lượng chống tội phạm này.
Nhưng có ai ngờ rằng, ông ấy lấy lòng dân để lừa mị dân, để che đậy hành vi phạm tội của mình. Ông ta đã trở thành tội phạm nhờ vào chức vụ và quyền bính có được trong tay. Và với những thủ đoạn vừa có tính nghiệp vụ do được đào tạo bài bản, vừa với tâm lý của kẻ phạm tội đặc biệt nguy hiểm, nó sẽ trở thành một tay tội phạm khét tiếng và tinh vi đến mức khó lòng có thể phát hiện được.
Nhưng tội phạm thì không bao giờ hoàn hảo, vì nó luôn để lại dấu vết nào đó để tố cáo chính kẻ đã thực hiện. Và khi chúng dung túng hay chứa chấp tội phạm, trong khi ăn lương của dân, mặc áo của dân, nhận quyền lực từ dân, lại phản bội dân để trở thành tội phạm, những vị tướng, tá đó có khi nào nhìn thấy giá treo cổ đã chờ sẵn vào một ngày nào đó hay không? Và những thân nhân của những kẻ này đã sống thế nào, sẽ ra sao khi tát cả phơi bày và ngã ngũ trước bàn tay pháp luật?
Chúng ta không thể tưởng tượng được rằng, chính thể này đã sản sinh ra rất nhiều những tên tội phạm với những chức vụ cao nhất trong hệ thống chính quyền. Chúng kết thành một bè phái và tạo thành rất nhiều những nhóm khác nhau và thực sự đã đông đảo đến mức lấn át những cơ quan công quyền khác. Vậy thì người dân lấy cơ hội nào để sống an ổn và có thể dựa vào đâu để phản kháng, để bảo vệ quyền tự do và quyền tài sản của chính mình?
Cấp dưới ở địa phương thì cát cứ, phớt lờ những chỉ lệnh từ cấp trên, tự tung tự tác với sự bạo ngược và đủ trò lưu manh. Chúng tìm đủ cách ăn chặn, ăn bớt tiền của dân hoặc mưu đồ nhằm chiếm đoạt tiền ngân sách bằng những trò ma cô, xảo trá, đê tiện. Chúng còn kết bè nhau lại để hãm hại và trù dập những người dám lên tiếng chống lại những tha hoá của bọn chúng. Và chúng tiếp tục hoàn hành nhờ vào quyền lực và lực lượng thân hữu đông đảo vây quanh. Đến nỗi cấp xa còn ăn chặn những đồng tiền xương máu của người dân, của trẻ em, của những người cùng khổ. Cấp dưới tha hồ bổ nhiệm người thân, những kẻ không học vấn hay trình độ vẫn cứ ngày một leo cao. Những cấp cao hơn thì tìm đủ mọi cách để bày vẽ dự án để đục khoét cho thoả lòng tham vô độ mà mặc kệ sự kiệt quệ của đất nước, sự suy thoái của xã hội. Tổ quốc chỉ là mái nhà để chúng ký sinh bằng quyền bính và sự bạo lực của chúng.
Giáo dục thì ngày càng thảm hại, khi thày không ra thày, trò hỏng đằng trò, phụ huynh cũng không có hiểu biết chuẩn mực, thành ra hệ thống giáo dục như một mớ bòng bong không thể nào kiểm soát được. Con làm giáo viên bắt trẻ uống nước rửa giẻ lau bảng đã là hành vi dã man và tàn ác với học sinh và cũng là trẻ em, nhưng kẻ làm cha mẹ lại còn tiếp tục thực hiện việc bảo vệ con bằng cách tấn công vào cả gia đình nạn nhân khi họ cho cháu bé đến viện thăm kham về tình trạng sức khoẻ của mình, mà chính kẻ này lại đang với vai trò phó phòng quản lý giáo dục, thì đó là sự bại hoại có tính bản chất và hệ thống đã không còn cứu vãn được nữa. Ở một ngôi trường khác, sự thất bại của giáo dục còn được bộc lộ lớn hơn nữa khi mà một học sinh đơn độc phải cất tiếng nói trong nước mắt để cầu cứu ai đó có trách nhiệm cho việc buộc cô giáo phải mở lời để dạy học trò khi lên lớp, thì lại phải gấp rút chuyển trường đi một nơi khác, vậy thử hỏi rằng, ngôi trường đó và với những con người với vai trò giáo dục đó có đủ tư cách và giá trị để dạy bất cứ ai đi học nữa không? Ngôi trường đó có gì để học nữa, những con người đó có gì để dạy nữa, hệ thống giáo dục đó có gì là tử tế nữa?
Ai cũng tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp, nhưng để biến nó trở thành hiện thực trong cuộc sống thì thường người ta lại rủ nhau im lặng như là một sự vô can cần thiết trước những cái ác hoành hành ngay trước mắt họ mỗi ngày.
Quyền lực tuyệt đối, thì tha hoá tuyệt đối. Nhưng sự im lặng tuyệt đối, mới là thứ để huỷ diệt nhanh nhất những điều tốt đẹp còn lại không một lời trăng trối.
Hỏi : ” Ai cứu ta đây ?”
Trả lời : ” TA !”
Ở Ý các băng đảng tội phạm có tổ chức (Mafia) có nguyên tắc sống còn là bằng mọi giá, chúng phải mua chuộc được những kẻ tha hóa trong chính quyền, địa phương cũng như trung ương.
Ở VN, Đảng Mafia không cần, vì Chính quyền – chính là chúng.
Một y tá mới vào nghề hay xót thương nỗi đau đớn của bệnh nhân. Khi đã quen với hàng ngàn nỗi đau đớn mỗi ngày người ấy không còn nỗi đau chung nguyên sơ dành cho tất cả nữa….Đó là bệnh chai lì xúc cảm.
Một thầy giáo nói láo đã quen, rập khuôn theo những cái bắt buộc phải giảng dạy từ trên “chỉ đạo”, thì không còn khả năng hấp thụ và truyền đạt cái tâm thức độc lập suy nghĩ nữa… Đó là bệnh tư duy đông cứng.
Một người lính cầm võ khí đánh vào dân thay vì bảo vệ và che chắn mạng sống đồng bào…sẽ chỉ được nhận sự khinh miệt là Lính đánh thuê.
Những điều vô lý và tội ác cùng sự ngu muội chứng kiến mỗi ngày 24/7 cũng vậy. Nó vô can đến bạn. Phải. Nhưng nó lại can đến tương lai của con của cháu và của cả cái dân tộc Việt. Bạn nghĩ gì ?
Thỏa hiệp để tồn tại ư?
Nô lệ cho sợ hãi ư?
Đời bạn chỉ có hai chữ tồn tại không thôi ư?
Nếu câu trả lời là KHÔNG. Hãy hành động. Hệ thống thối nát và mục rữa đang hủy hoại chính chúng ta, nếu mọi người chỉ ngồi XIN và chờ nó CHO. Nó cho bạn tồn tại để cướp đi những điều khác: Tự do, Công lý, Lương tâm, Ước mơ, Lẽ phải….và một ngàn những điều khác! You name it!!