17-3-2018
Hôm qua, 16/3/2018, Sơn Mỹ tổ chức tưởng niệm 50 năm thảm sát Mỹ Lai. Vẫn sân khấu, màn hình, hội trường, băng rôn, cờ phướn…
Khác mọi năm là hoa. Ngập đầy hoa sen. Một cuộc trình diễn hoa, áo dài, với dàn diễn viên nghiệp dư gần 50 nữ sinh tiểu học, và… hoa hậu.
Năm nay, không dựng kịch tái diễn cảnh bắn giết nữa. Người ta đã sáng tạo trình diễn lại tội ác thảm sát kinh rợn qua màn trình diễn áo dài, hoa hậu và những khúc hát “giết sạch chém sạch, máu rơi…”
Khi ca sĩ hát, tôi thấy Đức (Trần Văn Đức), Trần Thị Hà và nhiều nhân chứng sống sót khác nhắm mắt, bịt tai quay đi không dám nghe. Họ khóc. Đức bảo “tôi không muốn nhìn nghe người ta diễn lại cảnh mẹ tôi, chị tôi và đồng bào của tôi trước mắt mình”.
Vâng, ngay cả tôi cũng không chịu nổi những âm thanh “chém giết” ấy, dù đó là… bài hát. Dù cái người ca sĩ đang hùng hồn hét những khúc ca giết chóc man rợ kia là… nghệ sĩ ưu tú, nhân dân chi đó.
Nhớ 5 năm trước, 2013. Tôi cùng Ronald Haeberle(*) về Sơn Mỹ. Khi xem cảnh diễn tái hiện vụ thảm sát trên sân khấu, Ronald đã bịt tai, không dám nghe lại những âm thanh chết chóc man rợ đó. Ông bảo: sao không xây dựng một công viên, làm cái chuông để chỉ rung chuông cầu nguyện thôi?
Tôi cười: Người ta làm cho người sống, chứ không phải để tưởng niệm người chết. Chẳng biết Ronald có hiểu?
Những cuộc trình diễn. Vâng, phải gọi đúng là những cuộc trình diễn. Cứ thế suốt nửa thế kỷ. 50 năm. Những lễ tưởng niệm đã biến thành những cuộc trình diễn cho người sống, những cuộc trình diễn cho hàng nghìn quan chức phưỡn bụng ngồi xem.
Lạ thật. Quan chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch, Thủ tướng hay bất kể một đứa ất ơ nào, viếng thì về thắp một nén nhang, hoặc một nhành hoa. Can cớ chi cứ phải phưỡn bụng ngồi nghe diễn văn rồi xem hát hò, trình diễn rềnh rang vậy?
Hãy nhìn Đức – Hà kìa, và bao nhân chứng khác, cùng hàng vạn cư dân Sơn Mỹ, xem khi các quan chức đang phưỡn bụng ngồi “tưởng niệm”, thì họ làm gì?
Đức – Hà, và nhiều người khác đã không chịu nổi cảnh trình diễn man rợ này. Nhìn cảnh anh em Đức “chạy thoát” khỏi cái hội trường trình diễn ấy, ra quỳ rạp, khóc lạy trước khu mộ phần, tôi cũng không cầm được nước mắt, và thật sự đã thấy mình chợt… nghiến răng!
Nhìn ở mặt nào đó, những cuộc trình diễn kia cũng là tội ác. Những cuộc trình diễn tội ác, ác hơn cả tội ác.
(*): Ronald Haeberle: cựu binh Mỹ, phóng viên chiến trường, tác giả bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai chấn động địa cầu 50 năm trước.
Tưởng niệm ,chủ yếu mang một ý nghĩa liên quan đến ‘nội tâm’ : người ta im lặng tưởng nhớ đến nỗi đau quá khứ, nhắc nhở nhau nhìn lại lịch sử để xét đến hiện tại, và quyết định thái độ với tương lai…vv. Thế nhưng, do khác ‘hệ quy chiếu’ nên sẽ không có chuyện Việt cộng cũng hiểu ‘tưởng niệm’ một cách văn minh như thế ! Họ xem buổi ‘tưởng niệm’ chính là một buổi ‘đấu tố’ !
Và họ hành xử cũng đúng như quan niệm ấy, cả khi dân tưởng niệm Hoàng sa/ Gạc Ma…(có nghĩa là dân đang’ đấu tố’ để buộc tội họ và Bạn TQ của họ ) và khi chính họ ‘tưởng niệm’ Mỹ Lai ( một dịp để nhắc lại ‘tội ác Mỹ -Ngụy, để mua chuộc lòng căm thù ‘giặc Mỹ cọp beo, qua đó lại lén lút bôi trét ‘tính chính danh thối rữa, rệu rã’ cho đảng ta…vv)
Trong thực tế, sau màn diễn nước mắt cá sấu của Hồ thời CCRĐ, thì cái trò ‘mèo khóc chuột’ của Việt cộng thì thiếu chó gì ? Mậu thân Huế, họ giết chính đồng bào họ còn thẳng tay tàn bạo hơn Mỹ Lai nhiều , tận nay họ cũng chẳng ân hận hay có chút ‘nước mắt đau thương’ nào ? Ngay cả ngày nay, sorry, với người dân VN đang còn sống kia, họ còn đéo thương thì còn thương đéo gì đến những người…chết đã lâu ? Đồng chí với nhau họ còn thẳng tay cướp giết thì họ thương đéo gì ai ngoài ban thân họ ?
Họ lu loa dữ dội , một phần cũng vì , tuy là đám cướp cạn nhưng họ cũng hiểu – ‘Mỹ -Ngụy’ là những ‘đối tượng’ có lương tri, trong khi Trung Quốc bạn họ là một đối tượng ‘vô lương, lang sói’ – Nếu ‘ăn vạ’ với ‘Mỹ -Ngụy’ thì còn hy vọng có chút tác dụng (mua chuộc ,vay mướn tình cảm để nhắm đến những mục tiêu vật chất…) . Chứ còn với TQ thì có ‘giết cả nửa nước Việt’ họ cũng không dám khóc một tiếng nào ! ( Chẳng hạn, FB Hoang Nguyen – một DLV ngu và ác tột độ, khi y viết bài ‘Tại sao nhà nước ko chủ trương đưa tin nhiều về chiến tranh biên giới 79’ đã từng thể hiện “Ác tính và Thú tính’ điển hình trong lòng bọn họ qua câu “ Tóm lại, TQ trước dây nó có giết cả nửa đất nước Vn đi chăng nữa, tôi cũng ko quan tâm…’
“Việt cộng mà biết khóc thương cho dân đen‘ ? …Hố hố ! Cười rớt răng mất thôi !
Ngàn năm sau, người Nhật không quên thảm họa nguyên tử. Nhưng chắc chắn có rất rất nhiều người bằng lòng với nước Nhật hôm nay .