Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

FB Lê Mạnh Hà

14-3-2018

1. Quá trình đóng giữ của các bên tại Trường Sa

Đây là một quá trình dài, phức tạp, tôi chỉ nêu một số điểm chính. Hiện nay các bên đóng giữ 47 thực thể địa lý (gọi tắt là đảo). Không phải ngay từ đầu Việt Nam có 21 đảo (33 điểm đảo) như hiện nay. Trước 30/4/1975 và cho đến 1986 Việt Nam chỉ đóng giữ 7 đảo. Nhưng đến năm 1988 Việt Nam đóng quân trên 21 đảo, nhiều gấp 3 lần trước đó. 1971-1973 Philippines đóng giữ 5 đảo, đến nay họ giữ 10 đảo. Năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc đóng giữ đảo Ba Bình. Năm 1956 quân đội Đài Loan tái chiếm đảo này.

1981-1983 Maylaysia đóng giữ 3 đảo, đến nay là 7 đảo. Năm 1988 Trung Quốc đóng giữ 6 đảo (cũng trong năm này Việt Nam đóng giữ thêm 13 đảo, 1 đảo vào năm 1987). Các bên đóng giữ các đảo phần lớn là không tiếng súng. Chỉ duy nhất có nổ súng khi tranh chấp đóng giữ tại Gạc Ma và Colin.

Ảnh cắt từ clip trên báo Tuổi Trẻ

2. Được và mất tại Trường Sa

Hiện nay các bên đóng giữ 47 đảo. Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ Trường Sa, hiện nay đóng giữ 21 đảo, 26 đảo bị các bên khác đóng giữ. Theo quan điểm về chủ quyền thì VN đã mất 26 đảo.

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ Trường Sa và chỉ đóng giữ 7 đảo, như vậy, Trung Quốc thấy rằng họ mất 40.

Tương tự, Philipines mất 37 đảo về tay các bên khác.

Lời giải cho vấn đề Trường Sa hoàn toàn không dễ dàng. Để có lời giải này, trước hết cần có thông tin đầy đủ và chân thực nhất về Trường Sa, về những khó khăn chúng ta gặp phải khi mà các nước khác cũng đưa ra luận cứ của họ về Trường Sa. Cần phải biết đầy đủ điểm mạnh của ta và của họ, điểm yếu cũng thế, cần phải biết một cách chi tiết.

Không chỉ là giải quyết các đảo do các bên đang đóng giữ. Trường Sa có 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm vậy xử lý vấn đề này như thế nào trong khi mới chỉ có 47 điểm được đóng giữ. Rất cần một câu trả lời thỏa đáng.

3. Gạc Ma: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

Muốn khẳng định việc gì thì phải có nhân chứng và bằng chứng. Nhân chứng là người trực tiếp tham gia trận Gạc Ma là trung sĩ Lê Hữu Thảo khẳng định không có lệnh cấm nổ súng.

Có một sự thật nữa là chúng ta đã nổ súng, mặc dù không nổ súng trước. Trong trận Gạc Ma, phía Trung Quốc thương vong 22 người, trong đó có 6 người chết. Bộ đội Việt Nam đã đánh trả và gây thương vong cho đối phương.

Trước đó, để phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Tư lệnh quân chủng Hải quân là đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh: hết sức kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với phương châm “có người, có đảo; còn người, còn đảo”.

Như vậy, mệnh lệnh không nổ súng trước đã được ban hành để tránh khiêu khích đối phương, làm bùng nổ các xung đột gây bất lợi lâu dài.

Bối cảnh lúc đó, Việt Nam vẫn đang có xung đột ở biên giới phía Bắc và tại Campuchia. Lúc này, lực lượng của chúng ta rất mỏng, phải bố trí quân đội ở cả biên giới phía bắc, Campuchia và biển đảo. Có thể nói, đây là giai đoạn mà Tổ quốc gặp khó khăn nhất. Ngoài việc biên giới hai đầu không yên ổn, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế.

Nếu manh động nổ súng trước mà để xảy ra một cuộc chiến lớn trên biển thì hậu quả rất khôn lường. Do đó, kiềm chế để không nổ súng trước, không để cho đối phương tạo cớ gây xung đột lớn là mệnh lệnh đúng đắn. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh do một bên tạo cớ để gây ra như chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự kiện vịnh Bắc bộ 1964 do Mỹ tạo cớ để ném bom phá hoại miền Bắc.

Nhưng tất nhiên, trong chiến tranh thì không thể có lệnh cấm nổ súng, dù ở bất cứ mặt trận nào. Bộ đội đã trấn giữ Trường Sa phải nổ súng khi bị tấn công để bảo vệ đảo.

Vì thế, chúng ta không nổ súng trước nhưng phải nổ súng. Khi đã được giao súng tức là được bắn, đấy là nguyên tắc, chỉ có điều phải xác định bắn lúc nào. Nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Thực tế trong trận Gạc Ma, bộ đội ta đã nổ súng đáp trả và đối phương bị thương vong 22 người.

Không nổ súng trước không có nghĩa là không được nổ súng chống lại khi bị tấn công. Không một đô đốc hải quân nào ra lệnh cho bộ đội của mình làm thế. Không một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho quân đội của mình như thế.

Quân đội Việt Nam đã đối đầu với hai kẻ thù mạnh là Pháp và Mỹ và giành chiến thắng. Quân đội Việt Nam cũng đã đối đầu với Trung Quốc ở phía Bắc và quân Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam. Cả hai cuộc chiến tranh biên giới đều không phải do Việt Nam bắt đầu. Nhưng Việt Nam cũng không ngại ngần đáp trả. Thế thì không có lý do gì, chúng ta lại sợ hãi nổ súng nếu bị tấn công ở Trường Sa.

Xin nhắc lại, nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Không biết có nước nào khi có chiến tranh mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng chỉ huy từng trận đánh cấp đại đội không? Tôi chắc là không. Đơn vị của một ông sỹ quan nào đó hồi đánh Mỹ chắc chắn không bao giờ nhận được lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Không có cơ chế đó và nếu có đi chăng nữa thì phương tiện thông tin thời kỳ đó không thể gọi trong vòng mấy chục giây đến cấp trung đoàn, cấp tiểu đoàn được, càng không tới tàu hoặc trên đảo xa xôi.

Hơn nữa, lúc đó quân đội hàng triệu người của ta đóng ở biên giới đang có chiến tranh và Campuchia, không có lãnh đạo Bộ quốc phòng nào ra lệnh cấm nổ súng cho toàn quân, càng vô lý nếu ông có thể ra lệnh và kiểm soát việc nổ súng của từng đơn vị từ cấp đại đội.

Trong xung đột Colin, Len Đao, Gạc Ma, Việt Nam đóng giữ 2 đảo là Colin và Len Đao, Trung Quốc đóng giữ 1 đảo Gạc Ma. Trên quan điểm của Việt Nam thì chúng ta mất một đảo. Quan điểm của Trung Quốc thì họ mất 2 đảo.

Từ năm 1987, Việt Nam kiểm soát thêm 14 đảo, Trung Quốc đóng giữ 7 đảo.

Có những người rất muốn cho rằng Việt Nam thất bại trong vấn đề Trường Sa và biển Đông. Thực tế là trái ngược với những điều họ nghĩ: Việt Nam mở rộng kiểm soát lãnh thổ, khai thác dầu khí, xây dựng các nhà giàn, chúng ta đã làm được nhờ có tầm nhìn chiến lược, cách làm khôn khéo và sáng tạo. Đó là những kỳ tích. Không một nước nào khác làm được điều này. Ngay cả chúng ta, muốn làm điểm tương tự vào thời điểm này là không thể. Thời kỳ 1987-1989 chúng ta làm được là một chiến công. Chiến công này là của đất nước chúng ta, của quân đội và hải quân Việt Nam.

64 chiến sỹ Gạc Ma và hàng triệu người đã ngã xuống trong 4 cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, để chúng ta được sống trong hòa bình. Chúng ta tưởng nhớ những người ngã xuống và hành động để không bao giờ nữa lặp lại các cuộc chiến tranh, để giữ mãi hoà bình, hoà hợp dân tộc.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Câm mồm lại Lê Mạnh Hà nếu không các Liệt Sỹ Gạc Ma và nhân dân vặn cổ bố con ong lại. Lê Đức anh còn có tội lớn nữa là xắp xếp cho 3X làm thủ tướng để 3 X hai dan hại nước. Tội của ông ta lớn lắm.

  2. FB Lê Mạnh Hà viết bài này là ngụy biện cho 1 việc mà đáng lý ra nó xảy ra ở một hướng khác. 64 chiến sĩ ngã xuống thật vô nghĩa vì những thông tin ” cải chính” cho một tư duy, một mệnh lệnh. Người đọc bài này cảm thấy LMH nhận định : QĐ Trường sa không hẳn thuộc chủ quyền việt nam, chuyện TQ chiếm đánh Gạc ma là chuyện tranh chấp bình thường, so sánh VN giữ đảo còn nhiều hơn TQ..vv. Lê Mạnh Hà có ý gì ở bài viết này ? Bênh Trung Quốc ư ? chẳng lẽ tư tưởng giống một ai đó, tính di truyền…
    Năm 1954 Thế giới đã công nhận QĐ Trường Sa thuộc về Việt Nam. Chẳng lẽ LMH không biết ư hay cố tình không biết ????
    Không biết bài này có phải do Lê Mạnh Hà viết và đăng lên không? Nếu thực sự do FB của Lê Mạnh Hà con trai của ĐT L Đ A thì thật là nhục nhã cho con dân nước Việt.

  3. Lê Mạnh Hà là con trai của Lê Đức Anh, lúc đó là BT Bộ Quốc Phòng, người đã ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng, gây nên những cái chết tủi thương của 64 chiến sỹ và mất đảo Gạc Mà. Lê Mạnh Hà đang chạy tội cho người cha tội lỗi. Khôn hồn thì câm mồm lại cả nhà ông

  4. Vậy cái clip video mà Trung Cộng đưa ra cho cả thế giới xem, quân ta như những bị thịt để chúng tập bắn là clip giả? Xin giải thích.

Comments are closed.