Nhân chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ – Phải đổi mới căn bản quan niệm giáo dục học sinh

FB Mạc Văn Trang

12-3-2018

Ảnh: internet

Chuyện cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung bắt HS quỳ trong tiết học, rồi cha mẹ của HS lại bắt cô “quỳ xin lỗi” 40 phút, tại văn phòng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vào 28.2. 2018 đã gây “bão” trong dư luận xã hội. Hầu như ai cũng có ý kiến về vụ việc này và rất nhiều ý kiến khác nhau. Về vụ này tôi đã viết ngắn trên FB: Cô giáo bắt HS quỳ là sai, nhà trường sẽ kỷ luật; còn phụ huynh bắt cô giáo quỳ để trả thù là hành động côn đồ, vô pháp, vô đạo. Hiệu trưởng thấy CMHS làm sai mà không cản, thấy đồng nghiệp bị làm nhục mà không can thiệp đến cùng, thật không xứng mặt người lãnh đạo!

Nay nhân chuyện này muốn bàn thêm về QUAN NIỆM GIÁO DỤC HS. Vì quan niệm khác nhau, nên có rất nhiều người bênh vực việc GV bắt HS quỳ; một số người lại lên án cô giáo Nhung, cho rằng cô không xứng đáng làm GV nữa; lại có người ca ngợi hành động quỳ của cô, như một cử chỉ sám hối, cao thượng… Tôi có mấy ý kiến sau.

1. Dù với động cơ “muốn HS tiến bộ”, “Yêu cho roi cho vọt”, giữ “Truyền thống kỷ cương giáo dục”… gì gì nữa, thì việc bắt HS quỳ cũng như tất cả các hình thức xúc phạm đến thân thể, tinh thần HS như: Đánh đập, nhiếc mắng, đe dọa, bắt đứng úp mặt vào tường, làm nhục, làm tổ thương nhân phẩm, danh dự … HS đều không còn phù hợp với quan điểm giáo dục tiến bộ. Nền giáo dục áp đặt, hà khắc khiến HS ta ra thế giới văn minh sẽ thụ động, sợ sệt, kém thích ứng, không dám tự do thể hiện, năng động, sáng tạo… Còn người đã trưởng thành, ra thế giới, đem theo cách giáo dục lạc hậu trên dạy con bằng roi vọt, đánh mắng, đe dọa là vi phạm Quyền Con người, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em… Điều đó cho thấy xã hội ta, nền giáo dục ta phải thấm nhuần và thực thi đúng đắn hai Quyền trên mới tiến tới văn minh.

2. Sai lầm trên không chỉ từ truyền thống mà chính từ “quan điểm XHCN” cho rằng: Giáo dục là “đào luyện con người mới” theo những tiêu chuẩn a, b, c, d, … và tất cả HS phải phấn đấu theo gương những HS tiến tiến để đạt mục tiêu giáo dục đã xác định. Đó là quan niêm “bình quân về nhân cách”, HS nào khác đi là “chậm tiến”, “cá biệt”, “trệch hướng vừa hồng, vừa chuyên”… Cùng với nó là GV phải “Thi đua phấn đấu” để lớp mình chủ nhiệm, môn mình dạy đạt được các chỉ tiêu định lượng a, b, ,c, d, … Với sức ép đó GV phải dùng đủ mọi biện pháp, thủ đoạn (kể cả việc nhục hình, gian dối) để ép HS của mình đạt các chỉ tiêu. Các GV đăng ký tiên tiến, chiến sĩ thi đua, các lớp/trường đăng ký phấn đấu thành lớp/ trường chuẩn, lại càng “ra sức phấn đấu, quyết liệt” hơn và gian dối nhiều hơn để “đạt chuẩn”, “trên chuẩn”! Tất cả những sai lầm đó đã làm cho bản chất của giáo dục biến dạng; quan hệ GV – HS – CMHS và bản chất của việc dạy – học méo mó đi. Những sai lệch nói trên đã kéo dài mấy chục năm, làm tha hóa, hủy hoại cả nền giáo dục (chứ đâu gì chỉ cô giáo Nhung)!

3. Quan niệm đúng đắn về giáo dục
– Chỉ nói từ HS lớp Một. Cha mẹ và nhà giáo dục phải chấp nhận mọi trẻ em như bản tính nó vốn có, yêu thương, tôn trọng và giúp nó “phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của mỗi em” (Hồ Chí Minh, 1945). Mỗi trẻ em là một cá thể độc đáo, có một không hai, không lặp lại; giáo dục phải giúp “mỗi trẻ em phát triển trở thành chính nó” (Hồ Ngọc Đại, 1979). Cho nên cha mẹ và GV thấy trẻ phát triển không theo đúng “mục tiêu” mình đặt ra mà thất vọng, bực tức trừng phạt trẻ, thì đó là vì mình, chứ không phải “vì HS thân yêu”!

– Giáo dục cũng như nuôi dưỡng. Muốn trẻ lớn lên khỏe mạnh thì phải chế biến cho trẻ những đồ ăn, thức uống đủ dinh dưỡng, phù hợp từng giai đoạn phát triển và hướng dẫn trẻ tự ăn, uống (bắt đầu ngay từ việc mút vú, cầm chén uống nước, tự xúc ăn…), rồi trẻ tự tiêu hóa và lớn khỏe lên… Người lớn không thể ăn thay trẻ, càng không thể chỉ nói, dọa, đánh đòn, thi đua, hô khẩu hiệu… mà trẻ cứ lớn lên theo ý mình! Một điều nữa cần nhận thấy là, dẫu có chế độ nuôi dưỡng như nhau, thì lớn lên mỗi đứa trẻ một khác, cao, thấp, gầy, béo, dáng hình, khuôn mặt… chẳng đứa nào giống đứa nào! (Nó mà giống y như nhau thì lẫn lộn hết, chết cha)! Giáo dục cũng thế. Vậy mà người ta muốn tất cả HS đều phải đạt “mục tiêu” như nhau! (100% HS vở sạch chữ đẹp, 60% HS giỏi, 40% tiên tiến)!?

– GV giống như người “bảo mẫu” dọn “thức ăn” cho cả lớp, hướng dẫn cách ăn, nhưng có em “ăn yếu” chỉ “ăn”, tiêu hóa được 50% khẩu phần; có em “ăn khỏe”, làm 2 suất luôn… GV có thể khen em “ăn khỏe” nhưng không được phê phán, trách phạt em “ăn yếu”, mà cần động viên và quan tâm xem vì sao, có biện pháp cùng cha mẹ em, giúp em cải thiện tình hình… Như vậy giáo dục là tổ chức (cung cấp vật liệu, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi,…) cho trẻ tự học (như tự ăn) để lĩnh hội trị thức; cảm thụ cái hay, đẹp, ý nghĩa của bài học; hình thành phương pháp (kỹ năng) học tập, làm việc một cách hợp lý, hiệu quả. Vì vậy vật liệu cung cấp cho các em cũng như như “đồ ăn”, phải BỔ ÍCH và LÝ THÚ để trẻ lĩnh hội ngon lành.

– Như vậy phương pháp giáo dục /dạy học của GV là tổ chức, hướng dẫn HS làm việc (cá nhân và nhóm) phù hợp với từng môn học, bài học để HS tự làm (theo cách tối ưu mà GV hướng dẫn), tự trải nghiệm, lĩnh hội, thể hiện… GV nói càng ít càng tốt, chỉ vừa đủ hướng dẫn HS làm việc. Tất nhiên có em chậm hiểu, GV chỉ bảo thêm để biết làm; làm ra kết quả, không bằng bạn, nhưng đó là của riêng em; em đã tiến bộ hơn so với chính mình, đó mới là điều quan trọng.

– Động cơ học tập, niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là mỗi ngày đi học lại biết thêm “cách làm” hay, lĩnh hội thêm được nhiều điều MỚI LẠ , thấy mình lớn khôn lên, trưởng thành hơn. Khơi dậy, kích thích niềm hứng thú nhận thức, sự tự do suy nghĩ, cảm thụ, sáng tạo, tự do thể hiện; thân ái làm việc, chia sẻ, tranh luận cùng bạn bè để khẳng định mình… tất cả những cái đó tạo nên động lực từ bên trong đứa trẻ, chứ không phải từ áp lực bên ngoài. Đối với trẻ em không gì sướng hơn là thấy mình lớn lên, hiểu biết hơn, giỏi hơn lên mỗi ngày. Phát triển, trưởng thành là hạnh phúc lớn nhất của HS.

– Nói như vậy không có nghĩa là “tự do vô kỷ luật”! Trái lại trẻ càng được tôn trọng, tự do, càng làm cho các em có ý thức tự trọng, có trách nhiệm với bản thân và tập thể. Ví dụ, có em hay trêu chọc bạn, mất trật tự, em sẽ bị nhắc nhở, phê bình và cần thì phạt, cho ngồi một mình, tại “Bàn cô đơn” một thời gian; nếu em đánh hỏng đồ dùng của ban, đánh bạn, hay làm vỡ cửa kính nhà trường chẳng hạn, hành vi đó phải lập biên bản, em ký vào, các bạn làm chứng ký vào; cha me và bản thân phải xin lỗi, chuộc lỗi, đền bù. Phải làm thật đàng hoàn tử tế, nghiêm minh, để mọi HS và cha mẹ HS thấy rằng, làm sai thì phải nhận, có lỗi thì phải chuộc lỗi; cái xấu, cái ác không được phép hoành hành, mà phải bị trừng phạt công minh, nhưng không hề xúc phạm nhân cách HS. Tập thể HS cũng có thể tự đề ra kyrv luật, chẳng hạn, có em HS hay phá quấy, nếu không sửa chữa, có thể không được đi tham quan cùng lớp, vì “sợ rằng bạn ấy lại phá quấy, ảnh hưởng xấu đến danh dự của lớp ta”! Kỷ luật làm sao để HS có sai lầm và các em khác rút ra bài học từ những sai lầm, nhưng không được xúc phạm nhân cách HS. Có vậy các em mới trưởng thành đàng hoàng, tử tế.

Tóm lại, giáo dục là tổ chức sự trưởng thành cho thế hệ trẻ của cả dân tộc (Phạm Toàn, 2016). Trẻ phải tự hoạt động, tự học, tự trải nghiệm mới từng bước trưởng thành được. Lên bậc THCS, hứng thú và năng lực của HS có sự phân hóa, nên cần có dạy học tự chọn một số môn; lên THPT không chỉ có phân hóa mà còn có cạnh tranh, sàng lọc… Đó chính là động lực bên trong của việc học ở phổ thông.

Còn đào tạo Nghề và Đại học lại là câu chuyện khác. Ở đó, ngay tuyển chọn đầu vào đã phải đạt tiêu chuẩn và có sự cạnh tranh, sàng lọc khắt khe trong quá trình đào tạo, để người học luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện mình đáp ứng yêu cầu chất lượng công việc mà thị trường lao động trong nước và quốc tế đòi hỏi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Tôi chả biết cái ông “giáo sư” Mạc văn Trang này được phong ở đâu và lúc nào mà lẩm cà lẩm cẩm.
    Tư duy cũ rích.Trich dẫn cả Hồ !
    Cố gắng đọc xem sao mà rồi chỉ thấy một mớ hổ lốn,tả pí lù !

  3. Bài của Giáo sư Mạc Văn Trang chỉ cần thay chữ Thầy Cô bằng Lãnh đạo, Quan chức, chữ học sinh bằng Người dân, đặc biệt Dân oan, phụ huynh bằng Thế giới dân chủ thì càng thấm thiá với thực trạng nan giải, bế tắc hiện nay của đất nước, và tiền đồ của dân tộc (chẳng thể nào thay đổi được).

  4. (trích) “…Chỉ nói từ HS lớp Một. Cha mẹ và nhà giáo dục phải chấp nhận mọi trẻ em như bản tính nó vốn có, yêu thương, tôn trọng và giúp nó “phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của mỗi em…” – Hồ Chí Minh, 1945 –( hết)
    ———

    Bài viết hữu ích, chỉ ‘lấn cân’ chút xíu về câu trích trên – Có thể tác giả ‘cần chút tính đảng ‘ để phe ta khỏi cãi- Thế thì tùy nghi dẫn chứng Hồ. Không vấn đề gì- Còn Marx ghẻ xin nói thẳng : Tuy câu trên hoàn toàn đúng, nhưng đó là nói , còn khi Hồ làm- tức thành lập hệ thống GD với thứ định hướng “cái gì có lợi cho Đảng là Dúng là Chân lý’ thì hủy diệt ngay và …’ hoàn toàn những năng lực sẵn có của mỗi em…”- Cố TT Nguyễn văn Thiệu đừng quan tâm điều CS “NÓI’ và quan tâm kỹ điều CS ’LÀM’ mà thôi.

    Về bản chất của trẻ thơ, ta biết, Manh Tử cho rằng ‘ nhân chi sơ tính bản thiện’, còn Tuân Tử thì nhận xét ngược lại ’nhân chi sơ tính bản ác’ . Chỉ riêng Khổng tử thì… trung dung và đúng đắn hơn, cho rằng thuở còn bé thơ thì con người giống nhau, là trang giấy trắng, là ‘vô ký’, là không thiện- không ác…, ông nói ’tính tương cận , tập tương viễn’ , bởi có sự ‘học tập’, ‘giáo dục’ …mới thành ra khác nhau, mới là Thiện hoặc Ác, Quân tử – Tiểu nhân…vv.

    Thế là ‘Hồ tiên’ ranh mãnh chôm ý Khổng lão, Hồ làm thơ cái gì gì “Thiện, ác phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do ‘Ráo Rục’ (XHCN) mà nên !”. Làm thơ xong, phối hợp ‘chiêu thức tuyên truyền’ học mót thêm từ đám Goebbels của phát xít Đức , Hồ và bọn‘TW đảng ta’ vạch ra và theo đuổi ‘Chiến dịch tẩy não trường kỳ’ dành cho đồng bào, dân tộc VN ! Việt cộng công khai nói :” Phải chiếm lĩnh thị phần tư tưởng từ tuổi trẻ” ( chưa biết gì và rất dễ ‘cài đặt’ ) . Trong giáo dục ,Việt cộng ráo riết bắt đầu từ những bé thơ lớp mầm, chồi để gieo cấy và thâu tóm’ thị phần! Họ xác định ‘xuất phát điểm’ phải từ một nền ‘Giáo dục Kách mệnh” đặt biệt. Người đưa ra định hướng ấy là Hồ !

    Và đã có định hướng rồi, thi nô xung kích là Tố Hữu được chọn làm ‘Tổng công trình sư’ , ra sức thiết kế guồng máy ‘tẩy não’ sâu rộng và tàn bạo chưa từng có, trên đất nước Việt ! – Trong chiến dịch ấy, Việt cộng tạo ra một loại ‘virus con người’ có tên ‘đảng ủy’. Loài ‘virus đảng ủy’ lan nhanh trên khắp mọi tế bào xã hội, virus đảng ủy xâm nhập , làn ra mọi cơ quan nội tạng , mọi ngóc ngách khắp thân thể ‘cô gái đẹp Việt Nam”…Trong Giáo dục, nó xâm nhập vào trường học, chui vào phát triển trong não các học sinh từ lớp mầm…thực hiện vai trò ‘phần nhiều do Giáo dục mà nên” của nó ! Hệ thống ấy đã tạo ra những gì ?… Tiểu nhân hay Quân tử ? Thiện nhân hay Ác nhân ?… Liêm quan hay Cẩu quan ? Con người văn minh hay Dã thú hoang dại ?…Mọi người đều có thể tự mình trả lời !

    Tuy nhiên, một Tố Hữu hay một Phùng xuân Nhạ… chắc gì đã xây nên một ‘môi trường tẩy não’ có sức tàn hủy sâu rộng đến thế ? Bọn BT họ Phùng cũng chỉ là sản phẩm tất yếu của hệ thống do Hồ cầm đầu với sự ‘tham vấn sát sao của cố vấn TQ” – Và nó vẫn đang ra tay ‘tái sản xuất’ những ‘BT họ Phùng’ khác !

    Mặt khác, ‘Ngu để trị’ không chỉ tràn vào chiếm lĩnh ngành Giáo dục, mà trãi qua nhiều thế hệ, thứ ‘sản phẩm’ mê muội, dốt nát, giàu tính vâng phục có ‘văn hóa quỳ’ ấy, đã tràn vào khắp mọi lĩnh vực khác. Chẳng hạn, hiện tượng’ đại phát cuồng tính‘ gào rú ‘như có bác hồ cởi truồng nẹc bô’…trong các giải bóng đá hạng lông hạng ruồi …, hay tràn vào chốn’công quyền’ khiến thỉnh thoảng‘Sửu nhi quan’ bộc lộ cái ngu qua ‘hoang ngôn’ các loại, …hoặc gần nhất là sự bùng nổ ‘cúng bái’ đần độn hoang dại bám theo các “Lễ hội truyền thống’ gần như mọi Sửu nhi quan, dân, già trẻ đều thành khẩn cúng bái, van vỉ xin lộc, xin ấn…gì đó …vv.
    Tất nhiên, ‘dấu tay’ Tuyên giáo đảng ủy có ở khắp nơi .

    Và, chính đặc điểm đại trà trong các ‘lễ hội đồng bóng’ cho thấy rõ nhất, quy mô và mức độ sâu rộng từ hậu quả do chiến dịch ‘Ngu để Trị’ tạo nên! Trong bài “Chính trị cúng bái” tác giả viết (trích) “…nhưng vẫn được nhà nước công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Không chỉ công nhận, bảo trợ mà nhà nước còn cho phép những người thi hành công vụ tham gia vào…”( hết) ta thấy, Việt cộng cố tình tiếp tục duy trì chiến dịch ‘Ngu hóa toàn dân’ qua trò bịp bợm mới : Họ khoát ‘cái áo di sản’ lên các ‘lễ hội mê muội đồng bóng’ ấy để tất cả yên tâm….ngu tiếp !
    Tác giả bài “Đảng CS và chuyện khai ấn, hái lộc …’ cũng phân tích chiến lược “ngu để trị’, ‘dùng kẻ dốt thì dễ sai khiến’ ….tương tự. Dân còn ngu họ còn an toàn, dân càng ngu họ càng thêm dễ cai trị sai khiến, lợi dụng xỏ mũi dẫn dắt thờ ‘đảng bác mác lê’ , hết thế hệ này đến thế hệ khác . Đã là ‘độc đảng’ mà còn thêm ‘tính toàn trị’ nữa, thì họ tiến hành chiến lược ’Ngu dân ’ rất toàn diện, rất có hệ thống và mang tính trường kỳ.

    Chính sách ấy , xuất phát từ các bộ não độc tài nổi bật nhất : Hitler/ Lenine/ Mao/ Hồ / Gia tộc họ Kim …không phải gần đây ! Những sự kiện băng hoại gần đây, chỉ là hậu quả bắt đầu thấy rõ sau nhiều thế hệ , nay đổ tràn ra xã hội mà thôi

    ————
    PS:
    Nếu gạt bỏ các định kiến , thì khái niệm ‘người quân tử’ là một ‘mẫu nhân cách lý tưởng’ đủ để xem là người lương thiện – Cũng như khái niệm ‘người Cộng sản trân trín’ –một mẫu ‘công cụ vô sản lý tưởng’ – cả hai đều không có thật bởi rất khó tìm thấy. Chỉ có thể dùng để hiểu một cách khái quát-các ‘tiêu chuẩn sống’ có liên quan mà thôi )

Comments are closed.