Bản tin tối 9-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Vụ tàu sân bay Mỹ ghé Việt Nam: Trung Quốc mượn lời báo chí tỏ ý bất bình, theo RFI. Bài viết nêu quan điểm của Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo của đảng CSTQ, nói về tác động của tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Việt Nam: Sự kiện này không thể “gây nên rắc rối cho Trung Quốc trên Biển Đông”, cũng không thể tăng sức ép lên Bắc Kinh, chuyện Mỹ điều chiến hạm tới Biển Đông sẽ chỉ “lãng phí tiền bạc” mà thôi.

Bài báo cho biết thêm: “Nhân khóa họp Quốc Hội Trung Quốc, hôm 6/3/2018, nhiều quan chức cao cấp đã kêu gọi xây dựng một công viên quốc gia trong vùng Biển Đông để bảo vệ tốt hơn sinh thái biển trong khu vực”. Bắc Kinh muốn có thêm công trình dân sự để hy vọng hợp thức hóa tham vọng trong vùng tranh chấp lãnh hải, trong khi chính nước này bị giới nghiên cứu tố cáo là tàn phá môi trường tự nhiên của Biển Đông.

Tướng Trung Quốc Hà Lôi lớn tiếng đòi xây cơ sở phòng thủ trên đảo nhân tạo ở Biển Đông, báo Một Thế Giới đưa tin. Viên tướng này đã ngang nhiên tuyên bố rằng các bãi đá và đảo trên Biển Đông là lãnh thổ “không thể tách rời” của Trung Quốc và quốc tế công nhận điều này. Với giọng “cướp biển”, tướng Lôi cho rằng, “các bên khác không có quyền phán xét những hoạt động của Trung Quốc trên các thực thể này”.

Mời đọc thêm: Nhật tăng cố vấn quân sự thường trực đến Việt Nam, Malaysia và Philippines (RFA). – Chóp bu CSVN chỉ ‘bảo vệ dầu khí’, không phải ngư dân! (NV).

Quan hệ Việt – Mỹ

Trưa nay, tàu sân bay Mỹ kết thúc chuyến thăm tới Việt Nam, theo báo VnExpress. Trước khi tàu USS Carl Vinson nhổ neo rời cảng Tiên Sa, nhiều quan chức ngoại giao Việt Nam đã bắt tay và tiễn Đoàn hải quân Mỹ ở cầu cảng. “Một số người dân và du khách đứng trên cầu Thuận Phước (cửa sông Hàn) hoặc men theo con đường quanh bán đảo Sơn Trà, dùng ống nhòm để chiêm ngưỡng ‘thành phố nổi’ đi qua phao số 0”.

Báo Zing bàn về 4 ngày ‘lịch sử’ của siêu tàu sân bay USS Carl Vinson tại Đà Nẵng. Trong 4 ngày lưu lại Đà Nẵng, tàu sân bay USS Carl Vinson đã tạo nên phong trào “rủ nhau đi ngắm tàu sân bay”. Một tài xế chia sẻ về quyết tâm “nhìn thấy cái gọi là tàu sân bay một lần trong đời. Chứ tàu chiến Mỹ thì vào cảng ở Đà Nẵng cũng nhiều lần nên thấy hoài”.

Bài viết so sánh: “Tám năm trước, Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để đón tàu sân bay USS George H.W. Bush nên nó chỉ có thể neo ở ngoài khơi. Do vậy, việc đón tàu USS Carl Vinson dịp này thể hiện rằng Việt Nam đã sẵn sàng hơn trong nhiều hoạt động”.

VTV đặt câu hỏi vụ Mỹ áp mức thuế cao thép nhập khẩu: Bước cản tăng trưởng ngành thép Việt Nam năm 2018? Bài báo cho biết: “Đối với ngành thép Việt Nam, việc Mỹ áp mức thuế mới lên toàn bộ nhôm thép nhập khẩu vào thị trường nước này được cho là khá bất ngờ”, các doanh nghiệp thép ở Việt Nam đang lo rằng họ sẽ phải ngừng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Đại diện Công ty cổ phần Tôn Đông Á bình luận: “Với mức thuế áp 25% lên thép nhập khẩu như tuyên bố của Mỹ, doanh nghiệp hầu như không thể tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này”. Các chuyên gia cho rằng quy định áp thuế lên mặt hàng thép nhập khẩu vào Mỹ có thể tạo nên bước cản trở cho sự phát triển chung của ngành thép Việt Nam.

Báo Dân Trí dẫn lời lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định: “Thép Việt Nam không thể gây thiệt hại hoặc đe dọa thép của Mỹ”. Chiều nay, lãnh đạo bộ này nói rằng, các sản phẩm thép và nhôm Việt Nam nhập khẩu đến Mỹ chỉ nhằm mục đích dân sự chứ “không phải xây dựng cơ sở hạ tầng hay an ninh quốc phòng và không không cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất của Hoa Kỳ”.

Mời đọc thêm: Hôm nay ‘đại bàng vàng’ USS Carl Vinson của Hạm đội 7 Mỹ rời Đà NẵngNăm ngày khó quên của thuỷ thủ tàu sân bay Carl Vinson Mỹ tại Đà Nẵng (TP). – Toàn cảnh 5 ngày ở Đà Nẵng của hơn 6.000 thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ (DT). – Tường tận sức mạnh chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt Nam (ANTĐ).

Bộ Công thương: Thép, nhôm Việt Nam không thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho Mỹ (KT&TD/VNBiz). –  Khẳng định không đe doạ thép Mỹ, Việt Nam muốn Mỹ bỏ lệnh áp thuế với nhôm thép (TTT/CafeF). – Bộ Công Thương: Thép, nhôm Việt không gây thiệt hại doanh nghiệp Mỹ (Tin Tức).

Hiệp định CPTPP đã được ký kết

BBC đưa tin: 11 nước ký kết hiệp định thương mại vắng Mỹ. Bài báo cho biết: “Mười một quốc gia trong đó có Việt Nam vừa ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile, Santiago” ngày 8/3/2018. Tuy nhiên, “một số nhà kinh tế cũng cho rằng các hiệp định thương mại tự do được vẽ ra bởi những nhu cầu đặc biệt, làm cho giá trị kinh tế của chúng trở nên vô cùng mập mờ”.

Báo Zing bàn về TPP-11: Hiệp định lịch sử thay đổi diện mạo thương mại toàn cầu. Bài viết tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhận định, hiệp định này có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, gồm Việt Nam. Ông Matthias Helble, chủ tịch cơ quan nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB lưu ý, tác động dây chuyền của hiệp định này có thể khiến Trung Quốc phải chấp nhận “sự ra đời của một khu vực mậu dịch tự do cho toàn châu Á – Thái Bình Dương”.

Báo Tuổi Trẻ có đồ họa:

Mời đọc thêm: Mười một nước Thái Bình Dương ký hiệp định TPP không có Mỹ (RFI). – Hiệp định thay thế TPP đã được ký kết (TT).

Nhân quyền ở Việt Nam

Nhà hoạt động Paul Trần Minh Nhật viết: Cấp báo: Chiến dịch trả thù hèn hạ của công an tỉnh Nghệ An đối với các nạn nhân Formosa. Công an tỉnh Nghệ An vừa gửi giấy triệu tập cho ít nhất ba nạn nhân Formosa với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, chỉ mấy ngày sau khi linh mục Đặng Hữu Nam rời giáo xứ Phú Yên.

Giấy triệu tập của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An gửi bà Bùi Thị Nhiệm vì có liên quan đến cuộc biểu tình của giáo dân Giáo xứ Phú Yên ở UBND xã An Hòa ngày 3/10/2016. Nguồn: FB Paul Trần Minh Nhật

Ba người bị triệu tập là người dân làng Tân An, Giáo xứ Phú Yên. Công an yêu cầu họ có mặt tại UBND huyện Quỳnh Lưu ngày 9/3/2018 để “làm việc” vì có liên quan đến sự kiện hơn 500 giáo dân từ Giáo xứ Phú Yên và các vùng phụ cận đến biểu tình ở UBND xã An Hòa ngày 3/10/2016. Phía công an vẫn gọi cuộc biểu tình này là hành vi “gây rối trật tự công cộng”, trong khi các giáo dân phản đối vì quyền lợi chính đáng của họ.

Ông Nhật chia sẻ video clip cho thấy “vị chủ tịch xã đã đuối lý thế nào trước các câu hỏi của người dân”:

Publié par Paul Trần Minh Nhật sur jeudi 8 mars 2018

Facebooker Trịnh Kim Tiến có bài: Mồng 8/3 của hai người mẹ. Bài viết bàn về bà Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Căn, mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang. “Khoảng hai giờ kém cô Lan xếp giấy vào thăm Quỳnh, cũng là lúc con gái bác Căn, nhà báo Đoan Trang bị đưa đi khỏi căn phòng trọ mà không thể báo cho ai”.

Về chuyện an ninh bắt được nhưng rồi tạm thả và tiếp tục theo dõi bà Trang, tác giả viết: “Sau khi sơ xuất để Trang thoát khỏi tay lần trước, bị xấu hổ trước báo chí, lần này họ muốn Trang nghĩ rằng không phải là Trang có thể thoát mà là họ có muốn cho Trang thoát hay không thôi”.

Facebooker Nguyễn Nữ Phương Dung viết: Bắt rồi thả nhà báo Đoan Trang – Đây không phải là trò đùa! Theo đó, khoảng 2 giờ chiều hôm qua, công an đã xông vào phòng trọ của bà Trang rồi đưa bà về trụ sở để làm việc. “Nội dung lần này họ không làm việc gì liên quan đến cuốn sách Chính Trị Bình Dân mà rất lan man không có nội dung rõ ràng”.

Đến khuya, khi bà Trang đã rất mệt mỏi, kiệt sức thì lực lượng an ninh mới đưa bà về phòng trọ. Bài viết cho rằng: Chính quyền và an ninh đang muốn tra tấn tinh thần của bà Trang, đến lúc bà Trang không còn sáng suốt, vững vàng nữa, họ sẽ bỏ tù bà.

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Đốt xăng, chém cảnh sát khi cưỡng chế thi hành án. Bài báo kể chuyện gia đình ông Đinh Văn Đức ở Bến Tre bị công an đến cưỡng chế ngày 24/1/2018. Gia đình ông Đức quyết bảo vệ 1500m2 đất trong diện cưỡng chế, đã đốt xăng gây khói mịt mù, rồi có “ai đó đã tấn công CSCĐ Nguyễn Hoàng Phương làm chiến sĩ này đứt gân khớp gối, phải đưa đi cấp cứu“.

Bài báo cho biết: “Công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ và cố ý gây thương tích để điều tra nhưng chưa xác định cụ thể ai là người thực hiện hành vi, vì lúc xảy ra sự việc, khói lửa cháy mịt mù, dù công an có clip ghi lại sự việc”.

Buổi cưỡng chế đất của gia đình ông Đức vào ngày 24/1/2018. Nguồn: PLTP

Trang Kết Nối Đồng Hương Lăng Cô viết: “Ngày 5/3/2018 vừa qua, gia đình tôi có đến trại giam Chí Hoà – Sài Gòn, thăm gặp em trai tôi Nguyễn Văn Đức Độ”. Sức khỏe và tinh thần ông Độ rất tốt, ông gửi lời cảm ơn đến “tất cả những ai đã yêu thương , quan tâm giúp đỡ Độ trong thời gian vừa qua”.

Ông Độ kể chuyện kêu oan trong tù: “Độ đã gửi đơn khiếu nại đến VKS TP HCM, nhưng cơ quan này đã trả lời không đúng nội dung trong đơn khiếu nại của Độ”. Ông Độ cho rằng, công an đã ép và mớm cung những người liên quan để buộc tội ông.

Mời đọc thêm: Ngày 8/3 của những ‘phụ nữ bị mất đất’ (BBC).

Nhà nước “của dân”

Chuyện ở Thanh Hà (Hải Dương): Mong mỏi chính đáng của dân đang bị “phớt lờ”, theo báo Tài Nguyên và Môi Trường. Nước do Nhà máy của Công ty Sông Đà cung cấp cho người dân thôn Lai Xá, xã Thanh Thủy, được lấy từ những nguồn bị ngấm đủ loại hoá chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và nguồn nước dùng để… rửa hài cốt của các mộ cải táng.

Người dân thôn này phải sống trong lo sợ suốt nhiều năm qua, đã thường xuyên kiến nghị Nhà máy thay đổi nguồn nước, nhưng yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng. Bài viết nêu câu hỏi: “Vì sao, mong mỏi chính đáng của người dân thôn Lai Xá đang bị phớt lờ?”

VTV đưa tin: “Đường trăm tỷ” tại Hà Tĩnh bị sạt lở, dân kiến nghị nhưng chưa được xử lý. Đó là dự án làm đường ở phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh do Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. “Hiện nhiều vị trí tại dự án này đã bị sạt lở nghiêm trọng, có nơi điểm sạt lở vào gần giữa tim đường”. Người dân đã báo chính quyền hiện tượng sạt lở từ tháng 9/2017, nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.  

Mời đọc thêm: Dự án treo làm khổ dân (ND). – Bình Định: 20.300 người dân mong chờ được sử dụng nước sạch sinh hoạt (TN&MT).

Bằng giả, bằng dỏm, bằng “chạy”

Báo Dân Việt đặt câu hỏi về quá trình xét lại hồ sơ GS, PGS của các quan chức: Những quan chức “văng” khỏi danh sách GS sẽ bị xác minh gì? Hôm nay, GS. TS Bùi Văn Ga, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước cho biết hội đồng này đang “yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan liên quan cung cấp tài liệu, minh chứng cụ thể” đối với các trường hợp hồ sơ GS, PGS cần xét lại.

Về các hồ sơ bị xét lại do có đơn khiếu kiện, tố cáo, ông Ga nói thêm: “Đối với trường hợp khiếu nại về hồ sơ, chất lượng công trình, số giờ giảng dạy… cũng sẽ được thanh tra lại một cách kỹ lưỡng, đảm bảo theo đúng quy định”.

Mời đọc thêm: ‘Giáo sư chỉ là ngạch giảng viên chứ không phải học hàm’ (DT/VNM). – Quan chức bị “treo” bằng giáo sư: Chia thành 2 loại hồ sơ để thanh tra lại! (DT).

Vụ cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ

Vụ cô giáo quỳ gối: Chiều nay biểu quyết kỷ luật đảng viên Võ Hòa Thuận, báo Người Lao Động đưa tin. Đảng ủy xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An cho biết: Chi bộ ấp 6 của xã này, nơi ông Võ Hòa Thuận sinh hoạt đảng, vừa họp kiểm điểm trách nhiệm của ông Thuận do những dấu hiệu vi phạm trong vụ cô giáo Nhung bị bắt quỳ và bỏ phiếu đề nghị xử lý với mức cảnh cáo.

Hiệu trưởng bỏ mặc cô giáo quỳ nói không biết nhóm phụ huynh có bức xúc, theo báo Giáo Dục Việt Nam. Hiệu trưởng Huỳnh Công Sơn khẳng định lúc xảy ra vụ việc, ông không hề biết nhóm phụ huynh có bức xúc với cô Nhung. Trước đó, bà Tuyền, một phụ huynh chứng kiến toàn bộ vụ việc, khẳng định rằng, ông Thuận đã đề cập đến chuyện cô Nhung ngay khi gặp thầy hiệu trưởng.

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Ông Võ Hòa Thuận có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, báo Lao Động đưa tin. Đoàn Luật sư TP. HCM xác nhận, ông Võ Hòa Thuận đã hoàn tất quá trình tập sự hành nghề luật sư “và được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề”. Tuy nhiên, vì đã ép cô giáo Nhung quỳ xin lỗi, ông Thuận có thể bị xem xét tước chứng chỉ hành nghề luật sư.

Mời đọc thêm: Đề nghị cảnh cáo phụ huynh ép cô giáo quỳ xin lỗi (GT). – Nam phụ huynh vụ cô giáo quỳ xin lỗi bị đề nghị cảnh cáo (VNE). – Vụ cô giáo quỳ gối: Chi bộ Đảng bỏ phiếu kỷ luật cảnh cáo ông Võ Hòa Thuận (MTG). – Người ‘ép’ cô giáo quỳ gối không phải hội viên Hội Luật gia (TP). – Cô giáo bị bắt quỳ gối: Hội Luật gia Long An yêu cầu đính chính thông tin (VTC). – Ông Võ Hòa Thuận khó trở thành luật sư sau sự cố ép cô giáo quỳ gối xin lỗi (LĐ). – Vì sao ông Võ Hòa Thuận chưa có tên trong Liên đoàn Luật sư Việt Nam? (GDVN).

Yêu cầu thông tin vụ việc cô giáo bị ép quỳ trước ngày 13-3 (ND). – Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đã có dấu hiệu phạm tội (LĐ). – Long An chỉ đạo thực hiện nghiêm chuẩn mực, đạo đức nhà giáo (NLĐ). – Cần kỉ luật hiệu trưởng bỏ cô giáo lúc ‘nước sôi lửa bỏng’ (TP). – Góc nhìn khác về vụ việc cô giáo phải quỳ xin lỗi (GD&TĐ). – TS Vũ Thu Hương: Không có cơ sở phạt tù cô giáo bắt học sinh quỳ (SK&ĐS). – Học sinh tiểu học non nớt, cần động viên hơn là phạt quỳ gối (VNE). –  ‘Thư gửi thầy hiệu trưởng’ vụ cô giáo bị bắt quỳ (PLTP). – Phụ huynh ép cô giáo quỳ: Hãy đứng thẳng, đừng quỳ gối! (NLĐ). – Phạt (TBKTSG).

Vụ nam sinh bóp cổ cô giáo

Báo Đất Việt bàn về tình tiết mới trong vụ nam sinh vừa chửi vừa bóp cổ cô giáo. Đại diện công an xã Tân Thạch nhận định về nam sinh N.V.M.T: “Về sự việc xảy ra ở lớp cháu, tôi nghĩ là do cháu bộc phát cá nhân thôi, bởi trước giờ ở địa phương cháu chưa hề có những hành động tiêu cực như vậy. Không chỉ cháu mà bố mẹ, gia đình cháu cũng tốt. Hoàn cảnh gia đình cháu này cũng không phải khó khăn”.

Biếm họa của V. Thọ

Học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre đã đi học lại, báo Lao Động đưa tin. Sau một tuần ngưng học để “ổn định tinh thần”, nam sinh tên T đã được cho phép đi học trở lại, sau khi em này đến xin lỗi cô giáo Như.

Mời đọc thêm: Bộ Giáo dục đề nghị xử lý vụ nam sinh tấn công giáo viên (VNE). – Nam sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo trong lớp sẽ vẫn được đi học (GDVN). – Vụ học sinh bóp cổ giáo viên: Không nên đuổi học (TP).

***

Thêm một số tin Việt Nam: Rút vốn, liệu ngân hàng ngoại có ‘rút chân’? (Tin Tức). –  Phương án mở rộng TSN chưa đề cập đến thoát nước (PLTP). – Con trai cả cụ bà từng hiến 5000 lượng vàng cho Nhà nước muốn bán biệt thự 34 Hoàng Diệu (SS). – Lâm Đồng: Xử phạt các đối tượng phá rừng lấy đất bán (DV). – Grab phản pháo phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (Zing). –  Singapore thu giữ 3,5 tấn ngà voi trên đường nhập cảnh Việt Nam (VOA).

Tin thế giới

Chính trường Mỹ

Vụ kiện lên Toà liên bang hồi tháng 7/2017 của Viện Knight First Amendment, thuộc trường Đại học Colulmbia, chống lại Tổng thống Trump vì 7 người đã bị ông ta chặn trên Twitter: Thẩm phán nói: ông Trump nên im lặng hơn là chặn người chống đối trên Twitter.

Báo Cali Today dẫn nguồn từ hãng tin AP, cho biết: “Thẩm phán Naomi Reice Buchwald đề nghị hai bên dàn xếp sau khi lắng nghe các luật sư tranh cãi quanh việc ông Trump chặn những người chỉ trích trên Twitter có hợp hiến hay không“. Nếu hai bên không đồng ý dàn xếp, thẩm phán sẽ sớm đưa ra phán quyết.

Mời đọc thêm: Erik Prince: Không khai man, không nỗ lực lập đường dây liên lạc với Kremlin — Mueller thâu thập chứng cớ nỗ lực lập đường dây liên lạc bí mật với Kremlin (Cali Today). – Cựu phụ tá của Trump sẽ ra tòa vào tháng 7 (VOA). – Mỹ đóng tòa lãnh sự ở Mexico vì lý do an ninh  —  Mỹ sẽ tốn thêm $16 tỷ để canh tân chiến đấu cơ F-35 (NV).

Cuộc chiến thương mại

Báo Thanh Niên có bài: Tổng thống Donald Trump: ‘Chiến tranh thương mại làm tổn thương họ, chứ không phải chúng tôi’. Đài CNN nêu ba lý do không người nào thắng trong cuộc chiến thương mại, vì giá cả sẽ tăng, các doanh nghiệp Mỹ sẽ mất doanh thu… “Chiến tranh thương mại là tốt ư? Nó chỉ tóm gọn trong hai từ: ‘Great. Depression!’ (Đại suy thoái)”.

Mời đọc thêm: Thuế nhập khẩu của ông Trump gây tranh cãi (VOA). – Mỹ tăng thuế thép nhôm: Bộ trưởng Thương Mại cố trấn an đối tác (RFI). – Ông Trump ký sắc lệnh đánh mạnh thuế nhôm, thép nhập khẩu (TN). – Trung Quốc lo ngại thuế mới của Mỹ gây phương hại tới môi trường thương mại quốc tế (BNew). – Trung Quốc kịch liệt phản đối Mỹ dựng hàng rào thuế thép, nhôm (VnEconomy).

Tin Trung Quốc

Trung Quốc đi đêm có ngày gặp ma: Argentina ra trát bắt quốc tế 5 tàu cá Trung Quốc, VOA đưa tin. Thẩm phán liên bang Eva Parcio de Seleme của Argentina đồng ý ra lệnh bắt tàu Jing Yuan 626, con tàu bị phát hiện đánh bắt cá trộm trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina hôm 21/2.

Lực lượng tuần duyên Argentina cho biết, “sau khi phát hiện hành động đánh bắt trộm của tàu Jing Yuan hồi tháng trước, họ đã ra lệnh cho tàu này ngừng lại, nhưng con tàu tắt đèn và tìm cách tẩu thoát ra hải phận quốc tế. Một tàu tuần duyên Argentina đuổi theo, nổ súng cảnh cáo, nhưng 4 tàu cá khác của Trung Quốc tìm cách va đụng vào tàu chấp pháp Argentina, ngăn không cho bắt tàu Jing Yuan“.

Mời đọc thêm: Argentia “truy bắt quốc tế” tàu cá Trung Quốc (NLĐ).

Tin Bắc Hàn: Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau ‘sớm nhất có thể’ (BBC). – ‘Cuộc gặp định mệnh’ của Donald Trump và Kim Jong-un sắp diễn ra (VNF). – Trump nói sẵn lòng gặp Kim trong cuộc gặp mặt đầu tiên từ trước tới nay (VOA). – Kỳ vọng gì ở cuộc gặp mặt giữa Trump và Kim Jong-un vào tháng 5 sắp tới? (DĐDN). – Đột phá Mỹ-Triều chấm dứt bế tắc hạt nhân? (VNN). – Vì sao Tổng thống Trump đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un? (VTC).

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn viết ‘trang sử mới’ cho quan hệ liên Triều (Tin Tức). – Mỹ vẫn trừng phạt Triều Tiên đến khi đạt thỏa thuận phi hạt nhân hóa (TTXVN). – Lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ điện đàm về vấn đề Triều Tiên (TTXVN). – Thật gần, nhưng thật xa (CAĐN).

Trung Đông: Thực hư chuyện hơn 90 người thiệt mạng chỉ trong một đêm ở Đông Ghouta (Infonet). – Thổ Nhĩ Kỳ ấn định thời điểm kết thúc chiến dịch quân sự ở Afrin (CAND). – Syria: Phiến quân tấn công hành lang nhân đạo mới tại Đông Ghouta (Tin Tức).

***

Thêm tin thế giới: 21 người được điều trị trong vụ hạ độc cựu điệp viên Nga (VOA). Ai đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở Anh? (CAĐN). – Nga: Kho vũ khí mới “bất khả chiến bại” của Putin có gì? (RFI). – Quân đội Lybia ra thời hạn buộc công dân châu Phi rời khỏi miền Nam (TTXVN). – Trung Quốc tăng chi kỷ lục quốc phòng: Chuyên gia Mỹ phán “đáng sợ“ (Viet Times). – Ấn Độ cấm người Tây Tạng kỷ niệm tại New Delhi ngày nổi dậy chống Trung Quốc (RFI).

Bình Luận từ Facebook