23-2-2018
Trong vòng 8 tiếng vừa qua, tôi có trả lời phỏng vấn hai nhà báo. Nhà báo thứ nhất là phóng viên Cát Linh của RFA (Đài Châu Á Tự Do), bài sẽ sớm xuất hiện. Nhà báo thư hai là
phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam có tên tuổi và tên báo hẳn hoi, tuy nhiên chừng nào lỗi hệ thống khiến cho báo chí trong nước chưa đăng được thì tôi còn chưa tiện “khai tên”.
Dưới đây là trả lời cho một trong các câu hỏi của bạn phóng viên trong nước:
PV: [Ông] có thể chia sẻ việc [ông] đưa về trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ đã gặp phản ứng từ phía ông Nhạ hay các cá nhân khác như thế nào?
NTZ: Sau khi tôi công bố bản báo cáo, thì tôi gặp phải nhiều sự tấn công thuộc loại bẩn thỉu, như là:
– Tin tặc tấn công các tài khoản
– Rất nhiều kẻ tìm cách bôi nhọ tôi trên mạng và bao che cho
vụ này
– Những tin hù dọa vu vơ đến người thân của tôi hòng gây sức ép
Phản ứng chính thức từ phía ông Phùng Xuân Nhạ thì tôi chưa thấy gì. (Nếu có thì chắc tôi cũng chỉ biết cùng lúc như mọi người khác). Nhưng qua trung gian của một người có quan hệ trực tiếp với cả tôi và ông Nhạ, tôi biết rằng ông Nhạ đã có tìm cách làm “chìm xuồng” vụ này, tuy nhiên người trung gian đó cũng công nhận rằng vụ này khó mà có thể “chìm xuồng” và ông Nhạ chắc cũng đủ thông minh để hiểu điều đó.
Phản ứng từ những người khác thì vô cùng nhiều. Điều này không đáng ngạc nhiên, khi mà sự kiện này đang được hàng triệu người quan tâm, và có lẽ toàn bộ giới khoa học và giáo dục Việt Nam và cả ở hải ngoại cũng đều biết đến và bàn tán trong mấy ngày vừa qua. Có một bộ phận nhỏ tìm cách bôi xấu tôi hoặc bênh vực cho ông Nhạ. Nhưng đa phần mọi người, đặc biệt là hầu hết các nhà khoa học nghiêm túc ở trong nước mà tôi biết đến, công nhận những điều tôi đưa ra là đúng, là cần thiết, và ủng hộ tôi, muốn sự việc được làm cho thật sáng tỏ minh bạch, tạo tiền đề cho việc làm trong sạch hóa nền giáo dục và khoa học Việt nam. Tôi nhận được những lời cảm ơn từ rất nhiều người khác nhau vì đã dám đưa điều này ra công luận. Và tôi cũng nhận được thêm sự hỗ trợ của nhiều người rất nghiêm túc trong việc làm sáng tỏ trường hợp khoa học gỉa này. Ví dụ như các chứng cớ không thể chối cãi về việc ông Phùng Xuân Nhạ đạo văn của người khác đã được một đồng nghiệp gửi đến cho tôi.
Hoan nghênh việc làm của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng.
(Sưu tầm) Lời của cụ Phan Chu Trinh 100 năm trước:
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề, thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc, thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có, thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết, thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo, thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân, thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm, thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Đấy là thời thực dân, phong kiến, chưa có ĐCSVN. Nay, 100 năm sau, những tính xấu ấy đã được phát triển mạnh mẽ hơn ngàn lần. Nhờ có chế độ thối nát của đảng độc tài, đảng CSVN.
Truyền thống văn hóa của một nước nông nghiệp lạc hậu, không biết gì về khoa học kĩ thuật….. 100 năm sau người Việt vẫn chủ yếu là trồng cây gì, nuôi con gì và chế biến 2 cái loại đó, tự hào với toán và thơ…trong khi công nghệ thì không biết gì, thậm chí người ta bàn giao mà cũng không tiếp thu nổi, nhưng lại rất tài chê bai….