6-2-2018
“Lúc đó, chúng tôi nghe có tin là họ phản kích, sẽ dùng cả chất độc và cả chất khiến mình ngủ, để họ vào chiếm lại thành phố, bắt sống,” ông Nguyễn Hữu Vấn, người giữ chức Quận trưởng Quận 1 của chính quyền cách mạng trong chiến trận Mậu Thân ở Huế, nói.
“Cho nên chúng tôi phải tổ chức có danh nghĩa của chính quyền, đưa trẻ em, người già, phụ nữ già ra khỏi thành phố. Phải ra để tránh tổn thất. Chỉ trong một đêm là ra hết.”
Ngày 30/1/1968, lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng bất ngờ đồng loạt tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Tại Huế, các lực lượng phe cộng sản tấn công và nhanh chóng chiếm giữ được phần lớn diện tích ở bờ bắc Sông Hương, nơi có quần thể di tích cố đô.
Ông Nguyễn Hữu Vấn khi đó “vẫn còn là một công chức, một giáo chức của chế độ cũ”, với công việc là dạy học tại trường Trung học Hàm Nghi và Trường Âm nhạc Huế.
“Khi có tiếng súng nổ, cách mạng về, tôi chưa phải là cơ sở cách mạng,” ông Vấn, người khi đó sinh sống và làm việc trong Thành Nội, Huế, kể với BBC nhân dịp kỷ niệm 50 năm trận Tết Mậu Thân.
“Chỉ là trong lòng luôn có ước nguyện đất nước mình được hòa bình, độc lập, đất nước mình được thống nhất. Cho nên khi cách mạng về, tôi đứng vào hàng ngũ nhân dân, những người nổi dậy.”
‘Cố gắng tránh tổn thất’
Được “giao nhiệm vụ làm Quận trưởng Quận 1”, ông Vấn nói ông đã cố gắng “lo cho dân” với mục tiêu “tránh được những tổn thất nặng nề”.
Thành Nội và phần lớn các khu vực phía bắc thành phố Huế rơi vào sự kiểm soát của lực lượng cộng sản, nhưng phần phía nam bờ Sông Hương thì không.
Sau những giờ phút bất ngờ ban đầu, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhanh chóng phản kích.
Pháo kích từ tàu thuyền trên Sông Hương và từ Hạm Đội 7 đậu ngoài khơi dồn dập nã xuống, bên cạnh các trận ném bom từ trên không.
“Khi đó, tàu của Mỹ và máy bay đánh tơi bời, cho nên phải bảo vệ làm sao cho người dân được sống. Chúng tôi vận động làm hầm để bà con chuẩn bị, tránh bớt tổn thất,” ông Vấn nói.
“Cái thứ hai là có khi bom đạn nhiều như vậy, chúng tôi phải tổ chức để đưa trẻ em, người già, phụ nữ già ra khỏi thành phố,” nhất là sau khi có tin phía Mỹ và đồng minh có thể dùng chất độc để tái chiếm thành phố, ông Vấn cho biết. “Ngoài ra, phải lo chuyện ăn, chuyện ở cho dân.”
Bên cạnh dân thường, ông Vấn cho biết chính quyền cách mạng cũng phải lo cho cả những người thuộc phe đối phương.
“Những người đi lính cho chính quyền Sài Gòn, sau khi cách mạng về, đánh tan rã thì họ đều nằm trong Quận 1 của tôi cả. Không chạy đi đâu cả.”
“Anh em họ rất tốt. Mặc dầu là người lính của chế độ Sài Gòn, nhưng khi họ bỏ súng xuống, họ là người dân. Chúng tôi phải chăm lo họ như là lo cho dân.”
“Phải làm sao giải thích cho họ biết, rồi tìm cách kêu gọi để họ ra trình diện, nộp súng, nộp tài liệu.”
“Tôi đã tiếp xúc rất nhiều người như vậy. Họ ra trình diện xong, tôi khuyên họ về nhà với vợ con, cùng với nhân dân trong xóm lo cho nhau trong cuộc sống, nhất là trong chuyện mai táng những người bị bom đạn chết tại chỗ.”
Nói về thời gian gần một tháng quân Cộng sản nắm khu vực Thành Nội, ông Vấn cho biết chính quyền cách mạng cũng chú trọng tới vấn đề bảo tồn di sản trong thành phố.
“Bom đạn là căng thẳng nhất,” ông Vấn nhớ lại. “Khi Mỹ pháo kích, cái lo nhất là dân bị chết.”
“Nhưng cái lo nữa, bởi tôi là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, là lo sợ di sản di tích lịch sử của thành phố Huế bị bom đạn xóa đi.”
“Cho nên có những quả đạn làm vỡ cái gì đó, như làm hư hại những căn nhà cổ chẳng hạn, là chúng tôi phải nhặt lại, cất đó để sau khi súng đạn xong rồi thì đưa vào chỗ cơ quan bảo tồn.”
Rút lui
Sau hơn ba tuần giao tranh quyết liệt, thành phố Huế gần như tan hoang.
Trước hỏa lực và sức mạnh quân sự áp đảo của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, phía Cộng sản buộc phải rút lui sau 26 ngày đêm chiếm Huế.
“Cuộc chiến kết thúc bởi họ phản kích thì mình phải rút. Phải rút để bảo toàn lực lượng,” ông Vấn nói.
Là người công khai nắm vị trí trong chính quyền cách mạng lâm thời, nên ông Vấn cũng nằm trong số những người được lệnh phải ra đi.
“Ra đi rất lo lắng, rất khổ sở về chuyện dân ở lại rất khổ mà mình không còn ở đó để cùng gánh vác, cùng chia sẻ,” ông Vấn nói.
“Những người dân đứng dậy, ủng hộ cách mạng, sau này mình đi rồi chính quyền cũ đối xử với họ thế nào?”
“Rồi vợ con tôi còn ở đó, ra đi lòng rất buồn.”
“Nhưng tôi đã làm chính quyền cách mạng 25 ngày rồi, không thể ở lại thành phố với dân được.”
Tuy nhiên, ông Vấn nói rằng điều khiến ông ngạc nhiên, là có rất nhiều học sinh, sinh viên Huế đã tình nguyện đi theo lực lượng Cộng sản.
“Thanh niên, sinh viên đòi đi theo bộ đội, đi theo cách mạng. Đòi đi bằng được. Ra đi mà có hàng trăm người là sinh viên, học sinh đi cùng chứ không phải chỉ có những người đã làm cách mạng rồi.”
“Sinh viên, học sinh Huế gánh thương binh của cách mạng mà đi. Không có băng-ca, thiếu võng, họ vác lên trên người mà chạy. Chạy 5km, 3km mới ra khỏi cửa Chánh Tây. Nổi dậy là như vậy đó. Do tình cảm cả. Tất cả tình cảm, hiến dâng, cống hiến, đó là sự nổi dậy của người dân.”
“Chúng tôi ra đi với nhiệm vụ là sẽ trở về.”
Giải thích về phong trào ‘nổi dậy’ ở Huế trong trận Tết Mậu Thân khi phe cộng sản tấn công vào thành phố, ông Nguyễn Hữu Vấn nói:
“Tất cả mọi người mong muốn hòa bình, dân chủ, độc lập đều đứng dậy cả. Vì đó là mong muốn chung. Một người, hai người, cho đến hàng ngàn, hàng vạn người, thành một cuộc nổi dậy.”
“Bên cách mạng tấn công thì dân nổi dậy, ủng hộ con đường mà họ mong muốn.”
“Bởi ở miền Nam chúng tôi phải sống trong hoàn cảnh rất bức bách, rất đau khổ, có khi là uất hận vì chế độ không bao giờ tôn trọng quyền dân chủ, quyền tự do, tiếng nói của lòng mình, chỉ có đàn áp, chỉ có đè nén, cho nên mọi người đều bức xúc trong lòng.”
“Khi có điều gì chân chính, điều mà họ ước mong, đến, thì họ nổi dậy, họ đón chờ. Đó là điều tất nhiên.”
Láo toàn tập!
BBC đã chọn đúng người để phỏng vấn rồi đó.
Một tay chúa sợ chết và vua ba hoa của thành nội Huế.
Cho tôi dông dài một chút về tay này để hiểu rõ hơn về bài trả lời phỏng vấn BBC là thật hay ba hoa.
Chúng tôi có hồ sơ về tay này.Lúc tôi,dưới vỏ bọc là một thư ký hành chánh trường Quốc gia âm nhạc Huế để theo dõi vụ tham nhũng,ăn chận tiền tái thiết đại nội của UNESCO(chương trình Áo xanh) do mấy tay bảo tồn,bảo tàng chủ xướng.Qua theo dõi một thời gian,chúng tôi đánh giá đây là một tay VC “dỏm”,không có gì đáng sợ.Chỉ là một tay”ba hoa cách mạng”.
Thực chất,y chỉ là một tay trốn lính.
Khoảng 1966,lợi dụng chủ trương khuyến khích văn hoá dân tộc của ông Mai thọ Truyền,lúc ấy là Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá.Nguyễn Hữu Vấn nhảy vào lãnh vực quốc nhạc để kiếm một suất “hoãn dịch”.Bình thường,một sinh viên đang theo học đại học,nếu đúng tuổi sẽ được hoãn dịch hai năm,quá tuổi thì một năm.Nhưng nếu học lĩnh vực gì có liên quan đến dân tộc như quốc nhạc,đông y…thì được hoãn dịch đến bảy năm.Đây là miếng đất màu mỡ cho bọn trốn lính và…học dốt.
Trong thời gian ở Quốc gia âm nhạc,trong Đại nội Huế,khá kín đáo,ít ai nhòm ngó.Y giao du với những thành phần phản chiến như Trịnh công Sơn,Đinh Cường…cho ra vẻ cách mạng.Y không dám lên rừng,cũng không dám ra mặt vì sợ cảnh sát hỏi thăm.Tiếng tăm như Trịnh công Sơn,Đinh Cường thì cảnh sát còn nể nang,chứ như Nguyễn Hữu Vấn thì có mà te tua!
Khi CS chiếm Huế,y trở thành một tay chỉ điểm.Những Sĩ quan về ăn Tết ra trình diện thì khai dối hạ sĩ quan hay lính trơn thì bị y điểm chỉ không chạy đâu cho thoát.Trong khu vực nhà y,nằm giữa cửa Thượng tứ và cửa Ngăn,trên thượng thành,biết bao nhiêu lính,hạ sĩ quan,sĩ quan có số phận ra sao thì quý vị cũng hiểu.Y cọng tác với cọng sản những tưởng sẽ kiếm một suất quận trưởng như VC hứa hẹn trong những ngày CS chiếm Huế.Vì thế,khi VC rút khỏi Huế,y đành miễn cưỡng đi theo,vì nếu ở lại thì có mà chết với dân Huế.
Sau 75,CS chiếm trọn miền Nam,chúng cũng cho y ra rìa.Vì hơn ai hết VC quá biết rõ cái bọn cơ hội này.
Y mở cái quán cafe có cái tên hợm hĩnh như cái tính cách của y và cả anh của y,Nguyễn Hữu Ba. Tranh,bầu,nguyệt…tưng,tứng tửng với bọn thất thời.
Chẳng biết bằng cách nào mà BBC lại mò đúng cái tay ba hoa này mà phỏng vấn.
Bấy giờ y lại được dịp ba hoa.
Này ông Vấn,ông trả lời xem:
-Ông đem đàn bà,trẻ em ra khỏi vùng chiến sự lúc nào vậy,và bằng cách nào vậy?
-Sinh viên,học sinh nào hăng hái tải thương?Ông chỉ cho tôi,dù một thằng cũng được.Hay tất cả bọn họ bị…đập đầu bằng cuốc rồi?
-Ông bảo tồn di tích à?Bố láo!Ông nhặt bao nhiêu mãnh trong cái đổ nát đồ sộ của đại nội mà cất giữ ?
-Nhân dân nào mà nổi lên,đòi đi theo cách mạng?Hay là họ đã nằm ở Phú thứ,Khe đá mài,trường Trung học Gia hội,Bãi dâu rồi?
Láo toàn tập!Mặt thớt.