9-1-2018
Các đại án liên tục được phanh phui trong năm 2017, một mặt cho thấy những nỗ lực trong công cuộc chống tham nhũng, nhằm hót “đống rác cũ”, bất chấp nhiều người cố tình chính trị hóa các vi phạm nghiêm trọng về kinh tế; mặt khác, nó cũng cho thấy nhân dân đã bị móc túi và đất nước bị rút ruột, tàn phá đến thế nào!
Điểm qua một vài vụ thất thoát của các Tập đoàn/ngành kinh tế “mũi nhọn” trong vòng 10 năm qua:
+ Tập đoàn Vinashin: 86.000 tỉ đồng.
+ Vụ Giang Kim Đạt -Vinashinlines: 255 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Than -Khoáng sản: gần 15.000 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Cao su: hơn 8.300 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): 800 tỷ.
Riêng PVC là công ty con của PVN thất thoát tới 3.425 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Điện lực (EVN): 6 tháng đầu năm 2016 báo lỗ gần 1.000 tỷ đồng. EVN là tập đoàn nhà nước có mức vay nợ lớn nhất và phần lớn là nợ được Chính phủ bảo lãnh, 9,7 tỷ USD, chiếm tới 37,3% tổng nợ vay được Chính phủ bảo lãnh.
+ Hiện, chỉ riêng ngành công thương đã có 12 dự án/doanh nghiệp kém hiệu quả với tổng mức đầu tư tới 63.000 tỷ đồng, lỗ lũy kế 16.000 tỷ đồng.
(Di sản này cũng thuộc về ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2007 – 2016.)
+ Phạm Công Danh- nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng, gây thiệt hại 18.000 tỷ đồng.
+ Hà Văn Thắm -nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank OceanBank làm thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng
+ 5 đại án khác đã khởi tố là Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV).
+ Bầu Kiên và các lãnh đạo Ngân hàng ACB gây thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng. +Vụ tham nhũng tại Agribank gần 2.500 tỷ đồng.
+ Vụ Huỳnh Thị Huyền Như ở VietinBank chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng.
Điều đáng quan tâm nhất giờ đây là thu hồi số tài sản thất thoát ra sao? Vì vụ Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát hơn 3.000 tỉ nhưng số tiền gia đình “khắc phục hậu quả” chỉ là 2 tỷ đồng, quả là muối bỏ bể so với khối tài sản tới cả triệu USD của TXT.
Theo Vietnamfinance.vn: “Cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước, tổng số nợ công năm 2016 là 431 tỷ USD, bằng 210% GDP. Như vậy, cả nước làm ra 100 đồng nhưng có tới 210 đồng là vay nợ và nợ công tính theo đầu người Việt Nam là khoảng 100 triệu đồng.”
Mấy năm trước, mỗi vụ thất thoát mới dừng ở chục tỷ, rồi trăm tỷ nhưng càng về sau, mỗi vụ cứ nghìn tỷ, nghìn tỷ đều đều. Đó chính là nguyên nhân khiến nợ công ngập đầu người dân như hiện nay!
Các Tập đoàn/ngành kinh tế trên vốn được kỳ vọng là những QUẢ ĐẤM THÉP của nền kinh tế.
Thực tế, chúng đúng là những quả đấm thép, chỉ có điều, những quả đấm này không đấm vào nền kinh tế mà là đấm vào mặt nhân dân!