Đầu năm “chém gió” hiệu xe VinFast

Phương Thơ

2-1-2018

Mẫu xe của VinFast được độc giả Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Ảnh: internet

Trong hành động đầu năm mới Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “chém gió” về xe hơi thương hiệu Việt Vinfast, và họ khoe khoang thành tích Tập đoàn Vinfast  này sẽ chuẩn bị sản xuất 100.000 – 200.000 xe/năm. Đến 2025, công suất xe VinFast được nâng lên 500.000 chiếc. Và hiệu xe  VinFast của VinGroup sẽ hướng đến quy mô dẫn đầu về sản xuất xe và xuất khẩu xe hơi tại Đông Nam Á, với thương hiệu Việt, là một thương hiệu VN nổi tiếng tinh khiết, đẳng cấp, được tôn trọng, được đáng giá cao trên thế giới,…

Đầu tiên về chủ đề khá ly kỳ ngay trong đầu năm 2018 này thì ta có chuyện lạ bất thường khi mà hạn mức giá thuế nhập nhập ô tô từ ASEAN về 0% từ năm 2018 thì tôi sẽ thất vọng là người tiêu dùng VN sẽ khó có thể tiếp cận được giá xe hơi rẻ có chất lượng, vì hình như ở VN họ đang mưu mô lập kế tiếp tính nâng đỡ cho nhóm lợi ích xe hơi lắp ráp trong nước qua việc bảo hộ trá hình bằng nhiều sắc thuế mới tinh vi để nhắm vào xe hơi nhập khẩu nhằm đẩy chi phí tăng cao để mấy đại gia sản xuất xe hơi trong nước tha hồ thao túng giá như việc họ được bảo hộ mấy chục năm với chiêu bài  “đến năm bao nhiêu đó VN sẽ là nước có ngành công nghiệp ô tô,…”. Kết cục nó thất bại tan tành mà trong nhiều năm ấy người Việt phải móc hầu bao là mua 1 chiếc xe hơi có giá đắt gấp 3 lần các nước cùng một thương hiệu đó,…của cái đám người gọi là Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA)

Trở lại hồ sơ ngành xe hơi và ô tô VN thì ta đang nghe các thương hiệu Trường Hải (Thaco), Hyundai Thành Công (HTC),… thì thực tế những thương hiệu này cũng chỉ đi nhập khẩu linh kiện và lắp ráp thôi, và bán cho thị trường tiêu dùng trong nước qua các hiệu xe của nước ngoài liên doanh, thậm chí người ta còn nghi ngờ việc VN nhập siêu nặng từ Hàn Quốc cũng có thể là nhập linh kiện xe hơi của Hàn Quốc đem qua VN lắp ráp chứ VN thì chưa thể chế tạo được cái gì cả, kể cả thép khung chịu lực cho ô tô còn chưa thể làm được thì nói gì làm động cơ xe hơi,…

Hãy nhớ rằng ngay cả TQ thì có kinh nghiệm về xe hơi, xe ô tô vận tải nặng thì họ cũng chưa thể có một cái thương hiệu nào cho ra đẳng cấp cả, mà sản xuất ra chỉ chủ yếu dùng cho trong nước họ, mặc dầu TQ họ đã rất tốn kém đầu tư tiền bạc, công nghệ, và liên doanh hay mua luôn cả các thương hiệu xe hơi quốc tế, và được yểm trợ bởi ngành công nghiệp chế tạo thép, thép đúc khuân, vật liệu sức bền tiên tiến, nhưng cũng thất bại thảm hại là chả thể thâm nhập bán xe ra thị trường Á châu, Trung Đông, Nga, Âu châu, Bắc Mỹ, vì họ gặp toàn đối thủ rất giàu kinh nghiệm về sản xuất xe hơi. Thí dụ nó đầu ra Châu Á thì găp các đại gia nổi tiếng của Nhật là Mitsubishi Motors Corp, Toyota Motor Corp, Subaru Corporation, Honda Motor Co., Ltd., Mazda Motor Corp, Hino Motors , Ltd., Suzuki Motor Corp, Suzuki Motor Corp.,  Nissan Motor Co., Ltd., rồi Hàn Quốc thì TQ lại đụng độ đối thủ nặng ký như Saeron Automotive, Hyundai Motor, Kia Motors, SsangYong Motor Company,…

Đã thế xe hơi TQ xuất khẩu quả thị trường Âu châu thì bị kẹt ngay cửa ải đầu tiên là không đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường Âu châu khó tính này chỉ có hãng xe Mỹ, Đức, Ý, Pháp, Anh, Thụy Điển chiếm lĩnh, ngay cả xe hơi Nhật mà có qua thị trường này thì phải là hiệu xe hạng nhất của Toyota là Lexus thì mới cạnh tranh nổi với các hãng xe Âu châu là Volvo (Thụy Điển), Volkswagen (chủ sở hữu những cái tên quen thuộc như  Audi, Bentley, Skoda, Lamborghini, Bugatti, SEAT, Porsche), Daimler, BMW, Continental (đó là những tập đoàn chế tạo, sản xuất xe hơi của Đức),…

Ôi thôi, tôi nói hoài không hết chuyện lạ này là đa số các nước như TQ hay các nước Đông Nam Á họ cũng chưa thể có được một cái thương hiệu xe hơi xuất khẩu cho họ mà chủ yếu bán kèm cái tên liên doanh thì may ra khách hàng họ mới dám mua như TQ chẳng hạn. Đối với VN cũng vậy, nói là thương hiệu Trường Hải (Thaco), hay các thương hiệu gì đó thì cũng kèm cái tên liên doanh đi theo như “Hyundai” đi kèm chẳng hạn thì người ta mới mua chứ bảo là xe ô tô Trường Hải (Thaco) thì chẳng có ai dám liều lĩnh mà bỏ tiên mua nó cả.

Riếng đối với hiệu xe VinFast của VinGroup thì nói lại là đừng lố bịch quảng cáo quá trớn. Vì một chiếc xe hơi mang thương hiệu “thuần Việt chính hiệu” thì coi xem bao nhiêu linh kiện xe hơi do mình tự chế tạo lấy. Ta gọi là Produced by VinFast”, hay Product of VinGroup, tức là lần lượt gọi là “sản xuất bởi  VinFast”, hay ” sản phẩm của VinGroup”.

Đó là tôi đúc kết lại thành câu mà tôi hay nói, đó là một nhãn hiệu một thương hiệu thuần Việt do người Việt làm chủ toàn bộ mà cái công ty xe hơi được đẻ ra cấp tốc với thương hiệu VinFast này cần đáp ứng tiêu chuẩn nào. Đó là họ cần làm công việc sau: “Sản phẩm được lắp ráp tại VN Hầu hết các bộ phận hoặc vật liệu được sản xuất tại VN.”. Tức là “Product is assembled in the VN Most parts or materials are Made in VN,…”.

Điều đó có nghĩa là ngoài cái thương hiệu xe hơi VinFast tự chế tạo sản xuất lấy (có lẽ cần 47% tỷ lệ nội địa hóa là được), hoặc các linh kiện cung cấp cho chế ráp xe hơi đó ít ra nó phải do các công ty vệ tinh là của VinGroup cung ứng, hoặc công ty tư nhân hay quốc doanh ngoài VinGroup họ cung ứng sản xuất gia công linh kiện cho hiệu xe VinFast, đó là ít nhất trên 50% tỷ lệ nội địa hóa,….

Tồi tệ hơn nữa nếu một công ty công nghiệp ô tô của VN tham gia xuất khẩu toàn cầu về tranh giành ảnh hưởng thị phần xe hơi toàn cầu thì họ còn phải có kế hoạch như các công ty xe hơi Âu châu, Mỹ, Nhật thiết kế ban tham mưu quản trị của công ty,

Cụ thể ngoài chuyên môn là Executive Chief Engineer (Kỹ sư trưởng điều hành), Chief Technology Officer (Giám đốc Công nghệ),… thì đốt xương sống mới quan trọng cho chiến lược của họ đó là ngoài yêu nghề nghiệp như công ty mới thành lập thì có chức danh như cả hai người thì gọi là “Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành” (Co-Founder and CEO), hoặc lãnh đạo kế thừa của công ty dã có tuổi đời hàng thế kỷ nay, tức là người sáng lập công ty đã băng hà qua đời lâu rồi như Henry Ford của hãng xe Ford  thì ngươi điều hành kế tiếp sẽ kiêm chức vụ như Chủ tịch và Giám đốc điều hành (Chairman and CEO), rồi bộ sậu tham gia điều hành Chief Financial Officer (Giám đốc Tài chính), chức danh này quản lý cả mảng thị trường tỷ giá hối đoái, rủi ro kinh tế vì bán hàng qua các nước khác có thể bị thu lỗ bởi tỷ giá hối đoái giao động mạnh, như đồng EUR vừa qua trong năm 2017 bất ngờ tăng giá hơn 15% so với đồng USD. Rồi còn chức danh Director of Accounting (Giám đốc Kế toán), rồi nếu tham vọng xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi thì lại phải có chiến lược gia quản trị công ty có chức danh khác như: “Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Đông Nam Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi”. Tức là ta viết tiếng Anh cho khỏi nhầm lẫn, đó là “Executive Vice President And President, Southeast Asia, Europe, Middle East and Africa,…”.

Thực tế đội ngũ quản trị một công ty công nghiệp xuất khẩu như xe hơi, máy bay, hay công nghệ thì người ta có đội ngũ chuyên ra rất đông trong hội đồng quản trị của công ty dù rằng nó không phải là nhiều, nhưng các công ty Âu châu, Mỹ, Nhật,..họ có những chuyên gia tham gia hội đồng quản trị tách biệt nhau về chuyên môn nghề nghiệp để đầu tư xuất khẩu ra sản phẩm của họ ra bên ngoài. Thậm chí các công ty nổi tiếng của Mỹ như đại công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ Boeing Co (NYSE: BA) còn có bổ nhiệm  Chuyên gia Kinh tế Cấp cao của Mỹ (Senior Americas Economist) để dám sát điều hành công ty, đó là họ ẩn mình trong vai trò tư vấn, cố vấn rất có thế lực.

Kết luận của tôi là tôi đi chệch hướng về ngành ô tô VN, đó là tôi giật mình đúc kết và nghiệm ra rằng xưa kia quả đấm thép Vinashin của VN lập ra kinh doanh đủ mọi ngành nghề mà ban quản trị hội đồng  đại công ty Vinashin này được lập ra mà nó không phá sản mới là chuyện lạ khó tin, vậy mà nó vẫn có thể tồn tại lâu dài mà chả ai thấy ra được, đúng là sự làm kinh tế liều lĩnh của người cộng sản, mấy công ty xe hơi, ô tô, Mỹ, Âu châu, Nhật với chiến lược đội ngũ điều hành rất chặt chẽ, vậy mà họ kém xa cái sự liều lĩnh của các quả đấm thép bị chảy thành chì ở VN thì hết ai biết được.

(*) VinFast đi vay 1,5 tỷ USD để đầu tư sản xuất gấp rút xe hơi thì không dễ là người tiêu dùng VN sẽ được mua chiếc xe giá cả hợp lý, vì còn thanh toán tiền lãi và nợ gốc nên bán chiếc xe ra phải đắt hơn xe nhập khẩu mới thu hồi vốn nhanh được để lấy tiền đắp vào chỗ khác, cho nên tôi nghi ngờ sau này thị trường xe ô tô ở VN khi hiệu xe kém phẩm chất VinFast xuất xưởng sẽ có nhiều trò hài hước đánh thuế tinh vi xe nhập khẩu để nâng đỡ xe nội địa giả hiệu này. Kể cả tôi nghi ngờ các dự án bất động sản đang thổi bong bóng bị kẹt là xây chưa kịp làm đường thì người ta đề xuất xây đường xá, đường xe lửa trên cao nhằm dẫn vào các dự án kinh doanh đầu tư bất động sản khổng lồ đang bị ế với gian ý nhà nước và người dân cùng góp vốn cho chủ đầu tư các dự án bất động sản cùng chia sẽ để cứu vãn các dự án bất động sản mà họ đỡ phải tự bỏ tiền túi ra mà còn nâng được giá bất động sản tăng vọt, vì có đường xá xây qua đó mà. Bởi vì Phạm Nhật Vượng là người giỏi kinh doanh nên không dễ gì hi sinh lợi ích cho ai cả, nên đừng có mơ mà có sản phẩm xe hơi VinFast tốt với giá rẻ nhé.

(**) Tôi chỉ phân tích sơ lược nhắm vào nghiệp vụ phân tích các cổ phiếu chứng khoán các công ty xe hơi Âu châu, Mỹ, Nhật niêm yết giá chứng khoán bằng đồng USD qua ngả New York, và không nói tới vấn đề linh tinh khác của một chiếc xe, vì nó không quan trọng là không cần thiết. Vì làm cái gì phải có chiến lược điều hành tốt thì mới thành công, dù công ty đó có đội ngũ kỹ sư giỏi mà chiến lược đầu tư kém, không biết huy động vốn trên thị trường chứng khoán thì cũng tàn lụi là bán thương hiệu cho đối thù là chuyện hay xẩy ra.

Bình Luận từ Facebook