28-12-2017
Không bàn chuyện đạo đức ở đây: Dưới đây là các lý do cực kỳ thực dụng để giải thích vì sao nên phi bạo lực khi chọn cách đấu tranh – theo Srdja Popovic, chuyên gia về đấu tranh phi bạo lực người Serbia.
1. KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG CAO HƠN
Lý do thứ nhất, đơn giản là vì theo thống kê, trong tất cả 323 chính biến từ năm 1900 đến năm 2006 trên toàn thế giới, các phong trào phản kháng phi bạo lực có tỷ lệ thắng lợi (hoàn toàn hoặc một phần) cao gần gấp đôi những trận chiến bạo lực: 53% so với 26%.
Popovic trích dẫn thống kê của hai học giả Mỹ, Erica Chenoweth và Maria J. Stephan, và thống kê chỉ tính đến năm 2006. Nếu muộn hơn thì không thể không kể đến những trường hợp bi thảm: Ai Cập, Lybia, Syria. Chế độ độc tài cũ đã bị lật đổ, máu đã chảy, người đã chết, nhưng dân chủ, tự do vẫn không đến với những xứ sở này và không biết bao giờ mới đến.
2. THU HÚT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI HƠN
Số người tham gia phản kháng phi bạo lực luôn luôn đông hơn hẳn số tham gia vào xung đột vũ trang, kể cả khi đó là những cuộc khởi nghĩa hoàn toàn chính đáng và anh hùng. Đó là bởi vì những người sẵn sàng lên núi hay vào rừng lập chiến khu, chịu đựng đủ mọi gian khổ, tích cóp vũ khí để chiến đấu không thể nào nhiều bằng những người hào hứng góp mặt trong các phong trào hay chiến dịch phản kháng đầy tính sáng tạo, thậm chí hài hước, vui nhộn. Tổn thất tất nhiên là phải có, song ít khi đến mức mất mạng.
Vì vậy, thay vì chỉ có một nhóm nhỏ dùng biện pháp đương đầu trực tiếp, sinh tử, một mất một còn với chế độ độc tài, những người đấu tranh hãy nên tìm cách kéo những người dân bình thường về phía mình, tách khỏi phía kẻ độc tài. Hãy cố gắng để có họ, mà cách đầu tiên là đừng làm họ sợ hãi. Song song với đó, có các hoạt động bào mòn tính chính danh của nhà cầm quyền độc tài, gây hao tổn nguồn lực của chúng, thay vì gài mìn, ném bom xăng, v.v.
3. TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DÂN CHỦ
Đây sẽ là một lý do cực kỳ thuyết phục: Tại các nước thay đổi nhờ phản kháng ôn hòa, phi bạo lực, có tới 40% xác suất họ xây dựng hoặc duy trì được một nền dân chủ sau 5 năm. Với các nước thay đổi nhờ đấu tranh vũ trang, xác suất xác lập được dân chủ sau 5 năm chỉ là 5%.
Các nước chuyển đổi ôn hòa thì có 28% khả năng rơi vào nội chiến sau một thập kỷ. Với những nước lỡ chọn hoặc chẳng may phải chọn con đường đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực để lật đổ độc tài, thì khả năng đó lên tới 43%.
Có nghĩa là, nếu chúng ta muốn xây dựng một nền dân chủ ổn vững sau khi lật đổ ách độc tài, thì rất, rất nên kiên trì với đường lối đấu tranh phi bạo lực, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, sao cho ai cũng cảm thấy họ là một phần của sự thay đổi, họ tạo nên sự thay đổi. Thay đổi xã hội không thể là cuộc chơi chỉ của một nhóm nhỏ, càng không thể là trò đảo chính cung đình của một phe phái nào đó trong chế độ nhằm cướp quyền lực về tay mình và mặc xác dân chúng.
Nói theo ngôn ngữ thời thượng là, chúng ta cần những cuộc cách mạng nhân dân, cách mạng quần chúng, chứ không cần những đảo chính cung đình trong đó người dân bị gạt ra rìa cuộc chơi quyền lực.
4. “OAN OAN TƯƠNG BÁO, BAO GIỜ MỚI DỨT?”
Một lý do nữa để không nên theo đuổi đường lối bạo lực, là việc bạo lực chắc chắn sẽ kéo theo bạo lực, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn và tới lúc đó thì rất khó phân biệt đâu là tấn công, đâu là tự vệ chính đáng, cũng như rất khó xác định được bên nào là bên chính nghĩa.
Thế giới văn minh – lực lượng lớn nhất ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền – cũng không ủng hộ bạo lực. Nói chung, đã qua rồi cái thời một nhóm người lên núi lập chiến khu, dùng súng đạn tiêu diệt quân thù trên chiến trường hay gài mìn đánh bom giết chúng ở “vùng tạm chiếm”. Cứ cho là mục đích chính đáng, hành động ấy vẫn có thể bị coi là khủng bố, nhất là nếu thiệt hại mà nó gây ra lan cả đến những dân thường vô tội.
Trong nhiều trường hợp, bạo lực đẻ ra bạo lực, khiến cuối cùng chẳng còn biết chính nghĩa thuộc về ai. Syria là một ví dụ: Đến giờ thì cộng đồng quốc tế, trong đó có cả chúng ta ở Việt Nam, chẳng hiểu vấn đề nằm ở đâu và nên ủng hộ ai nữa.
Vì thế, khi đi vận động quốc tế, nhất thiết bạn phải thể hiện rõ chủ trương thay đổi ôn hòa, phi bạo lực, nếu không sẽ chỉ phản tác dụng.
* * *
NHƯNG TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG “NỢ MÁU TRẢ BẰNG MÁU”
Như trên đã nói, thế giới văn minh không ủng hộ bạo lực; cái thời làm cách mạng bằng vũ khí đã qua. Như vậy có nghĩa là cũng đã có những thời kỳ mà bạo lực, sức mạnh, đấu tranh vũ trang là một con đường đúng đắn.
Và vì thế, chúng ta có thể hiểu được thế hệ những con người đã ở lại Việt Nam sau năm 1975 để chiến đấu tới cùng chống cộng sản, chứ không tìm đường đào thoát ra nước ngoài. Những người đã vượt biên trở về nước cho những trận chiến mà họ biết là gần như vô vọng, chiến thắng là không thể, chỉ mong gây một tiếng vang nhằm thức tỉnh đồng bào. Những người đã chấp nhận hy sinh tuổi xuân, tự do và cả sinh mạng của họ để chiến đấu trực tiếp với độc tài.
Họ có thể thất bại, đường lối đấu tranh của họ có thể không còn hợp thời. Nhưng họ xứng đáng được tôn trọng, lòng can đảm của họ xứng đáng được tôn vinh, bởi họ dám sống và dám chết cho lý tưởng dân chủ tự do của mình.
Ý thức được rằng thời nay là thời của đấu tranh ôn hòa, phi bạo lực, chúng ta cũng không nên quên rằng có những lúc, bạo lực là không thể tránh khỏi. Lại có nhiều khi, đó chính là ý đồ của kẻ cầm quyền. Thường xuyên, chính lực lượng an ninh mới là bên khiêu khích và châm ngòi cho bạo lực, để làm mất tính chính danh, chính nghĩa của những người đấu tranh.
Thật khó có cách đối phó thống nhất trong những trường hợp đó; tuy vậy, bạn có thể coi việc sử dụng bạo lực như một chiến thuật, nghĩa là chỉ sử dụng ngắn hạn, tức thời, tùy hoàn cảnh cụ thể, và nhất là: MỤC TIÊU PHẢI CỤ THỂ, CÓ GIỚI HẠN, VÀ CHỈ NHẰM VÀO MỤC TIÊU ĐÓ THÔI, KHÔNG ĐỂ LIÊN LỤY NGƯỜI KHÁC, ĐẶC BIỆT LÀ DÂN THƯỜNG.
Hy sinh dù chỉ một người dân để trừ khử một kẻ ác cầm quyền cũng là tội ác.
Cái khác duy nhất giữa Việt Nam & thế giới, OTPOR của Srdja Popovich, Ấn Độ của Gandhi & tất cả những nước khác là Gandhi, Popovich nêu rõ ý muốn chống đối & lật đổ chính quyền ngay từ đầu & không tôn trọng pháp luật hiện hành. Tiêu chí của Việt Nam ngay từ đầu đã mang dòng chữ “không chống đối, không đòi lật đổ, tôn trọng pháp luật”. Ngay cả Phạm Đoan Trang trong 1 bài viết của mình đã thanh minh thanh nga, đại ý, mình chả làm gì đến họ, không đòi lật đổ, chỉ phản biện ôn hòa nhưng họ lại này lại nọ . OK thì bean counting, với tiêu chí không chống đối, không đòi lật đổ, thì thử hỏi xác xuất thành công của những thứ ở Việt Nam là bao nhiêu ?
“Hy sinh dù chỉ một người dân để trừ khử một kẻ ác cầm quyền cũng là tội ác”
Bao nhiêu người dân vô tù, nhà giáo Định bị giam cầm đến khi gần chết mới thả nhưng nhà cầm quyền vẫn còn đó là cái gì ? Vậy có nên đổi lại “hy sinh dù chỉ 1 người thuộc chính quyền cũng là tội ác, còn nhân dân hy sinh thì cứ thoải mái đi”?
Với 2 điều trên, good luck trong việc làm người khác tin theo . Không có người tin theo, mãi mãi sẽ là những cá nhân, những nhóm nhỏ rời rạc . Tất nhiên, chưa kể vác những thứ trời ơi đất hỡi về làm mentor. Nghe ô Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang khoe 1 nhóm thanh niên cũng với cái tên dân chủ dân chéo gì đấy tung hô lên làm mentor … Thôi gòi Lụm ui!
Còn những luận cứ “Nợ máu phải trả bằng máu” để chỉ dân hải ngoại … vốn tiếng Việt vốn đã không trong sáng của tớ không đủ tính từ để diễn tả . Hay nói thẳng ra, tư di này xuất phát từ nền giáo dục khai sáng xã hội chủ nghĩa .
“Vì thế, khi đi vận động quốc tế”
Haha, không đi vận động ngay trong nước để lỡ dại thành phong trào nhân dân lật đổ chính quyền thì mất tất cả -bi kịch cho những người như đại tá công an Nguyễn Đăng Quang- nhưng chịu khó đi vận động quốc tế . Thử hỏi đi vận động quốc tế làm gì vậy ? Nếu tớ nhớ không lầm, chỉ sau khi OTPOR thành lập, đại tá Mỹ mới bí mật tới Serbia để đào tạo thêm . Và những khẩu hiệu, graffitti của OTPOR mang messages chống & đòi lật đổ chính phủ . Ở Việt Nam, hăng hái “đi vận động quốc tế” trong khi chủ trương “không chống đối, không đòi lật đổ” … đây không phải là đấu tranh cho dân chủ, mà chỉ là ủng hộ độc tài .
Tớ đã đặt vấn đề này ra, càng để lâu chế độ độc tài càng tàn phá đất nước . Tới một lúc nào đó -methink we already passed that point- không còn gì để xây dựng lại . Trong khi đó mạng dân vẫn đổ, có thể không trực tiếp vì “đấu tranh”, nhưng gián tiếp do chế độ gây ra, cộng với mâu thuẫn giữa chế độ & dân ngày càng tăng . Cho tới một lúc nào đó, số thiệt hại do “phản biện ôn hòa” sẽ cao ngất trời tới nỗi người dân thường chợt nhận ra vũ lực sẽ giảm bớt tổn thất cho chính mình hơn là chờ trí thức phản biện . Ah-hem, chắc họ còn bận “đi vận động quốc tế”.
Nói đi cũng phải nói lại, bản thân tớ không ủng hộ bạo lực . Nhưng cách “đấu tranh” -holy 80 batman!- của Việt Nam làm tớ không tin vào khả năng thành công của “phản biện ôn hòa”.
Còn nói về chuyện “nợ máu” này nọ . Thủ tướng Nguyễn Xuân Fook. Tới bây giờ gia đình nào ở Việt Nam mà không có “nợ máu” với Đảng Cộng Sản của mấy người, nhưng tớ & nhiều người khác tới giờ này đã quên cả Việt Nam luôn rồi . Đôi khi để Đảng Cộng Sản lãnh đạo cho tới khi 2 đảng sáp nhập cũng là 1 cái hay, lúc đó cho mọi người “ôn hòa” với Bắc Kinh . Lý do ? Nghĩ tới phải xây dựng lại Việt Nam là ớn chè đậu . Quá nhiều thứ phải làm, và việc khó khăn nhất là loại bỏ tư duy Đảng đã ngấm vào thớ thịt, vào máu, vào tư di của trí thức Việt … Mission (Almost) Impossible. 1 con toán nhỏ, 500 năm nữa . Nên còm chỉ là thú vui, chớ tớ chả (muốn) tham gia vào cái gì cả . Ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản tốt nhất là không làm gì hết . Só-dzi, tớ hổng phải người tốt đ/v mọi người nên đừng mang “cái ác thắng vì người tốt hổng làm gì” ra mà nói này nói nọ. Ở Việt Nam, cái ác vẫn tồn tại vì mọi người nghĩ mất cái ác là mất tất cả . Việt Nam không cần những người như tớ .
Còn chuyện về tham gia này nọ, đọc 10 điều răn biểu tình là tớ cạch . Có về cũng hổng vì mục đích chính chị . Đơn thuần vì 10 điều răn biểu tình đó khuyên mọi người nên báo công an nếu phát hiện ra những hành động quá khích . Đó hổng phải là đoàn kết nhân dân để đấu tranh cho dơn chủ, đó là đoàn kết với Đảng để loại trừ bọn phản động chống Đảng . I fit rite in . So, Nah. I’ll pass. Những người như Phạm Đoan Trang cứ yên chí nhớn ít nhất là thằng tớ hổng dzìa để chia sẻ lòng tin yêu Đảng của mọi người . Đúng, tớ đã gặp những người muốn về tham gia này nọ . Tớ in 10 điều răn biểu tình ra cho họ đọc . So far, họ tránh cả những dịp có thể xảy ra biểu tình . Ai biết được mục đích của 10 điều răn biểu tình là giảm thiểu số người tham gia càng ít càng tốt nhẩy .