Việt Nam: Hãy phóng thích tất cả các tù nhân chính trị

Human Rights Watch

2-11-2017

Hơn 100 người đang bị giam giữ sau song sắt khi các nhà lãnh đạo thế giới tới dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC


Các nhà hoạt động nhân quyền và blogger ở Thành phố Hồ Chí Minh tuyệt thực để kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị vào tháng Bảy năm 2015. © 2015 Dân Làm Báo

(New York, ngày mồng 3 tháng Mười một năm 2017) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích tất cả những người đang bị giam, giữ chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền của mình. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa đăng một trang mạng mới, nêu bật 15 trường hợp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo.

Các nhà lãnh đạo và đối tác thương mại quốc tế tới tham dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sắp tới ở Đà Nẵng vào ngày mồng 10 tháng Mười một năm 2017 cần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp một cách có hệ thống nhằm vào những người lên tiếng phê bình ôn hòa, và bảo đảm các quyền căn bản về tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp, và tôn giáo cho người dân Việt Nam.

“Trong những lúc chụp hình chung hay ký kết hợp đồng thương mại với các lãnh đạo của nhà nước Việt Nam độc đảng, các quan chức nước ngoài tới Việt Nam dự APEC đừng nhắm mắt làm ngơ với hơn 100 tù nhân chính trị đang bị chính những nhân vật lãnh đạo Việt Nam đó giam giữ sau song sắt,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Ngay trong lúc Việt Nam đang thể hiện vai trò một nước chủ nhà thân thiện khi tiếp đón các phái đoàn quốc tế, nhà cầm quyền nước này lại gia tăng đàn áp bất cứ cá nhân nào có can đảm lên tiếng ủng hộ dân chủ và nhân quyền.”

Kể từ khi được thành lập từ năm 1976, nhà nước Việt Nam thống nhất hiện thời đã bỏ tù nhiều người dân vì thực thi các quyền cơ bản. Hiện nay, có ít nhất 105 người phê phán chính phủ ôn hòa (xem danh sách dưới đây) đang bị ngồi tù vì thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn, hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cho là nguy cơ đối với quyền lực độc tôn của mình.

Ngày 25 tháng Mười, trong vụ án gần đây nhất, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xử sinh viên Phan Kim Khánh, blogger 24 tuổi, tới sáu năm tù giam về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Sau khi mãn hạn tù, anh sẽ phải chịu thêm bốn năm quản chế trong phạm vi phường cư trú. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói, bản án phải bị hủy bỏ và Phan Kim Khánh phải được trả tự do ngay lập tức.

Trong vòng 12 tháng qua, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh “an ninh quốc gia” có phạm vi áp dụng quá rộng được dùng để trừng phạt những người có phát ngôn phê phán. Vụ bắt giữ gần nhất là vào ngày 17 tháng Mười, khi công an bắt giữ nhà hoạt động vì môi trường Trần Thị Xuân ở tỉnh Hà Tĩnh và cáo buộc cô về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Các blogger và nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam hàng ngày phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa, theo dõi gắt gao và thẩm vấn của công an. Nhiều người bị đấu tố trên báo chí nhà nước và truyền hình quốc gia, và bị đưa ra kiểm điểm ở địa phương. Công an thường ngăn cấm các nhà vận động nhân quyền ra nước ngoài, hoặc quản chế họ tại gia để cản trở họ không tham gia được các cuộc biểu tình hay gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài. Các nhà hoạt động cũng phải đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng bị những người mặc thường phục đánh đập hành hung với sự bao che của chính quyền. Những nhà hoạt động Việt Nam bị bắt thường bị tạm giam một thời gian kéo dài trước khi xét xử mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay gia đình thăm gặp.

“Một hội nghị thượng đỉnh APEC hào nhoáng hay các hợp đồng thương mại mới mẻ cũng không che giấu được hiện thực xấu xí là Việt Nam vẫn đang là một nhà nước công an trị, không dung thứ bất đồng chính kiến,” ông Adams nói. “Bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia dân chủ nào đến APEC mà không thể hiện sự đoàn kết với các tù nhân chính trị Việt Nam sẽ phải hổ thẹn vì đã bỏ qua cơ hội làm một việc đích đáng trên diễn đàn quốc tế. Các nhà tài trợ quốc tế và đối tác thương mại cần gây sức ép để Việt Nam thực hiện những cải cách hệ thống hướng tới một chế độ dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.”

Danh sách các tù nhân chính trị của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Tháng Mười 2017

Dưới đây là một danh sách những người bị cầm tù ở Việt Nam vì đã thể hiện các quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn, hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cho là nguy cơ đối với quyền lực độc tôn của mình. Danh sách này chỉ bao gồm những người đã bị kết án và đang thụ án tù chứ không bao gồm con số đáng kể những người đang bị tạm giam, đang trong thời gian chờ ra tòa, và chưa bị kết tội. Đương nhiên, danh sách này gần như chắc chắn không thể đầy đủ, vì chỉ bao gồm những vụ xử án mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có khả năng thu thập.

Do những khó khăn trong việc tập hợp thông tin về các vụ xử và các bản án ở Việt Nam, danh sách này có thể khác biệt với những thông tin do các tổ chức khác tổng hợp, và những sự khác biệt đó không nhất thiết là biểu hiện của sự thiếu chính xác. Việt Nam cần được thúc đẩy để mở cửa hệ thống pháp lý – kể cả các hồ sơ vụ án và trình tự tố tụng – cho công luận giám sát.

  1. Phan Kim Khánh, sinh năm 1993
  2. Nguyễn Văn Oai, sinh năm 1981
  3. Trần Thị Nga, sinh năm 1977
  4. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), sinh năm 1979
  5. Rơ Ma Đaih (còn gọi là Ama Pôn) sinh năm 1989
  6. Puih Bop (còn gọi là Ama Phun), sinh năm 1959
  7. Ksor Kam (còn gọi là Ama H’Trưm), sinh năm 1965
  8. Rơ Lan Kly (còn gọi là Ama Blan), sinh năm 1962
  9. Đinh Nông (còn gọi là Bă Pol), sinh năm 1965
  10. Trần Anh Kim, sinh năm 1949
  11. Lê Thanh Tùng (bút danh Lê Ái Quốc), sinh năm 1968
  12. Cấn Thị Thêu, sinh năm 1962
  13. Ksor Phit, sinh năm 1970
  14. Siu Đik, sinh năm 1970
  15. Nguyễn Hữu Quốc Duy, sinh năm 1985
  16. Ksor Púp (còn gọi là Ama Hyung)
  17. Siu Đoang, sinh năm 1983
  18. A Jen, sinh năm 1984
  19. A Tik, sinh năm 1952
  20. Đinh Kữ, sinh năm 1972
  21. Thin, sinh năm 1979
  22. Gyưnsinh năm 1980
  23. Nguyễn Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già), sinh năm 1966
  24. Ngô Thị Minh Ước, sinh năm 1959
  25. Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), sinh năm 1956
  26. Nguyễn Tiến Thịnh
  27. Hoàng Văn Thu
  28. Nguyễn Lê Châu Bình
  29. Nguyễn Văn Thông, sinh năm 1965
  30. Kpuih Khuông
  31. Rmah Khil
  32. Rmah Bloanh
  33. A Kuin (còn gọi là Bă Chăn), sinh năm 1974
  34. Ngư (còn gọi là Bă Săn), sinh năm 1972
  35. Điểu B’ré (còn gọi là Bạp Bum), sinh năm 1969
  36. Điểu By Ơ, sinh năm 1967
  37. Đinh Yum, sinh năm 1963
  38. Rơ Mah Plă (còn gọi là Rmah Blă hoặc Ama Em), sinh năm 1968
  39. Siu Tinh (còn gọi là Ama Khâm), sinh năm 1978
  40. Rưn
  41. Chi
  42. Đinh Lý
  43. Đinh Ngo
  44. Thạch Thươl, sinh năm 1985
  45. Ngô Hào, sinh năm 1948
  46. A Tách (còn gọi là Bă Hlôl), sinh năm 1959
  47. Rung, sinh năm 1979
  48. Jơnh (còn gọi là Chình), sinh năm 1952
  49. A Hyum (còn gọi là Bă Kôl), sinh năm 1940
  50. Byưk, sinh năm 1945
  51. Đinh Lứ, sinh năm 1976
  52. Đinh Hrôn, sinh năm 1981
  53. Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988
  54. Phan Văn Thu, sinh năm 1948
  55. Lê Duy Lộc, sinh năm 1956
  56. Vương Tấn Sơn, sinh năm 1953
  57. Đoàn Đình Nam, sinh năm 1951
  58. Nguyễn Kỳ Lạc, sinh năm 1951
  59. Tạ Khu, sinh năm 1947
  60. Từ Thiện Lương, sinh năm 1950
  61. Võ Ngọc Cư, sinh năm 1951
  62. Võ Thành Lê, sinh năm 1955
  63. Võ Tiết, sinh năm 1952
  64. Lê Phúc, sinh năm 1951
  65. Đoàn Văn Cư, sinh năm 1962
  66. Nguyễn Dinh, sinh năm 1968
  67. Phan Thanh Ý, sinh năm 1948
  68. Đỗ Thị Hồng, sinh năm 1957
  69. Trần Phi Dũng, sinh năm 1966
  70. Lê Đức Động, sinh năm 1983
  71. Lê Trọng Cư, sinh năm 1966
  72. Lương Nhật Quang, sinh năm 1987
  73. Nguyễn Thái Bình, sinh năm 1986
  74. Trần Quân, sinh năm 1984
  75. Phan Thanh Tường, sinh năm 1987
  76. Hồ Đức Hòa, sinh năm 1974
  77. Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh năm 1985
  78. Tráng A Chớ, sinh năm 1985
  79. Kpuil Mel
  80. Kpuil Lễ
  81. Siu Thái (còn gọi là Ama Thương), sinh năm 1978
  82. Phạm Thị Phượng, sinh năm 1945
  83. Trần Thị Thúy, sinh năm 1971
  84. Siu Hlom, sinh năm 1967
  85. Siu Nheo, sinh năm 1955
  86. Siu Brơm, sinh năm 1967
  87. Rah Lan Mlih, sinh năm 1966
  88. Rơ Mah Pró, sinh năm 1964
  89. Rah Lan Blom, sinh năm 1976
  90. Kpă Sinh, sinh năm 1959
  91. Rơ Mah Klít, sinh năm 1946
  92. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, sinh năm 1981
  93. Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966
  94. Rmah Hlach (còn gọi là Ama Blut), sinh năm 1968
  95. Siu Kơch (còn gọi là Ama Liên), sinh năm 1985
  96. Nhi (còn gọi là Bă Tiêm), sinh năm 1958
  97. Siu Ben (còn gọi là Ama Yôn)
  98. Rơ Lan Jú (còn gọi là Ama Suit)
  99. Nơh, sinh năm 1959
  100. Rôh, sinh năm 1962
  101. Pinh, sinh năm 1967
  102. Siu Wiu
  103. Brong, sinh năm 1964
  104. Y Kur BĐáp
  105. Y Jim Êban
Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. !00 con người nầy là NHỮNG VĨ NHÂN ! CHỈ CÓ 100 CON NGƯỜI MÀ LÀM LUNG LAY 1 CHẾ ĐỘ VỚI HÀNG TRIỆU QUÂN ĐỘI ,HÀNG TRIỆU CÔNG AN ,DÂN PHÒNG ,BAO NHIÊU NGƯỜI NGỒI TRONG BAN LÝ LUẬN TW ,MÀ KHÔNG CHỐNG NỔI HỌ ĐẾN NỔI PHẢI SAI KHIẾN HÀNG CHỤC NGÀN THẨM PHÁN KẾT ÁN HỌ CHO VÀO CỦI ! THẬT LÀ NỰC CƯỜI ! NHƯ VẬY HỌ CÓ THẬT SỰ MẠNH ! nếu hàng chục ngàn kẻ xâm lược từ phương bắc tràn sang thì họ sẻ ra sao ,trong khi chống 100 người mà không nổi

Comments are closed.