31-10-2017
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (1917-2017), Tạp chí Cộng sản ở Việt Nam có bài xác nhận mô hình Liên Xô như đã tồn tại về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Cùng lúc, bài của Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cho rằng chủ nghĩa Tư bản có “rất nhiều khuyết tật nhưng vẫn tồn tại và phát triển”, và đây là một thực tế mà hệ thống chính trị ở Việt Nam cần quan tâm.
Bài cũng nói cả về lý luận và thực tiễn, mô hình chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và Việt Nam “khác nhau”.
Cuộc đối đầu trong Chiến tranh Lạnh giữa hai hệ thống gây ra “chạy đua vũ trang và cuối cùng là góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống XHCN ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XX,” bài báo viết.
“Trong cuộc đối đầu “một mất một còn” ấy CNXH hiện thực theo mô hình Xô Viết về cơ bản đã bị tiêu diệt và CNTB với rất nhiều khuyết tật của nó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.”
Trên thực tế, “sau khi hệ thống CNXH ở châu Âu sụp đổ và Chiến tranh Lạnh kết thúc thì CNTB trở thành “nhân vật chính” của vũ đài thế giới và sự vận động, phát triển của lịch sử thế giới ngày nay nhìn chung bị chi phối bởi CNTB hiện đại”.
Và dù chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô đã tan rã năm 1991, nay bài báo đi tới nhận thức rằng, “hầu như đa số người dân ở các quốc gia này, không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây”.
Cách nhận định lịch sử Liên Xô và sự kết thúc của mô hình cộng sản Đông Âu trong bài của TS Nguyễn Linh Khiếu có vẻ khác với đánh giá của TS Tạ Ngọc Tấn.
Phát biểu trên VTV1 gần đây, ông Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng CSVN, cho rằng “sai lầm của Liên Xô dẫn tới sụp đổ là “đưa một loạt những kẻ cơ hội, đặc biệt là ông Gorbachev lên vị trí cao nhất”.
‘Hội nhập quốc tế, thực tiễn gần dân, không giáo điều’
Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu nêu ra một số nhận xét mang tính định hướng đáng chú ý cho Việt Nam, nhấn mạnh tới thành quả và nhu cầu hội nhập quốc tế tích cực, và ra các chính sách căn cứ vào thực tế, không giáo điều, duy ý chí như một thời gian trước.
Quan điểm này nêu rằng trong bối cảnh này, Việt Nam, do Đảng Cộng sản lãnh đạo “phải ngày càng thực sự trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới; cũng như thực sự trở thành “bạn” của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới”.
“Đây chính là một điều kiện “tiên quyết”, “bắt buộc” để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa,” tác giả viết.
Nhắc lại giai đoạn trước 1986, Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cảnh báo:
“Xa rời thực tiễn, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu, bất chấp quy luật khách uan là những bài học đắt giá mà Đại hội VI của Đảng ta đã chỉ ra.”
“Không xuất phát từ thực tiễn đất nước sẽ ban hành những chỉ thị, nghị quyết không phù hợp với thực tiễn vì vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.”
“Không xuất phát từ thực tiễn khi áp dụng những kinh nghiệm quốc tế thường dập khuôn, máy móc, giáo điều xa lạ đối với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Khi đó, người dân sẽ không tích cực tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước.”
Nhiều yếu tố ‘cộng sản’ ở xã hội tư bản ngày nay
Một điều đáng chú ý nữa là bài báo nhận định rằng tại các xã hội Phương Tây ngày nay, “nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới”.
“Đó là thời đại của sự phát triển đỉnh cao của nhân loại. Đó không còn là chủ nghĩa tư bản với đúng nghĩa của nó nữa. Có người gọi đó là xã hội hậu tư bản.”
“Thực tiễn cho thấy, trong các nước tư bản phát triển ở đỉnh cao hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhân tố của chủ nghĩa cộng sản như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác dự báo.”
Nhưng bài báo không nói bằng cách nào Việt Nam có thể đạt được trình độ phát triển như vậy.
Có vẻ như giải pháp đề ra vẫn là nhấn mạnh vai trò “Đảng lãnh đạo” nhưng kiến nghị Đảng Cộng sản Việt Nam “phải đổi mới toàn diện về tổ chức và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội”.
Trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, thậm chí cần phải xóa cả một số cơ sở Đảng suy thoái, tác giả kiến nghị:
“Kiên quyết giải tán các tổ chức đảng cơ sở suy thoái, mất sức chiến đấu; Kiên quyết loại bỏ những phần tử thái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ Đảng.”
Sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vai trò của các nhà lý luận kiêm tham mưu cao cấp cho lãnh đạo của Đảng này được đề cao.
Điều này cho thấy để giải quyết vấn đề khó khăn, mang tính nội tại của hệ thống chính trị kiểu Trung Quốc, và một phần tương tự là Việt Nam, người ta rất cần lý luận.
Tuy thế, như Giáo sư ĐH Harvard, Niall Ferguson viết trên trang Sunday Times tại Anh hôm 29/10/2017, ‘chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc’ thực chất chỉ là cách gọi khác đi của ‘chủ nghĩa tư bản’ do nhà nước quản trị.
Mới check Tạp Chí Cộng Sản, dẹp bài của Tiến Sĩ Nguyễn Linh Khiếu gòi!
viet-studies thành công trong “khen cho mày chết”. Ca tụng bài của ông ta là “có suy nghĩ”, nên báo Đảng dẹp .
“(có lẽ BBC đọc Viet-Studies?)”
Có lẽ hổng phải . Ngoài Trần Hữu Dũng ra, tớ cũng là 1 độc giả rất trung thành của báo Đảng, nhất là Tạp Chí Cộng Sản . BBC đọc báo Đảng có thể là chain reaction. Bài này của Nguyễn Linh Khiếu hổng tếu bằng bài trước, và tớ đã post bài trước của Nguyễn Linh Khiếu ở chỗ khác thời Báo Tiếng Dân chửa thành người . Theo Tố Hĩu của Mạc Văn Trang, chắc tại BTD hổng biết gì về Xít Ta Lin . Bài này hổng hay bằng, nhưng ghé qua viet-studies thấy ổng khen “có suy nghĩ”, tớ bót qua bên đây . Có thể Bê Bê Xê đọc Bê Tê Dê .
Nhắc mọi người, “có suy nghĩ” là 1 điều tối kỵ đ/v báo Đảng . Có khen gì thì khen, đừng khen “có suy nghĩ” nhá! Mọi người càng chê đần độn, không có 1 gờ ram trí tuệ … thì tác giả bài báo càng được lợi, càng có điều kiện được các báo khác còm-măng bài . Khen “có suy nghĩ” là bỏ Bác Hồ tác giả ngay tắp lự!
BBC không hiểu & không đọc kỹ bài của Tiến Sĩ Nguyễn Linh Khiếu gòi . Và cũng không theo dõi dòng tư duy của ông ta qua những bài khác .
“Thực tiễn cho thấy, trong các nước tư bản phát triển ở đỉnh cao hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhân tố của chủ nghĩa cộng sản như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác dự báo.”
Chủ nghĩa cộng sản, theo Marx, ở đây phải hiểu là hình thức phát triển cực thịnh của loài người, aka, utopia, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu . Không phải là cách tổ chức xã hội-chính trị . Hay nói đúng hơn, “chủ nghĩa cộng sản” ở đây là ước muốn, là hứa hẹn dựa trên 1 tiền đề chưa bao giờ hiện diện là “xã hội Cộng Sản nguyên thủy”, dựa theo vườn Eden của Adam & Eve bên tôn giáo .
“Nhưng bài báo không nói bằng cách nào Việt Nam có thể đạt được trình độ phát triển như vậy”
Whoop, there it is. Ngay câu kế
“Có vẻ như giải pháp đề ra vẫn là nhấn mạnh vai trò “Đảng lãnh đạo” nhưng kiến nghị Đảng Cộng sản Việt Nam “phải đổi mới toàn diện về tổ chức và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội”
Một nhận định vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan của Tiến Sĩ Nguyễn Linh Khiếu, BBC amplify lại => ta biết được nếu 1 cái sai được nhiều người chấp nhận & đồng thuận sẽ ra sao
“Bài cũng nói cả về lý luận và thực tiễn, mô hình chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và Việt Nam “khác nhau”
Ló dư thế lày . Ngày xưa, khi Bác Hồ ta đó không khác gì Bác Mao aka Đảng Cộng Sản, ok thì Đảng Lao Động Việt Nam không khác gì Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đầy đủ với giàn cố vấn, Đảng của các bác -hổng phải của tớ, nói cho rõ- đạt được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác . Lòng dân luôn hướng về Đảng vv … vv … Dẫn tới thắng lợi vinh quang là giải phóng miền Nam khỏi sự kềm kẹp của nền dân chủ tư bẩn . Gộp ý Bác Hồ kính yêu của chúng ta & Tổng bí thư Lê Duẩn, “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào/Đánh cho Trung Quốc nó vào Biển Đông”.
Sau khi giải phóng miền Nam, làm thế quái nào lại xảy ra nội chiến “nồi da xáo thịt” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em . Thế là Tổng bí thư Lê Duẩn đưa quan điểm xem Trung Quốc là kẻ thù vào Hiến pháp nước cộng hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam . Và từ đó, nước ta càng ngày càng ta nát .
Cho tới những năm khối xã hội chủ nghĩa tan rã, Đảng các bác -hổng phải tớ, nói bao nhiêu cũng không đủ- để “Cứu Đảng là cứu nước” xua tan “sương mù đầu ngõ” làm hòa với Trung Quốc qua hội nghị Thành Đô, có cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vị thủ trưởng kính mến của Giáo sư Tương Lai, tham dự hòng mong gặp để được bắt tay Đặng Tiểu Bình . Đặng Tiểu Bình chơi khăm thủ trưởng kính mến của vị giáo sư của chúng ta nên không show up. Tuy vậy, tình cảm Việt-Trung vẫn chưa đằm thắm thời Bác Hồ ta đó có khác gì Bác Mao, nên nhìn chung 2 cách phát triển có khác nhau . Nhưng nếu nhìn chi tiết (vi mô) đã bắt đầu có những điểm tương đồng đến kinh ngạc, giờ thì bình thường . Tuy vậy, về vĩ mô sự khác biệt đủ tạo ra những khoảng cách, trích dẫn văn chương Trịnh Công Sơn, “1 người về đỉnh cao, 1 người về vực sâu”. Thành quả của Trung Quốc trở thành siêu cường thứ II và sự lận đận, long đong & lõm bõm của Việt Nam đã cho ta thấy rõ .
Gần đây có những dấu hiệu rất khả quan rằng các lãnh đạo Đảng đã bắt đầu hiểu ra những cốt lõi của “tư tưởng Hồ Chí Minh” và bắt đầu đổi thay qua chiều hướng đó, aka hướng Trung Quốc . Tuy nhiên Việt Nam có làm được hay không chúng ta có thể đoán được . Và có thể Đảng cuối cùng cũng phải nhận ra những lời khuyên chân thành của các cựu -đã bị khai trừ- đảng viên là chính đáng, tức là khi & chỉ khi áp dụng 1 cách cụ thể -bây giờ chỉ mới “trên tinh thần”- tư tưởng Hồ Chí Minh, aka mời cố vấn Trung Quốc qua, mới có thể đạt được những thành tựu lấy lại lòng dân như ngày xưa thôi . Chỉ lúc đó, Việt Nam mới xứng đáng (sánh vai, ý của Bác Hồ) với cường quốc là Trung Quốc như lời Bác Hồ kính yêu đã căn dặn .
Đọc nhức mắt mà không thấy khuyết tật của CN TB là cái gì?
Khuyết tật dễ nhận ra nhất là CNTB không có Điều 4 trong HP, để cho lũ Độc tài súc vật được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” !