6-10-2017
Tình thế lưỡng nan mà Đảng Cộng sản đang đối mặt đến từ chính công thức cầm quyền của họ vài thập niên gần đây. Để đảm bảo vị trí độc tôn của mình, trong bối cảnh lý tưởng đại đồng cộng sản đã hết sức sống, đảng chỉ còn biết dùng lợi ích vật chất để mua sự trung thành của nhiều người nhất có thể.
Hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương cũng vì thế mà phình ra không ngừng. Có thời điểm người ta tính được có tới 11 triệu người hưởng lương ngân sách. Chỉ cần nhẩm tính mỗi lao động hưởng lương ngân sách lại nuôi 2-3 người phụ thuộc sẽ thấy đảng đã xây dựng được một nền tảng ủng hộ làm bệ đỡ quyền lực rộng lớn đến mức nào trong lòng xã hội với một đám đông có cảm giác “đồng hội đồng thuyền” về lợi ích với đảng.
Và quả tình, dưới cái bóng của hệ thống chính trị khổng lồ này, mọi phản kháng ngay cả ở mức độ dân sự cũng rất dễ bị đè bẹp trong giai đoạn trứng nước, chỉ cần đảng hô câu hiệu lệnh quen thuộc “huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc”
Tuy nhiên, nuôi được bộ máy cồng kềnh này chẳng hề đơn giản. Lời giải của đảng đối với bài toán này cho tới nay gồm hai phần chính sau:
Một, dành một khoản chi lớn (gần 3/4 tổng chi ngân sách) chỉ để nuôi bộ máy – đồng nghĩa với việc phải bớt chi cho đầu tư phát triển, điện, đường, trường, trạm – tức những khoản chi nâng cao tiêu chuẩn đời sống cho toàn xã hội. Nợ công vì thế mà phải chạm trần, tài nguyên bởi vậy mà phải cạn kiệt, để nuôi bộ máy cứ ngày một phình to suốt vài thập kỷ vừa qua.
Hai, dẫu có dành phần lớn tổng chi ngân sách để nuôi bộ máy nhưng vì nó quá lớn nên tính ra lương cho đầu người vẫn thấp, không đáp ứng được cuộc sống. Một cách tự nhiên đảng nhanh chóng đạt được đồng thuận nhắm mắt “mạnh ai nấy ăn” để bù đắp phần thiếu hụt. Nhưng ăn vào đâu? Còn đâu khác ngoài người dân và doanh nghiệp. Đây chính là gốc rễ của tình trạng tham nhũng có hệ thống ở Việt Nam, phơi bày trong đời sống hàng ngày của chúng ta, thông qua đủ loại tệ nạn, nào là “giấy phép con”, “thanh kiểm tra”, “mãi lộ”, “BOT”, “lạm thu”, “thư vận động đóng góp”, “chạy việc”, “chạy trường”…
Giá mà có thể duy trì giải pháp trên thì những người lãnh đạo đảng có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Tuy nhiên, nay thì nợ công đã chạm trần, tài nguyên khoảng sản cũng đã cạn kiệt, mô hình tăng trưởng lạc hậu vẫn chưa được chuyển đổi, lợi tức tạo ra không tương xứng với độ phình của bộ máy.
Tệ hơn, người dân và doanh nghiệp – nền tảng kinh tế của quốc gia – một khi không chịu nổi áp lực “kiếm chác” từ hệ thống chính trị khổng lồ này sẽ dần mất đi động lực; nhiều người tài năng và tự trọng thâm chí còn tìm cách ra đi. Kết quả là kinh tế đình đốn, nguồn thu ngân sách vì thế sẽ sụt giảm theo, khiến chỉ riêng việc nuôi bộ máy với mức độ như hiện tại đã khó, đừng nói tới việc trả lương cao hơn.
Thế thì đúng là như cựu TBT Phiêu nói, quả là không còn đường lùi, và giải pháp duy nhất là giảm biên chế. Nhưng bộ phận nào trong hệ thống chính trị bị nhắm tới đầu tiên? Hội nghị Trung ương 6 lựa chọn “các tổ chức sự nghiệp công lập”, có lẽ là vì đây là nhóm ít quyền lực nhất – đồng nghĩa là khả năng phản đối thấp nhất. Đây cũng là lý do mà cách đây vài tháng Bộ Giáo dục Đào tạo thăm dò việc bỏ biên chế giáo viên.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung giảm biên chế mỗi khu vực sự nghiệp thì chỉ là cách trì hoãn chứ không phải là giải pháp toàn diện cho vấn đề. Toàn bộ hệ thống cần phải được tinh gọn ở mức độ cao thì mới có thể giảm áp lực chi thường xuyên và bớt được phiền hà cho người dân, doanh nghiệp một cách căn cơ, từ đó mới khôi phục được động lực làm ăn, kinh tế mới phát triển để tăng được nguồn thu cho ngân sách.
Thế nhưng, một khi không còn trong tay hệ thống chính trị khổng lồ như hiện nay nữa, đảng có gì để trấn áp những phản kháng trong xã hội để đảm bảo quyền lực độc tôn của mình?
Chọn một thôi, không thể có cả hai đâu các ông.
Các thành phần cầm bút , cầm tiêm , cầm búa ….. có thể giảm , nhưng 2 lực lượng cầm súng có thể nói là ăn hết 2 phần 3 ngân sách chi thường xuyên đó là , bộ đội và công an thì không dám rờ tới rồi , vì rất nguy hiểm . Một khu phố nhỏ chỉ vài chục hộ dân mà có tới mấy chục ông cấp tá bộ đội và công an nghỉ hưu , mà lương mấy ông này không dưới 10 củ một tháng , đó là chưa kể số chưa về hưu còn nhiều hơn , trưởng công an phường mà đeo lon thượng tá thì tiền đâu mà chỉ trả lương cho đủ , đây là hậu quả của việc ban phát bổng lộc chức tước để mua lòng trung thành nhằm duy trì ổn định chế độ , giờ đến lúc phải trả giá thôi .
ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, xã hội không thể cúi đầu để một nhóm chính trị lũng đoạn, rút ruột để rồi cả quốc gia lao xuông mồ. giang sơn khó đổi, bản tính khó dời. khó nhưng không có nghĩa là không thể. trong lòng xã hội VN hiện nay đang tích tụ dần những khối mâu thuẫn lớn, tỷ lệ thuận với sự xuống cấp toàn diện của xã hội, khi áp lực quá lớn bình sẽ tự vỡ đó là quy luật, chẳng có kẻ nào ngạo mạn xưng rằng mình quang vinh muôn năm, trường trị muôn đời. bởi ở đời đâu có tiên đơn. Đảng CSVN đang như chiếc thuyền nan rách nát mang theo một lũ quan lại chờ cơn lũ giữ. kỳ này e khó thoát họa.
Cho phép phản biện bài này
“Không còn đường lùi, nhưng chưa biết tiến đi đâu”
Còn chớ . Theo 2 bác Nguyễn Trung & Tương Lai, Đảng vẫn còn đường “lùi về tương lai” bằng cách trở lại thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trở lại với Đảng của Bác Hồ ta đó chính là (đảng của) Bác Mao .
“Giá mà có thể duy trì giải pháp trên thì những người lãnh đạo đảng có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ”
Đảng có quyền & có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ . Giải pháp trên có thể duy trì .
Tất cả những thứ như trên “nợ công, tài nguyên cạn, kinh tế đình trệ …” đều không (thể) làm Đảng xụp đổ . Đúng, trí nhớ của dân ta càng ngày càng ngắn lại -Yay, chắc chả cần khuyên “khép lại quá khứ”- nhưng đã có 1 thời Đảng ở trong những tình trạng tệ hại hơn bây giờ, nhưng mọi người -theo ngôn ngữ của ô Nguyễn Trung- “quyết đi cùng với Đảng”. Nếu xét đồng tính đủ, Đảng có nhiều điều kiện để tồn tại lâu dài, thậm chí có thể lãnh đạo đất nước đến muôn đời . Đúng, mọi thứ càng ngày càng tệ, và sẽ tới 1 lúc nào đó Đảng Cộng Sản này không còn gì để đứng vững . Nhưng chúng ta không nên lo ngại . Với tinh thần quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân mình, Đảng Cộng Sản nào cũng được miễn là lãnh đạo chúng ta vẫn là Đảng Cộng Sản thôi .
“đảng có gì để trấn áp những phản kháng trong xã hội để đảm bảo quyền lực độc tôn của mình?”
Với điều kiện là phải có phản kháng . Không có phản kháng, cứ phản biện ôn hòa, không chống đối, không đòi lật đổ thì Đảng chả bao giờ sợ bị lật đổ . Sự vắng mặt hoàn toàn của phản kháng là điều kiện tiên quyết để Đảng đảm bảo quyền lực độc tôn của mình .