2-10-2017
Muốn tái lập cân bằng xã hội thì trước hết phải thiết lập cân bằng quyền lực trước tiên. Nó là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành bại của sự thịnh vượng quốc gia.
Chúng ta đang tổ chức mô hình quyền lực tập trung tuyệt đối, ở đó đảng cộng sản nắm trọn quyền lãnh đạo và đứng cao nhất trong tháp quyền lực từ trên xuống (Điều 4 Hiến pháp), sau đó mới đến ba nhánh quyền lực của nhà nước được thiết kế theo hình bậc thang từ Quốc hội (Lập pháp), rồi đến Chính phủ (Hành pháp) và sau cùng là Toà án (Tư pháp).
Chúng ta từ xưa tới nay vẫn luôn tồn tại một thực tế trớ trêu, là đảng đứng trước nhà nước trong mọi cách hành văn trong các văn bản hay các bài thuyết giảng, tuyên truyền. Đây là điều không thể tìm thấy ở đâu trong bất cứ thể chế chính quyền hay nhà nước nào trên thế giới.
Đảng lãnh đạo nhà nước một cách tuyệt đối như trên, nhưng bất cứ ai không phải là đảng viên thì không được tham gia vào công việc tổ chức và hoạt động của đảng. Bí thư là vị trí lãnh đạo bộ máy nhà nước (từ cấp trung ương tới địa phương) nhưng người dân lại không thể bầu được vị trí này thông qua những thủ tục luật định thông thường (tức Luật Bầu cử quốc hội hay Luật Bầu cử chính quyền nhân dân các cấp). Và cũng không có luật về tổ chức và hoạt động đảng chính trị, không có cơ chế để xử lý theo luật pháp khi đảng “vi hiến” hoặc phạm luật. Không có cơ chế thành lập nên cũng không có cơ chế bãi miễn những vị trí của đảng.
Vì nhà nước là một thực thể nắm quyền lực, đảng phái chỉ là một bộ phận, thiết chế để tham gia vào sự vận hành chung của toàn bộ hệ thống chính trị. Và vì thế có thể có một hoặc nhiều đảng, có thể giải tán hay thay thế khi nó không còn phù hợp với nguyện vọng của người dân, vì đó là hội nhóm tập hợp những con người nhất định nên không phải là bất biến. Và trong thực thể quyền lực nhà nước thì đảng không phải một nhánh nào của quyền lực.
Chúng ta vẫn luôn hành văn theo mô tuýp chung đến mức ăn mòn là: “theo đường lối, chính sách pháp luật của đảng, nhà nước” – đây là một sự lẫn lộn và sai lầm về mặt triết lý chính trị và mặt cấu trúc chính quyền.
Một quốc gia chỉ có một nhà nước, và trên nhà nước thì chỉ có nhân dân, và nhân dân thì có thể lựa chọn cho mình bất kỳ tổ chức hay đảng phái nào theo mưu cầu của mình, nên mọi sự độc tôn và áp đặt không cho tồn tại thực thể (đảng phái) chính trị khác đều là dấu hiệu của độc tài, cưỡng bách ý chí của người dân.
Dân chủ, tức là nhân dân “có quyền được lựa chọn”, mà đã được quyền lựa chọn thì tức là có hơn một đối tượng để trao quyền được lựa chọn đó theo ý muốn của mình.
Dân chủ không biết có hại gì hay không, nhưng khi nó hiện diện thì tức là người dân có cơ hội để được sửa chữa khi có sai lầm.
Trung Quốc đã có gần 10 đảng chính trị hoạt động một cách chính thức, và họ cũng đã nhất thể hoá các chức danh đảng vào chức danh nhà nước. Tuy lời nói đầu Hiến pháp cộng hoà nhân dân Trung Hoa (không phải cộng hoà xã hội chủ nghĩa Trung Hoa) vẫn quy định sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc như một vị thế toàn diện. Và nó vẫn mang đầy đủ dấu hiệu của một thể chế độc tài vì quy định vị thế độc tôn quyền lực của đảng cộng sản Trung Quốc. Nhân dân lục địa này vẫn đang đấu tranh mạnh mẽ để đòi thay đổi thực tế nghiệt ngã này từng ngày.
Ghi chú: Tiêu đề do Tiếng Dân đặt, dựa trên câu nói của Lord Acton.
“Đây là điều không thể tìm thấy ở đâu trong bất cứ thể chế chính quyền hay nhà nước nào trên thế giới”
Mang tiếng là luật sư mà ô Luân Lê phát biểu 1 cách thiểu não như thế lày! Oh, luật sư xã hội chủ nghĩa, nevermind. Hoặc có thể đây là -tui gọi- “hội chứng mù tên”; không chịu đọc tên nước mình trước khi nói năng .
“Thế giới” của ô Luân Lê là “thế giới tư bẩn”. Nhưng nhìn qua các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Bắc Hàn, thể chế nước mình không khác họ chút nào . Đúng thôi . Nước mình là xã hội chủ nghĩa -đúng, (chỉ còn) định hướng xã hội chủ nghĩa (thôi), regardless- chứ có phải tư bẩn đâu .