Max Weber: sự thờ ơ chính trị là cái chết của nền dân chủ

Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu

30-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Weber sợ rằng đời sống chính trị ở cả phương Tây lẫn phương Đông thì vĩnh viễn rơi vào bẫy của hệ thống quản lý quan liêu duy lý. Để chống lại điều đó, ông khuyến khích các lực lượng đối lập như tư bản các tư bản tư nhân, hệ thống đảng phái mang tính cạnh tranh và ban lãnh đạo chính trị mạnh,  tất cả những lực lượng đó đều có thể góp phần ngăn chặn sự thống trị trong địa hạt chính trị của các quan chức chính phủ. Xem xét theo hướng này,  Những hạn chế của tư tưởng chính trị của ông càng trở nên rõ ràng hơn:  một vài quan điểm về nguyên lý căn bản của cả lý thuyết Marxist lẫn lý thuyết của trường phái tự do chính trị dường như đã không được không quan tâm.

Ý nghĩa của sự bất bình đẳng to lớn giữa các lực lượng chính trị và giai cấp đã bị hạ thấp vì ông ưu tiên cho Quyền Lực,  nghĩa là Chính sách giữa các tập đoàn lãnh đạo và giữa các quốc gia với nhau.Sự ưu tiên này cuối cùng làm cho cán cân giữ sức mạnh và lẽ phải phụ thuộc vào cách đánh giá của các lãnh tụ được lòng dân,  những người đã bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa bộ máy quan liêu của nhà nước và bộ máy quan liêu trong lĩnh vực kinh tế;  tức là tình hình nguy hiểm đến mức gần như chấp nhận rằng ngày nay bảo vệ các nguyên lý chủ yếu của chủ nghĩa tự do cổ điển là việc làm bất khả thi. Dường như đó là cơ hội chỉ dành cho những người đã leo lên đến đỉnh để thể hiện như là những cá nhân tự do và bình đẳng.  đây có thể được coi là đánh giá thực tế các xu hướng mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa 2 có thể được coi là việc đưa sự phát triển về mặt xã hội và chính trị theo các giá trị được đánh giá một cách sai lầm về mặt lý thuyết.

Giả thuyết của Weber rằng sự phát triển của bộ máy quan liêu sẽ làm gia tăng quyền lực của những người đứng trên những nấc thang cao nhất của bộ máy quản lý dẫn đến việc ông phủ nhận các phương cách,  theo đó những người ở vị trí thấp có thể tăng cường được quyền lực của mình. trong các hệ thống quan liêu hiện đại vẫn còn những khoảng trống để những người có địa vị thấp giành được hoặc giành lại quyền kiểm soát khi thi hành nhiệm vụ trong tổ chức của họ” (Ví dụ như cản trở hai ngăn chặn việc thu thập các thông tin quan trọng để ra quyết định ở Trung ương (Giddens 1979, trang 147-148). các tổ chức quan liêu có thể gia tăng khả năng phát từ bên dưới và ngăn chặn sự kiểm soát của cấp trên. Weber không thể hiện đúng những quá trình tổ chức Nội tại và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển trong các lĩnh vực khác.

Hơn nữa,  việc không đánh giá thấp sức mạnh của các viên chức cấp thấp còn liên quan đến một khó khăn nữa: đó là việc công nhận một cách thiếu phê phán tính thụ động của đám đông công dân, tức là công nhận sự kém hiểu biết, thiếu tận tụy và không muốn tham gia vào chính trị của họ. Lý giải của Weber bao gồm hai khía cạnh: chỉ một ít người có khả năng và quan tâm đến hoạt động chính trị, và chỉ có ban lãnh đạo có năng lực cùng với bộ máy quản lý quan liêu về hệ thống đại nghị mới có thể giải quyết được sự phức tạp, xoay xở được với các vấn đề, và  đưa ra được quyết định mà thôi.

Thứ nhất, quan điểm của Weber dựa một phần vào khẳng định đáng ngờ rằng cử tri đoàn có thể đánh giá được các nhóm lãnh đạo khác nhau và không có khả năng đưa ra phán quyết về chính sách trên cơ sở giá trị của các chính sách đó. Dựa trên cơ sở nào mà khẳng định như thế? Nếu cho rằng cử tri đoàn không có khả năng suy nghĩ thấu đáo được các vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị thì làm sao có thể tin vào quyết định của cử tri khi họ lựa chọn các nhà lãnh đạo với những lời tuyên bố trái ngược nhau về kiến thức và khả năng sáng tạo của họ? Dường như không được nhất quán, và trên thực thế việc cho rằng cử tri có khả năng làm cái sau (chọn nhà lãnh đạo) mà lại không công nhận tài năng nói cung (và cao hơn) của họ là một sự vô đoán.

Thứ hai, ý kiến của Weber về sự vong thân của dân chúng đối với  “quyền sở hữu các phương tiện quản lí” có thể được lí giải như là nguyên nhân đưa đến các vòng luẩn quẩn của sự tham gia một cách giới hạn hoặc không tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhiều người tuyên bố rằng, công việc của chính phủ và chính sách quốc gia là những vấn đề không thể hiểu được và cũng không phải việc mà họ thường quan tâm. Điều quan trọng là những người ở gần nhất với các trung tâm quyền lực và đặc quyền  đặc lợi (trên hết là đàn ông trong các giai cấp cai trị) lại là những người tỏ ra quan tâm và thích hoạt động chính trị hơn cả. Tuy nhiên, có thể những người không quan tâm đến chính trị làm như thế chính vì họ cảm thấy “chính trị” là việc xa vời, vì họ cảm thấy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến họ và/hoặc họ không đủ sức tác động đến tiến trình của nó.

Điều đặc biệt quan trọng là khi vấn đề càng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân (bất cứ loại nào) và những người bị ảnh hưởng càng tin rằng đóng góp của họ trong quá trình ra quyết định được xem xét, nghĩa là được cân nhắc một cách công bằng so với ý kiến của những người khác, chứ không bị những người có nhiều quyền lực hơn bỏ qua hoặc lờ đi; thì  người ta càng tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định hơn.

Bản chất của chế độ dân chủ, như các lí thuyết gia dân chủ chủ tự do trường phái bảo vệ đã nhấn mạnh một cách đúng đắn, là khả năng của công dân trong việc thay chính phủ này bằng chính phủ khác và do đó bảo vệ họ khỏi nguy cơ là những người có quyền ra quyết định chính trị tự chuyển hóa thành lực lượng bất di bất di bất dịch. Chừng nào chính phủ có thể bị thay thế và chừng nào cử tri có quyền lựa chọn giữa (ít nhất là hai) cương lĩnh của các đảng khác nhau về đại thể, thì nguy cơ của nạn độc tài là có thể ngăn chặn được. Chế độ dân chủ là cơ chế cho phép ghi nhận những nguyện vọng khác nhau của những người bình thường, trong khi giao chính sách công vào tay một ít người có kinh nghiệm và có năng lực giải quyết. Với sự đa dạng của các nguyện vọng cá nhân và một tập hợp, chắc chắn là rất lớn (và phân tán) các yêu cầu đối với chính phủ, đã được phân tích một cách đầy đủ trong trước tác của Weber, thì cần phải có một cơ chế để chọn những người có khả năng đưa ra “một tập hợp những quyết định có thể chấp nhận được hoặc không thể chấp nhận được cho toàn bộ những đòi hỏi khác nhau của các cá nhân”

Nguồn: Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, David Held, Phạm Nguyên Trường dịch, NXB Tri Thức. Bạn có thể đặt mua sách tại địa chỉ sau: Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại.

Bình Luận từ Facebook